6. Kết cấu của luận văn
3.3.4 Kiến nghị với các doanh nghiệp vay vốn
Một là, các doanh nghiệp vay vốn TDXK tại Chi nhánh NHPT Ninh Bình cần luôn nhận thức là đang được hưởng những ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước thì cũng cần phải có ý thức nghiêm túc thực hiện trách nhiệm của mình đối với các cơ quan nhà nước. Thực tế hiện nay, vì một số mục đích nào đó, phần lớn các doanh nghiệp có hơn hai hệ thống số liệu báo cáo tài chính. Chẳng hạn như cung cấp thông tin cho cơ quan thuế, khách hàng thường cung cấp số liệu tài chính với lợi nhuận thấp, thậm chí lỗ. Nhưng cũng kỳ kế toán đó, khi cung cấp số liệu cho các ngân hàng tài trợ vốn hoặc
các đối tác giao dịch thì số liệu kế toán lại luôn lành mạnh, lợi nhuận cao và tăng trưởng mạnh qua các năm. Như vậy, vì theo đuổi một mục tiêu nào đó, cho dù là làm cho lợi nhuận tăng lên hay giảm đi, doanh nghiệp đã làm sai lệch thông tin dẫn đến vi phạm nguyên tắc phản ánh trung thực những giao dịch phát sinh của nghiệp vụ kế toán. Những hành vi như vậy ảnh hưởng không nhỏ đến nội dung phân tích tài chính doanh nghiệp, dẫn đến việc đánh giá không đúng về năng lực tài chính thực tế của doanh nghiệp, quyết định cho vay không chính xác nên nguy cơ nợ xấu phát sinh tăng ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của công tác TDXK. Tuy nhiên, nếu xem xét kỹ chứng từ gốc của doanh nghiệp thì phần lớn doanh nghiệp đều chỉ có một bộ chứng từ đầy đủ, hợp lý theo số liệu báo cáo cho cơ quan thuế vì định kỳ hàng năm hầu hết những số liệu báo cáo của các doanh nghiệp đều phải được cơ quan thuế thanh tra. Do đó, cán bộ chi nhánh NHPT Ninh Bình thường lựa chọn số liệu báo cáo tài chính nộp cho cơ quan thuế để làm cơ sở phân tích. Như vậy, doanh nghiệp vay vốn TDXK tại chi nhánh gặp bất lợi khi đã cố tình che dấu lợi nhuận làm cho năng lực tài chính trở nên thiếu lành mạnh bởi vì nguồn số liệu trung thực sẽ tạo ra những nhận định chính xác, còn nguồn số liệu giả tạo sẽ làm cho cán bộ phân tích nhận định không đúng về doanh nghiệp, có thể là tích cực hơn nhưng cũng có thể tiêu cực hơn so với năng lực tài chính thực sự của doanh nghiệp. Cho nên, doanh nghiệp vay vốn cần phải luôn trung thực, phản ánh đầy đủ, kịp thời chính xác những giao dịch kinh tế phát sinh để những đối tác liên quan có thể nhìn nhận, đánh giá doanh nghiệp một cách khách quan, đúng bản chất thì quan hệ giao dịch giữa các bên mới bền vững được.
Hai là, doanh nghiệp phải quan tâm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kế toán đảm bảo số liệu phản ánh chính xác, trung thực về mức độ lành mạnh tài chính của doanh nghiệp. Ngay từ khâu tuyển dụng, cần lựa chọn
92
những cán bộ kế toán có năng lực trình độ. Sau đó, tích cực cử cán bộ kế toán tham gia các lớp đào tạo, tập huấn do cơ quan thuế, thống kê mở định kỳ hàng năm. Nên triển khai hệ thống kế toán máy nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng đảm bảo số liệu được chuẩn xác và đã tuân thủ những quy định hiện hành. Đồng thời, hàng năm, nếu điều kiện cho phép, cần thuê cơ quan kiểm toán độc lập rà soát, xem xét lại toàn bộ hệ thống kế toán sổ sách, đảm bảo số liệu được chuẩn hóa, góp phần làm tăng sự tin tưởng của các đối tác giao dịch với doanh nghiệp.
Ba là, doanh nghiệp cần phối hợp tốt với chi nhánh NHPT Ninh Bình trong quá trình thẩm định trước khi cho vay và quá trình quản lý khoản vay, xác định rõ sự quản lý chặt chẽ, sát sao của chi nhánh là hoàn toàn hợp lý, giúp cho doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn TDXK của Nhà nước đúng mục đích và đạt hiệu quả cao.
