Tổ chức khai thác thông tin có hiệu quả, có chất lượng đáp ứng

Một phần của tài liệu 0185 giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu ngắn hạn tại chi nhánh NH phát triển ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 95)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.2 Tổ chức khai thác thông tin có hiệu quả, có chất lượng đáp ứng

ứng

được yêu cầu phân tích tài chính doanh nghiệp

Để phân tích đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp được hiệu quả, chính xác, điều quan trọng là cán bộ ngân hàng phải thu thập được nguồn thông tin phong phú, độ tin cậy cao. Phân tích tài chính là việc phân tích hướng đến tương lai của doanh nghiệp nên ngoài việc thu thập thông tin về tài chính của doanh nghiệp, cần phải thu thập các thông tin phi tài chính khác. Thông tin tài chính được thu thập từ báo cáo tài chính, các sổ kế toán chi tiết và chứng từ hạch toán. Còn thông tin phi tài chính bao gồm thông tin về bản thân doanh nghiệp, thông tin về ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động, thông tin về môi trường kinh tế, chính trị, luật pháp. Những thông tin về doanh nghiệp như hình thức pháp lý, đặc điểm hoạt động, thâm niên và quy mô của doanh nghiệp, năng lực pháp lý, năng lực quản lý của chủ doanh nghiệp, trình độ chuyên môn của kế toán trưởng, sự hợp lý trong việc tổ chức hạch toán sổ sách kế toán của bộ phận kế toán, các sản phẩm chính, vai trò và vị trí của sản phẩm trong việc chiếm lĩnh thị trường, những cơ hội và khó khăn của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và dự kiến trong tương lai. Những thông tin về môi trường kinh tế như mức độ tăng trưởng của nền kinh tế, mức độ lạm phát, sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thông qua việc thực hiện chính sách thuế, chính sách ưu đãi xuất khẩu, chính sách tiền tệ... Và

cần phải tìm hiểu các thông tin thuộc ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động để có thể so sánh với các doanh nghiệp khác cùng ngành. Ngoài việc thu thập các thông tin nêu trên, cán bộ phân tích cần thu thập được ý kiến của các cơ quan khác như chi Cục Thuế tỉnh để xác minh được doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng như mức độ đóng góp của doanh nghiệp đối với ngân sách Nhà nước, ngoài ra, cần liên hệ để khai thác thông tin từ trung tâm thông tin tín dụng (CIC) của Ngân hàng Nhà nước nhằm đối chiếu số liệu vay nợ của khách hàng nếu có, đồng thời, qua việc so sánh đối chiếu trên sẽ xác minh được độ trung thực của khách hàng cũng như mức độ tin cậy của báo cáo tài chính.

Như vậy, lượng thông tin mà cán bộ tín dụng cần phải thu thập trước và trong quá trình phân tích tài chính là rất lớn. Trong khi đó, thời hạn thẩm định một phương án vay vốn TDXK theo quy định hiện hành tại chi nhánh là 5 ngày làm việc nếu thuộc phân cấp của chi nhánh và 7 ngày làm việc nếu thuộc phân cấp của Hội Sở chính. Trong một thời hạn ngắn như vậy, hiện nay, cán bộ tín dụng đang phải tự thực hiện tất cả công việc thẩm định báo cáo tài chính, đánh giá năng lực của khách hàng và tính hiệu quả của phương án sản xuất kinh doanh. Do đó, đôi khi không tránh khỏi tình trạng thông tin thu thập được chỉ khái quát, chung chung, thậm chí chưa được kiểm tra đối chiếu với sổ sách, chứng từ kế toán tại doanh nghiệp, nhất là tại những thời điểm có nhiều khách hàng cùng nộp hồ sơ vay vốn. Còn việc đối chiếu kiểm tra thông tin thu thập từ chi Cục Thuế Ninh Bình và CIC thì 100% các khoản vay vốn TDXK ngắn hạn tại chi nhánh chưa thực hiện được do chưa có sự phối hợp tốt với chi Cục Thuế tỉnh và chi nhánh chưa thực hiện được thủ tục ký hợp đồng với CIC.

Để giảm áp lực về thời gian và đảm bảo chất lượng nguồn thông tin thu thập, tại chi nhánh NHPT Ninh Bình, cần phải tổ chức khai thác thông

78

tin theo hướng chuyên môn hóa. Cụ thể, tại khâu thu thập thông tin thẩm định trước khi cho vay, phân công cho cán bộ phòng tổng hợp chịu trách nhiệm thu thập thông tin về môi trường kinh tế, chính trị nói chung và địa bàn tỉnh Ninh Bình nói riêng, những quy định hiện hành của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách tài khóa, chính sách tiền tệ, tín dụng ưu đãi, và nghiên cứu những đặc điểm kinh doanh của ngành thuộc lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, là đầu mối liên hệ với cơ quan thuế trong tỉnh để thu thập thông tin về việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách của doanh nghiệp. Các thông tin còn lại gồm thông tin tài chính và thông tin về khách hàng do cán bộ tín dụng thực hiện. Sau đó, cán bộ tín dụng tổng hợp thông tin và tiến hành phân tích tình hình tài chính khách hàng. Đối với khâu phân tích tài chính trong và sau khi cho vay, do tính chất công việc quản lý khoản vay do cán bộ tín dụng thực hiện thường xuyên, thông tin cần thu thập phần lớn tập trung vào các thông tin tài chính liên quan đến sử dụng vốn vay và quản lý tài sản hình thành từ vốn vay nên khâu thu thập thông tin phân tích do cán bộ tín dụng thực hiện sẽ phù hợp hơn.

Một phần của tài liệu 0185 giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu ngắn hạn tại chi nhánh NH phát triển ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 93 - 95)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w