Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động bảolãnh Ngân hàng

Một phần của tài liệu 0211 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NHTM CP an bình phòng giao dịch quán thánh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 51)

Việc đánh giá chất lượng bảo lãnh là một việc rất cần thiết và giữ một vị trí quan trọng, nó không chỉ giúp cho ngân hàng biết được khả năng hoạt động của mình mà còn có thể đưa đến cho ngân hàng những điều chỉnh hợp lý để nâng cao chất lượng bảo lãnh, tăng tính cạnh tranh cho ngân hàng. Ta có thể thấy rằng chất lượng bảo lãnh đối với mỗi người được nhìn nhận theo những hướng khác nhau vì thế mà để đánh giá được chất lượng của hoạt động này thì cần phải có sự kết hợp nhiều chỉ tiêu khác nhau. Nhóm các chỉ tiêu này có thể phân thành nhóm chỉ tiêu định tính và nhóm chỉ tiêu định lượng.

1.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu định lượng

Doanh số bảo lãnh hoặc dư nợ bảo lãnh

Doanh số bảo lãnh là tổng giá trị tất cả các nghiệp vụ bảo lãnh mà Ngân hàng đã thực hiện trong năm.

Dư nợ bảo lãnh: là tổng giá trị các khoản bảo lãnh hiện hành của Ngân hàng tại một thời điểm.

Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị bảo lãnh của ngân hàng trong một thời kỳ nhất định. Khi được đưa ra làm chỉ tiêu đánh giá người ta sẽ so sánh tương đối và tuyệt đối chỉ tiêu này trong năm nay so với trong năm trước đó để xem xét quy mô tăng trưởng và tốc độ tăng trưởng của bảo lãnh. Doanh số bảo lãnh càng tăng theo thời gian thì chứng tỏ rằng quy mô của hoạt động bảo lãnh ngày càng được mở rộng và sự tăng trưởng của hoạt động này có tính bền vững. Và như vậy cũng có nghĩa là chất lượng bảo lãnh của ngân hàng cũng được đánh giá cao. Doanh số bảo lãnh cao là dấu hiệu tốt thể hiện uy tín ngân hàng cũng được nâng lên và càng ngày càng có người tìm đến với ngân hàng hơn trong các hoạt động của họ. Tuy nhiên nếu chỉ căn cứ vào chỉ tiêu này để đánh giá chất lượng thì cũng chưa thực sự chuẩn xác vì nó còn phụ thuộc vào mức độ rủi ro của các khoản bảo lãnh đó, nếu quy mô bảo lãnh lớn nhưng không an toàn thì rủi ro là rất lớn và một khi ngân hàng phải thực hiện thanh toán thay những khoản bảo lãnh này cho khách hàng thì nó sẽ chuyển thành khoản nợ xấu, khi đó nó sẽ tác động đến hoạt động của ngân hàng. Như vậy chất lượng bảo lãnh được đánh giá cao chỉ khi chỉ tiêu doanh số bảo lãnh (dư nợ bảo lãnh) phát triển phù hợp với xu hướng phát triển Ngân hàng, tăng đều qua các năm, phù hợp với khả năng cân đối nguồn vốn của Ngân hàng.

Sự tăng trưởng dư nợ bảo lãnh

Dư nợ bảo lãnh phản ánh tổng giá trị các khoản bảo lãnh tại một thời điểm nhất định. Khi dư nợ bảo lãnh tăng qua các thời kỳ cho thấy quy mô của hoạt động bảo lãnh cũng tăng lên, khối lượng khách hàng cũng gia tăng, chất lượng, uy tín của hoạt động bảo lãnh được củng cố. Sự tăng trưởng tuyệt đối và tương đối là khác nhau, có khi dư nợ bảo lãnh tăng trưởng tuyệt đối nhưng tăng trưởng tương đối lại giảm. Điều này cho thấy tác động của quy mô hoạt động của Ngân hàng tới hoạt động bảo lãnh như thế nào. Bởi vậy khi phân tích chỉ tiêu sự tăng trưởng dư nợ bảo lãnh ta cần phải lưu ý đến cả hai yếu tố: sự tăng trưởng tương đối và sự tăng trưởng tuyệt đối. Quy mô dư nợ bảo lãnh lớn, tốc độ tăng trưởng cao là tín hiệu tương đối

tốt trong hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng.

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh.

Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh phản ánh trực tiếp khả năng sinh lời của hoạt động bảo lãnh. Nguồn thu bảo lãnh được tính từ tổng số phí thu được mà khách hàng tham gia bảo lãnh đã trả và các khoản thu thông qua số tiền ký quỹ của khách hàng mang lại.

Khách hàng phải trả cho Ngân hàng phí bảo lãnh. Mức phí do các bên thoả thuận, không vượt quá 2%/năm tính trên số tiền còn đang được bảo lãnh. Trường hợp mức phí bảo lãnh tính theo tỷ lệ này thấp hơn 300.000 đồng thì Ngân hàng được thu phí tối thiểu 300.000 đồng. Ngoài ra khách hàng phải thanh toán cho Ngân hàng các chi phí hợp lý khác phát sinh liên quan đến giao dịch bảo lãnh khi các bên có thoả thuận bằng văn bản.

Ngoài ra các Ngân hàng còn dùng các chỉ tiêu:

rτ,, , , ,, ,, Doanh thu từ hoạt động bảo lãnh x 100 Tỷ trọng doanh thu từ = _____________ ____________________ hoạt động bảo lãnh Tổng doanh thu

Tỷ trọng doanh thu bảo = D oanh thu từ hoạt độn g bảo lãnh x 100

lãnh trong thu dịch vụ Doanh thu từ hoạt động dịch vụ

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sinh lời và vị trí của hoạt động bảo lãnh trong toàn bộ các hoạt động của Ngân hàng. Khi tỷ lệ tăng phản ánh tỷ trọng doanh thu từ hoạt động bảo lãnh trong tổng doanh thu và trong thu dịch vụ ngày càng tăng. Và điều đó cũng chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng ngày càng được đa dạng hoá phù hợp với xu hướng phát triển của ngành Ngân hàng trong khu vực cũng như trên toàn thế giới.

Dư nợ bảo lãnh quá hạn

Là cam kết bảo lãnh của tổ chức tín dụng đối với khách hàng không được thanh toán. Khoản nợ bảo lãnh quá hạn lớn là một điều bất lợi cho ngân hàng và chứng tỏ là khoản bảo lãnh có rủi ro lớn vì chỉ tiêu này cho biết sự vi phạm của khách hàng là

trong cơ cấu du nợ quá hạn bảo lãnh năm nay sẽ có một bộ phận không nhỏ là khoản trả thay phát sinh từ các khoản bảo lãnh của những năm truớc. Vì vậy để

đánh giá đúng chất luợng bảo lãnh các Ngân hàng phải xem xét kết hợp nhiều

chỉ tiêu: Cơ cấu nợ quá hạn theo thời hạn, tỷ trọng doanh số bảo lãnh năm nay so với năm truớc...

Cụ thể hơn, các Ngân hàng có thể dùng các chỉ tiêu nhu:

9 Nợ quá hạn từ 6 tháng đến 1 năm 33

người được thụ hưởng đối với ngân hàng. Do phải chờ đợi đến lúc khoản thanh toán của khách hàng đến hạn thanh toán mới biết được nó có thực hiện đúng trong thời hạn quy định không hay quá hạn nên chỉ tiêu này có độ trễ nhất định. Độ trễ của chỉ tiêu làm cho sự đánh giá không được kịp thời như các chỉ tiêu khác.

Ngoài ra ta cũng cần phải xem xét giá trị tương đối của chỉ tiêu này, nó cần được so sánh với mức dư nợ bảo lãnh đến hạn ở cùng thời điểm của ngân hàng.

Dư nợ bảo lãnh quá hạn x 100% Tỷ lệ dư nợ quá hạn =

Doanh số bảo lãnh

Chỉ tiêu dư nợ bảo lãnh quá hạn cho biết tỷ trọng doanh số bảo lãnh quá hạn trên tổng doanh số bảo lãnh. Các Ngân hàng thường duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 5%, khi tỷ lệ dư nợ quá hạn lớn thì điều đó chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng chưa thực sự an toàn và hiệu quả, chưa đảm bảo được chất lượng của hoạt động bảo lãnh, vì vậy các Ngân hàng thường duy trì tỷ lệ này càng thấp càng tốt. Nhưng ngược lại nếu Ngân hàng cứ tập trung duy trì tỷ lệ này ở mức quá thấp thì như thế sẽ hạn chế đến việc mở rộng hoạt động bảo lãnh.