Kết luận Chương 3:
Nội dung của Chương 3 chủ yếu đề xuất các nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của công tác phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp vay vốn TDXK tại Chi nhánh NHPT Ninh Bình trên cơ sở nghiên cứu những định hướng phát triển hoạt động xuất khẩu của tỉnh Ninh Bình và định hướng phát triển nghiệp vụ TDXK của VDB đến năm 2015. Qua đó, tác giá đưa ra những kiến nghị với các cơ quan hữu quan nhằm thực hiện tốt các giải pháp đồng bộ nâng cao chất lượng phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn TDXK tại Chi nhánh NHPT Ninh Bình.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tiễn công tác phân tích tài chính doanh nghiệp vay vốn TDXK ngắn hạn tại chi nhánh NHPT Ninh Bình, tác giả đã phân tích, đánh giá được những ưu điểm và những tồn tại của công tác này. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện công tác phân tích tài chính với mong muốn đóng góp một phần nhỏ nghiên cứu của mình vào thực hiện nhiệm vụ hàng đầu của chi nhánh nói riêng và của toàn ngành nói chung là đảm bảo an toàn và phát huy hiệu quả của nguồn vốn tín dụng Nhà nước.
Luận văn gồm có 3 Chương, thực hiện được các mục tiêu sau:
Thứ nhất, nghiên cứu lý luận về công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của các ngân hàng nói chung.
Thứ hai, phản ánh được thực trạng phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn TDXK tại chi nhánh NHPT Ninh Bình: những mặt đã làm được, những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến tồn tại.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính của doanh nghiệp vay vốn TDXK ngắn hạn, góp phần đảm bảo chất lượng, có độ an toàn tín dụng cao.
Tác giả hy vọng đã đề xuất được các giải pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng phân tích tài chính tại Chi nhánh NHPT Ninh Bình nhằm giảm thiểu rủi ro tín dụng, góp phần tăng trưởng và phát triển bền vững nghiệp vụ TDXK ngắn hạn trong thời gian tới.
Em xin chân thành cảm ơn tiến sỹ Lê Thị Xuân, các đồng nghiệp và gia đình đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn này. Do hạn chế về thời gian nghiên cứu, luận văn không tránh khỏi những thiếu xót. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng góp để nội dung luận văn được hoàn thiện hơn./.
I
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Tài chính (2006). “Quyết định sổ 15/2006/QĐ-BTC ngày
20/03/2006 về hướng dân chế độ kế toán doanh nghiệp’”.
2. Bộ Tài chính (2006). “Quyết định sổ 48/2006/QĐ-BTC ngày
14/09/2006 về hướng dân chế độ kế toán doanh nghiệp vừa và nhỏ””.
3. Chi nhánh Ngân hàng phát triển Ninh Bình (2006, 2007, 2008, 2009, 2010). “Báo cáo công tác cho vay, thu nợ vổn tín dụng xuất khẩu ngắn hạn””.
4. Chi nhánh Ngân hàng phát triển Ninh Bình (2010). “Quyết
định sổ ... ngày ... v/v ban hành quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và mổi quan hệ giữa các phòng””.
5. Chính phủ (2006). “Nghị định sổ 151/2006/NĐ-CP ngày
20/12/2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước”.
6. Công ty CP TPXK Đồng Giao (2008, 2009, 2010). ‘ Báo cáo
sản lượng tiêu thụ năm””.
7. Công ty CP TPXK Đồng Giao (2008, 2009, 2010). “Báo cáo tài
chính năm”.
8. Hội đồng Nhân dân tỉnh Ninh Bình (2010). “Nghị quyết sổ
02/NĐ-HĐND ngày 27/07/2010 về việc phê duyệt Đề án phát triển xuất khẩu tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2015”.
