2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do tập quán, thói quen tiêu dùng của người dân vẫn ưa chuộng dùng tiền mặt trong thanh toán. Trong những năm gần đây, dù phương thức thanh toán thẻ đã được phổ biến khá rộng rãi nhưng do tập quán sinh hoạt tiêu dùng của người dân vẫn ưa chuộng mua sắm tại các chợ hơn siêu thị, cùng với đó do trình độ dân trí của người dân cao nên khả năng tiếp cận cộng nghệ mới vẫn còn rất ít dẫn đến khó khăn trong việc phát triển dịch vụ thẻ của ngân hàng.
Thứ hai, nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua có nhiều biến động do chịu ảnh hưởng từ các cuộc khủng kinh tế, chính trị của thế giới. Nền kinh tế của nước ta phải đối mặt với nhiều khó khăn lạm phát, thất nghiệp, ... thu nhập của người dân giảm sút. Tuy hiện nay kinh tế đang có những bước phục hồi và phát triển nhưng những tác động của nó vẫn không hề nhỏ nhất là đối với doanh số thanh toán thẻ của Agribank chi nhánh sở giao dịch.
Thứ ba,trong những năm gần đây, số lượng ngân hàng ra đời tăng lên đáng kể dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt giữa các ngân hàng đặc biệt trong lĩnh vực thẻ, các ngân hàng đua nhau đưa ra các khuyến mại, ưu đãi về phí, chiết khấu khi thanh toán bằng thẻ, hạn mức thanh toán của thẻ hoặc sử dụng hình thức cạnh tranh không lành mạnh, ảnh hưởng không nhỏ tớ mặt bằng lãi, pjis trên thị trường cũng như sự phát triển của dịch vụ thẻ.
Thứ tư, tình hình tội phạm trong lĩnh vực thẻ ngày càng đa dạng, manh động và phức tạp ảnh hưởng không nhỏ đến an toàn tài sản cũng như uy tín của ngân hàng và khách hàng sử dụng thẻ.
Thứ năm, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, khiến những hình thức thanh toán ngày càng đa dạng và đòi hỏi kỹ thuật cao, để tránh bị tụt hậu các ngân hàng phải thay đổi, áp dụng các tiến bộ khoa học là việc phải làm, tuy nhiên để phát triển nâng cấp sản phẩm áp dụng công nghệ là việc không hề dễ dàng, việc này tốn không ít thời gian và chi phí cao.
2.3.3.1 Nguyên nhân chủ quan
Nguyên nhân từ phía Agribank chi nhánh Sở Giao Dịch
Thứ nhất, trình độ và ý thức cán bộ của chi nhánh không đồng đều. Vẫn còn nhiều cán bộ còn không hiểu biết hết các sản phẩm,thậm chí còn không dùng sản phẩm thẻ của chính ngân hàng mình, nên dẫn đến chua có ý thức giới thiệu sản phẩm thẻ, hay bán chéo các SPDV. Ngoài ra, luợng khách hàng đến giao dịch tại quầy thuờng xuyên đông, tuy nhiên giao dịch viên không có nhiều thời gian tìm hiểu thông tin và giới thiệu sản phẩm với khách hàng do áp lực chỉ tiêu doanh số hạch toán kế toán và thời gian tiếp khách hàng của giao dịch viên.
Thứ hai,các hình thức quảng cáo, tiếp thị gần nhu phụ thuộc vào qui định chung của Agribank, bộ phận marketing thiếu chủ động trong việc truyền tải thông tin đến khách hàng.
Thứ ba,do áp lực doanh số, chỉ tiêu thẻ phát hành của chi nhánh và phòng giao dịch, nên vẫn còn tình trạng phát hành hàng loạt các thẻ không có số du, khách hàng không có nhu cầu sử dụng. Đồng thời, số luợng khách hàng không dùng thẻ khá nhiều nhung chi nhánh không có chính sách lôi kéo, khuyến khích khách hàng sử dụng lại sản phẩm của chi nhánh, đặc biệt là thẻ ghi nợ nội địa, tuy luợng thẻ không sử dụng đã giảm qua các năm nhung vẫn còn khá cao.
