Làm rõ nội dung phân tích tài chính trong khi cho vay

Một phần của tài liệu 0185 giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu ngắn hạn tại chi nhánh NH phát triển ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 99 - 103)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.6 Làm rõ nội dung phân tích tài chính trong khi cho vay

Khác với khâu phân tích trước khi cho vay là phân tích số liệu trong trạng thái tĩnh, khâu phân tích tài chính trong khi cho vay là phân tích số liệu trong trạng thái chưa ổn định. Có nghĩa là, số liệu thu thập được là những số liệu giữa kỳ nên có thể phải chấp nhận hiện tượng sai số xảy ra, khách hàng không thể hàng ngày hàng giờ tập hợp kịp thời chứng từ và hạch toán sổ sách để cung cấp số liệu cho cán bộ tín dụng phục vụ cho công tác quản lý khoản vay ngay được. Do đó, những số liệu có thể cung cấp được vừa chưa đảm bảo tính chính xác lại vừa lạc hậu. Tại hầu hết các doanh nghiệp vay vốn, nếu cần thu thập thông tin tài chính cơ bản của tháng này như tiền và tương đương tiền, các khoản phải thu, hàng tồn kho, nợ phải trả, vay nợ ngắn và dài hạn thì phải đến ngoài ngày 20 tháng sau mới có thể được khách hàng cung cấp. Điều này không trái với các quy định hiện hành của Nhà nước. Chính vì vậy, sự thiếu thông tin chuẩn xác làm cho cán bộ tín dụng thường lúng túng khi phân tích tài chính trong khi cho vay nên kết quả phân tích thường chưa đáp ứng được yêu cầu công tác

quản lý tín dụng về tính chính xác và kịp thời. Ngoài ra, có nhiều trường hợp các doanh nghiệp vay vốn quen với cách thức quản lý khoản vay khá lỏng của các ngân hàng thương mại nên có tâm lý không thoải mái khi hoạt động sản xuất kinh doanh của họ phải đặt dưới sự kiểm soát chặt chẽ và phải công khai số liệu tài chính cho chi nhánh NHPT Ninh Bình. Do đó, nhiều doanh nghiệp cố tình trì hoãn việc cung cấp thông tin trong quá trình sản xuất kinh doanh nhằm che dấu một số hoạt động không trung thực, chẳng hạn như việc lợi dụng nguồn vốn vay tín dụng xuất khẩu với lãi suất ưu đãi để quay vòng phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, cán bộ tín dụng thực hiện nghiệp vụ tín dụng xuất khẩu đều chưa có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực tài chính kế toán doanh nghiệp. Những yếu tố nêu trên làm cho công tác phân tích tài chính trong khi cho vay trở nên khó khăn hơn.

Để tránh tình trạng trên, khi tiếp xúc với khách hàng tại thời điểm đề xuất vay vốn, cán bộ tín dụng cần phải nhấn mạnh điều kiện khách hàng phải cam kết cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý khoản vay nếu được chấp thuận cho vay. Yêu cầu này mặc dù đã được cụ thể hóa tại điều khoản về nghĩa vụ của bên vay vốn của Hợp đồng tín dụng nhưng khách hàng khi ký Hợp đồng tín dụng thường không đọc kỹ các điều khoản. Ngoài ra, cần phải có công văn hướng dẫn cụ thể nội dung phân tích tài chính trong khi cho vay. Có hai nội dung chính cần tập trung tại khâu này. Thứ nhất, theo dõi luồng tiền giải ngân để xác minh mục đích sử dụng vốn vay. Thứ hai, kiểm soát luồng luân chuyển của hàng hóa/thành phẩm là tài sản hình thành từ vốn vay TDXK.

Đối với nội dung thứ nhất, có hai hình thức giải ngân: chuyển tiền về tài khoản tiền gửi của khách hàng vay vốn hoặc rút tiền mặt và chuyển tiền về tài khoản của bên thứ ba. Trong đó, hình thức rút tiền mặt hoặc chuyển

