Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn

Một phần của tài liệu 0312 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi tại NH chính sách xã hội tỉnh phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55 - 58)

Thực hiện Quyết định số 62/2004/QĐ-TTg ngày 16/4/2004 của Thủ

tướng Chính phủ về chương trình tín dụng thực hiện chiến lược quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, NHCSXH tỉnh Phú Thọ đã bố trí nguồn vốn ưu đãi nhằm giúp cho hàng chục nghìn hộ dân trong tỉnh được sử dụng nước sạch và có công trình vệ sinh bảo đảm tiêu chuẩn, góp phần cải thiện vệ sinh nông thôn, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Từ năm 2004 đến nay, nguồn vốn của chương trình đã được NHCSXH giải ngân đến các hộ gia đình thuộc khu vực nông thôn trên địa bàn toàn tỉnh. Đối tượng cho vay không bó hẹp trong hộ nghèo, hộ chính sách mà mọi hộ dân có hộ khẩu thường trú hoặc đăng ký tạm trú dài hạn tại khu vực nông thôn chưa có công trình nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn hoặc đã có nhưng chưa đạt tiêu chuẩn, được UBND cấp xã xác nhận, nếu có nhu cầu đều được vay. Ngân hàng đã nỗ lực phân bổ nguồn vốn đúng, đủ và kịp thời đến các hộ dân, kế hoạch cho vay luôn được hoàn thành ở mức cao.

Bảng 2.7: Cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn giai đoạn 2013-2015

2013 11,06 8 0 87,20 0 5,90 0 47,20 0 314,60 24 2014 10,83 8 106,04 0 8,26 1 66,04 0 354,60 0 14 8 2015 10,25 6 122,70 0 7,08 9 56,70 0 420,60 0 113

nâng cao chất lượng các tổ TK & VV, tổ giao dịch lưu động tại xã và điểm giao dịch, duy trì lịch giao dịch đều đặn tại các điểm giao dịch. Do vậy, việc triển khai chương trình từ khâu thiết lập hồ sơ cho vay, tổ chức giải ngân, thu nợ, thu lãi cũng như quá trình kiểm tra, giám sát sử dụng vốn vay rất thuận lợi.

Chương trình cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn với thủ tục cho vay đơn giản, hộ vay không phải thế chấp tài sản, việc giải ngân, thu nợ được thực hiện tại các điểm giao dịch xã thuận tiện cho người vay tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn.

Đến năm 2015, doanh số cho vay đạt 122.700 triệu đồng, tăng 16.660 triệu đồng (tỷ lệ tăng 15,71%) so với năm 2014, có 9.376 công trình nước sạch và 12.095 công trình vệ sinh đã được xây mới, nâng cấp, cải tạo.

Tổng dư nợ của chương trình đạt 420.600 triệu đồng, tăng 66.000 triệu đồng (tỷ lệ tăng 18,61%) so với năm 2014. Nợ quá hạn năm 2014 là 113 triệu đồng, tỷ lệ 0,03%. Điều này đã chứng tỏ cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đạt chất lượng cao. Nguyên nhân là do NHCSXH tỉnh Phú Thọ và Phòng giao dịch NHCSXH các huyện đã phối hợp với các đoàn thể nhận ủy thác thành lập đoàn kiểm tra hồ sơ pháp lý, hồ sơ vay vốn tại tổ TK& VV để thực hiện kiểm tra đối chiếu việc sử dụng vốn của các hộ vay để đảm bảo an toàn nguồn vốn cũng như việc sử dụng vốn đúng mục đích. Trong quá trình kiểm tra nếu phát hiện các hộ sau 6 tháng chưa có công trình, Ngân hàng phối hợp với chính quyền địa phương và tổ chức đoàn thể nhận ủy thác kiên quyết thu hồi vốn vay theo quy định. Cùng với nguồn vốn của chương trình, chính quyền cơ sở còn lồng ghép thực hiện các dự án của địa phương nên đồng vốn phát huy hiệu quả cao, đồng thời huy động được nguồn vốn trong dân cư tham gia xây dựng các công trình nước sạch và công trình vệ sinh của gia đình chiếm từ 40%-80% chi phí xây dựng công trình. Mặt khác, từ tháng 5/2014 mức cho vay đã được nâng lên từ 4 triệu/công trình lên 6 triệu/công trình đã tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng giúp các thôn, xóm xây dựng các công trình nước sạch và vệ sinh một cách có hệ thống.

Một phần của tài liệu 0312 giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ưu đãi tại NH chính sách xã hội tỉnh phú thọ luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w