Thứ tư, chi nhánh vẫn chua có kế hoạch phát triển sản phẩm thẻ hiệu quả. Các định huớng phát triển còn khá chung chung, và phụ thuộc nhiều vào chính sách của Agribank. Dẫn tới dù hoạt động tại địa bàn thủ đô,nơi dân cu, các tổ kinh tế tập chung nhiều, khách hàng tiềm năng vô cùng lớn nhung hoạt động kinh doanh thẻ lại phát triển không tuơng xứng.
Nguyên nhân từ phía Agribank
Thứ nhất, các thủ tục cấp thẻ rườm rà, quy trình phức tạp gây mất thời gian cho khách hàng, sản phẩm còn mang tính truyền thống, nghèo nàn, thiếu các gói sản phẩm theo từng đối tượng khách hàng. Vì vậy, khó thu hút khách hàng mới, đặc biệt là khách hàng tiềm năng.
Thứ hai, việc đầu tư, trang bị lắp đặt ATM chậm, nhiều máy đã quá cũ, thường xuyên phát sinh trục trặc, hỏng hóc, ảnh hưởng nhiều đến giao dịch của khách hàng và có nguy cơ đe dọa đến khả năng duy trì lượng khách hàng và nguồn tiền gửi không kỳ hạn hiện nay. Hệ thống POS còn ít, vào khoảng hơn 15 nghìn POS đứng vi trí thứ 6 trong tổng số lượng POS của các ngân hàng.
Thứ ba,trung tâm chăm sóc khách hàng24/7 mới đi vào hoạt động cuối năm 2017, hiệu quả chưa cao, dịch vụ chăm sóc khách hàng giải đáp thắc mắc các vấn đề liên quan đến thẻ còn kém. Đây là một trong những điểm yếu của Agribank khiến cho hoạt động kinh doanh thẻ nói riêng, cũng như hoạt động dịch vụ khác bị ảnh hưởng rất lớn đến doanh số.
Thứ tư, các sản phẩm của Agribank chưa đa dạng, thiết kế thẻ không thu hút, chưa có chính sách dànhriêng cho chủ thẻ khác nhau như là đối với khách hàng VIP, khách hàng lâu năm, khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng... điều này đã làm ngân hàng bỏ qua một số lượng khách hàng tiềm năng có doanh số thanh toán thẻ lớn.
Thứ năm, chính sách của Agribank về việc tăng phí chiết khấu của ĐVCNT, trong khi đó phí của nhiều ngân hàng vốn đã thấp hơn của Agribank nay lại càng ngày càng giảm, điều này đang gây ra khó khăn cho việc phát triển POS của các chi nhánh.
Thứ sáu, nguồn nhân lực am hiểu, phát triển về lĩnh vực thẻ ít, đặc biệt nguồn nhân lực của Agribank về lĩnh vực công nghệ thông tin nhiều nhưng chất lượng ít. Dẫn đến việc phát triển các sản phẩm thẻ, đặc biệt sản phẩm thẻ liên quan đến công nghệ cao thường chậm trễ, mất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới sức cạch tranh của Agribank trên thị trường thẻ.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Nội dung chính trong chương 2 như sau:
Thứ nhất, khái quát lịch sử hình thành, tình hình hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Sở Giao Dịch.
Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Sở Giao Dịch.
Thứ ba, từ thực trạng kinh doanh của chi nhánh luận văn đã chỉ ra những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó.
Từ những phân tích trên làm cơ sở để luận văn đưa ra hệ thống các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ của Agribank chi nhánh Sở giao dịch.
CHƯƠNG III
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ TẠI AGRIBANK CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH 3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH DỊCH VỤ THẺ CỦA AGRIBANK CHI NHÁNH SỞ GIAO DỊCH