84

khoản cho khách hàng vay vốn chỉ được áp dụng trong trường hợp chi trả tiền nhân công, tiền mua nguyên vật liệu mà bên cung cấp không có tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, tạm ứng ký quỹ mở L/C trong trường hợp phải nhập khẩu nguyên vật liệu, hoàn trả vốn khách hàng đã ứng trước trong giai đoạn thu mua để thu mua nguyên vật liệu đối với những nguyên vật liệu phải thu mua dự trữ và chuyển tiền về tài khoản của bên thứ ba. Hình thức chuyển tiền về bên thứ ba tạo sự yên tâm hơn cho cán bộ tín dụng vì chỉ cần kiểm tra chặt chẽ chứng từ đề nghị giải ngân ngay từ đầu, nếu đã phù hợp thì đồng nghĩa với việc vốn đã được thanh toán đúng mục đích. Hình thức rút tiền mặt hoặc chuyển tiền về tài khoản của khách hàng vay vốn thì phức tạp hơn vì cán bộ tín dụng luôn phải bám sát chặt chẽ việc sử dụng vốn của khách hàng. Tuy nhiên, cán bộ tín dụng không thể lúc nào cũng có mặt tại doanh nghiệp để kiểm soát mọi hoạt động chi tiền mặt của khách hàng , và khó có thể kiểm đếm quỹ tiền mặt tại thời điểm cuối mỗi ngày được, nên khâu kiểm soát chỉ có thể thực hiện thông qua theo dõi tài khoản tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Từ đó, đối chiếu với nội dung của tài khoản khác có liên quan để kiểm tra. Chẳng hạn, doanh nghiệp rút vốn mua nguyên vật liệu thì phải đối chiếu với tình hình nhập nguyên liệu theo dõi tại tài khoản nguyên vật liệu (TK152), hoặc chi trả tiền lương thì phải theo dõi đối ứng với tài khoản phải trả cán bộ nhân viên (TK334), tạm ứng ký quỹ mở L/C nhập khẩu nguyên vật liệu thì phải theo dõi diễn biến của số tiền ký quỹ qua tài khoản tiền gửi nội tệ và ngoại tệ có liên quan (TK112).

Đối với nội dung thứ hai, theo dõi luồng luân chuyển của các hình thái thành phẩm/hàng hoá,ứng với mỗi giai đoạn hình thành sản phẩm, kết cán bộ tín dụng cần thu thập được thông tin về tài khoản tương ứng. Cụ thể: giai đoạn nguyên vật liệu - tài khoản 152, giai đoạn sản xuất dở dang - tài khoản 154, giai đoạn thành phẩm - tài khoản 155, giai đoạn xuất bán -

tài khoản doanh thu bán hàng, tài khoản phải thu hoặc thu tiền mặt, tiền gửi ngân hàng. Tổng hợp các nội dung liên quan đến phương án vay vốn TDXK tại các tài khoản trên luôn phải đảm bảo tối thiểu bằng mức vốn vay ngắn hạn tại chi nhánh NHPT Ninh Bình. Tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể thu thập được đầy đủ và kịp thời thông tin của các tài khoản nêu trên nên để đảm bảo tính kịp thời, định kỳ 1 tuần 1 lần, khách hàng phải cung cấp thông tin nhanh cho chi nhánh NHPT Ninh Bình tình hình nhập xuất tồn kho nguyên liệu, kho thành phẩm. Trên cơ sở đó, kết hợp với kiểm tra thực tế sản xuất tại doanh nghiệp, đối chiếu với số dư nợ vay tín dụng xuất khẩu còn lại, cán bộ tín dụng tổng hợp các nội dung và kết luận về việc sử dụng vốn, hiện trạng tài sản hình thành từ vốn vay, khả năng tiêu thụ tài sản và khả năng đảm bảo thanh toán nợ vay TDXK cho chi nhánh.

Trường hợp khách hàng cố tình không cung cấp thông tin đúng kỳ yêu cầu hoặc cung cấp thông tin không trung thực, cần áp dụng ngay các biện pháp thắt chặt tín dụng, thu hồi nợ vay hoặc xử lý tài sản bảo đảm và thời gian tiếp theo không xem xét cho vay nếu mức độ vi phạm của khách hàng nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng quản lý khoản vay.

3.2.7 Tăng cường mối quan hệ với các cơ quan trên địa bàn tỉnh

Việc xây dựng được mối quan hệ tốt với các cơ quan hữu quan trên địa bàn tỉnh như chi cục Thuế, chi cục Thống kê, ngân hàng thương mại sẽ là cách tạo nguồn thu thập thông tin quan trọng đối với công tác phân tích tài chính tại chi nhánh NHPT Ninh Bình. Nhờ có nguồn thông tin của các cơ quan này, cán bộ chi nhánh có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu để đánh giá mức độ trung thực của khách hàng. Ngoài ra, qua cơ quan thuế, có thể đánh giá về việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước của các doanh nghiệp, đồng thời, biết được mức độ sai phạm tuân thủ các quy định hiện hành trong công tác hạch toán kế toán của đội ngũ cán bộ kế toán. Do đó,

86

nguồn thông tin thu thập được sẽ trở nên phong phú và có cơ sở tin cậy hơn, góp phần điều chỉnh được hành vi của doanh nghiệp đối với công tác hạch toán kế toán cũng như đối với việc cung cấp số liệu tài chính cho chi nhánh NHPT Ninh Bình.

3.3Kiến nghị:

Một phần của tài liệu 0185 giải pháp nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn tín dụng xuất khẩu ngắn hạn tại chi nhánh NH phát triển ninh bình luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 99 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w