9. Khoa Kế toán Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (2008).
“Giáo trình phân tích báo cáo tài chính””. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
TT Chỉ tiêu tài chính Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Chênh lệch 09/08 Chênh lệch 10/09 A Tài sản ngắn hạn 150.919 169.944 177.101 19.025 7.157
I Tiền và tương đương tiền 3.774 6.864 14.643 3.090 7.779 II Đầu tư ngắn hạn 0 0 0 0 0 II I I Phải thu ngắn hạn 103.507 103.458 98.639 -49 -4.819 V Hàng tồn kho 35.413 53.915 57.923 18.501 4.008 V Tài sản ngắn hạn khác 8.225 5.707 5.896 -2.518 189 B Tài sản dài hạn 78.352 76.737 74.016 -1.615 -2.721
I Phải thu dài hạn 0 0 0 0 0 II Tài sản cô định 78.352 76.737 74.016 -1.615 -2.721 II I Tài sản dài hạn khác 0 0 0 0 0 Tổng tài sản 229.271 246.681 251.117 17.409 4.436 A Nợ phải trả 177.643 192.604 194.300 14.961 1.695 I Nợ ngắn hạn 139.147 154.671 176.820 15.524 22.149 1 Vay ngắn hạn 106.447 96.235 150.623 -10.212 54.388
10.Khoa Tài chính Học viện ngân hàng (2010). “Phân tích và sử
dụng báo cáo tài chính”. Công ty CP in Hà Nội”.
11.Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2007). “Quyết định số 39/QĐ-
NHPT ngày 31/08/2007 của Hội đồng quản lý Ngân hàng phát triển Việt Nam về việc ban hành quy chế quản lý vốn tín dụng xuất khẩu””.
12.Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2008). “Chiến lược hoạt động
của Ngân hàng Phát triển Việt Nam 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020”.
13.Ngân hàng Phát triển Việt Nam (2008). “Sổ tay nghiệp vụ tín
dụng xuất khẩu của Nhà nước”.
14.Quốc hội (2010). “Luật Tổ chức tín dụng 2010”.
15.Uỷ ban Nhân dân tỉnh Ninh Bình (2010). “Đề án số 05/ĐA-
UBND ngày 05/07/2010 phát triển xuất khẩu tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2011-2015”.
16.Lê Thị Xuân, Nguyễn Xuân Quang (2010). “Phân tích tài chính
doanh nghiệp”. Nhà xuất bản Đại học Kinh tế Quốc dân.
PHỤ LỤC
Phụ lục 2.1: Tóm tắt Bảng cân đối kế toán năm 2008, 2009, 2010 của công ty CP TPXK Đồng Giao
2 Nợ ngắn hạn khác 32.700 58.436 26.197 25.736 -32.239 II Nợ dài hạn 38.496 37.933 17.480 -563 -20.454
B Vốn chủ sở hữu 51.628 54.077 56.817 2.448 2.741
I Nguồn vôn, quỹ 42.399 45.525 48.860 3.126 3.335 1 Vôn CSH 40.000 40.000 40.000 0 0 2 Quỹ ĐTPT 1.763 4.414 7.228 2.650 2.814 3 Quỹ DPTC 635 1.111 1.632 476 521 4 Lợi nhuận chưa phân phôi 0 0 0 0 0 II Nguồn kinh phí khác 9.230 8.552 7.957 -678 -594
1 DT bán hàng và cung cấp DV 145.006 191.583 208.304 46.577 16.721
Doanh thu xuất khẩu 64.997 84.415 83.130 19.418 -1.285
2 Các khoản giảm trừ 366 1.659 1.347 1.294 -313 3 Doanh thu thuần 144.641 189.924 206.957 45.283 17.033 4 Giá vốn hàng bán 123.067 151.673 167.927 28.606 16.254 5 Lợi nhuận gộp 21.574 38.251 39.030 16.677 779 6 Doanh thu từ hoạt động TC 270 70 647 -200 577 7 Chi phí tài chính 9.486 10.949 15.134 1.463 4.185
Chi phí lãi vay 9.466 10.949 15.134 1.482 4.185
8 Chi phí bán hàng 6.764 7.999 8.586 1.236 586 9 Chi phí quản lý doanh nghiệp 3.725 7.047 6.858 3.322 -189 10 Lợi nhuận HĐKD 1.870 12.236 9.100 10.456 -3.226 11 Thu nhập khác 6.531 3.291 4.557 -3.241 1.266 12 Chi phí khác 273 4.702 1.612 4.429 -3.090 13 Lợi nhuận khác 6.259 -1.411 2.945 -7.670 4.356 14 Tổng LN trước thuế 8.128 10.915 12.044 2.786 1.129 15 Thuế thu nhập 112 1.202 1.622 1.090 420 16 Lợi nhuận sau thuế 8.017 9.713 10.422 1.696 709 17
Lãi cơ bản trên cổ phiếu
(đồng/CP) 2.004 2.428 2.606 424 178
Phụ lục 2.2: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2008, 2009, 2010 của công ty CP TPXK Đồng Giao