Trên thực tế, sau khi Ngân hàng thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho người thụ hưởng, Ngân hàng ghi nợ vào tài khoản tiền gửi của khách hàng, hoặc có quyền truy đòi số tiền đã thanh toán cho người thụ hưởng. Đến kỳ thanh toán nếu khách hàng không trả được nợ hoặc trả không đầy đủ thì Ngân hàng sẽ đưa khoản tiền đó vào nợ quá hạn và áp dụng lãi phạt. Tuy nhiên, nếu khoản nợ này phát sinh từ khoản bảo lãnh có thời hạn trên 1 năm thì tính chính xác của chỉ tiêu này không cao, do đó phải xem xét kết hợp với các chỉ tiêu khác. Chỉ tiêu này còn thể hiện sự thiếu chính xác bởi các Ngân hàng cho phép gia hạn nợ đối với các khoản nợ đến hạn để làm đẹp bảng tổng kết tài sản của Ngân hàng.

Tỷ lệ dư nợ bảo lãnh quá hạn giảm khi dư nợ bảo lãnh quá hạn giảm hoặc doanh số bảo lãnh tăng. Cả hai dấu hiệu này đều thể hiện chất lượng hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng. Tuy nhiên, việc tăng doanh số bảo lãnh trong năm đồng

Nợ quá hạn trên 1 năm Tỷ lệ nợ quá hạn khó đòi =

Tổng doanh số bảo lãnh đến hạn

Hai chỉ tiêu này cũng đuợc dùng để đánh giá chất luợng hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng, phản ánh cụ thể hơn tình hình du nợ bảo lãnh quá hạn của Ngân hàng. Nếu tỷ lệ mà cao thì có nghĩa Ngân hàng gánh chịu rủi ro, và có khả năng tổn thất là rất cao, và nguợc lại khi tỷ lệ mà thấp chứng tỏ hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng đuợc đảm bảo an toàn, rủi ro thấp. Vì vậy mà các Ngân hàng thuờng mong muốn duy trì hai chỉ tiêu này ở mức thấp.

Sự gia tăng dư nợ bảo lãnh quá hạn

Du nợ bảo lãnh quá hạn là chỉ tiêu phản ánh khoản vốn Ngân hàng trả thay cho nguời đuợc bảo lãnh, khi đến hạn thanh toán khách hàng không đủ khả năng trả nợ cho Ngân hàng và đuợc xếp vào loại tài sản xấu trong nội bảng. Tùy vào mức độ rủi ro mà Ngân hàng phân loại nợ thuộc nhóm 3,4 hay 5 và trích lập dự phòng rủi ro nhu các khoản vay thông thuờng.

Du nợ bảo lãnh quá hạn càng cao, chứng tỏ chất luợng bảo lãnh của Ngân hàng càng thấp. Tỷ trọng các nhóm nợ là một chỉ tiêu quan trọng phản ánh chất luợng bảo lãnh của Ngân hàng (NH).

Tỷ lệ bảo lãnh mà ngân hàng phải thực hiện thay cho khách hàng

Tỷ lệ này phụ thuộc vào số tiền mà ngân hàng phải trả thay cho khách hàng khi xảy ra sự vi phạm đối với người thụ hưởng mà đã được xác nhận.

γt,,,λ, , ,. , x ,, 1 Số tiền ngân hàng phải thực hiện nghĩa Tỷ lệ bảo lãnh NH phải

vụ thay cho khách hàng thực hiện nghĩa vụ thay = ‘

cho khách hàng Doanh số bảo lãnh phát sinh trong năm Đây là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng bảo lãnh của một ngân hàng, chỉ tiêu này càng thấp càng tốt bởi vì chỉ tiêu này thấp chứng tỏ các khoản bảo lãnh mà ngân hàng thực hiện đạt được một hiệu quả tốt, ngân hàng sẽ thu được lợi nhuận cao mà không phải chịu rủi ro thanh toán. Khi tỷ lệ bảo lãnh ngân hàng trả thay cho khách hàng ở mức cao nghĩa là khi đó ngân hàng sẽ phải thực hiện việc tài trợ bắt buộc với một lượng lớn và điều này sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của ngân hàng và thu nhập cũng sẽ bị giảm sút.

Tỷ lệ bảo lãnh có tài sản đảm bảo (TSĐB) hay phải ký quỹ.

Tỷ lệ bảo lãnh có Số dư bảo lãnh có TSĐB hoặc ký quỹ TSĐB hoặc ký quỹ Tổng số dư bảo lãnh

Đối với người được bảo lãnh thì mức độ ký quỹ hay giá trị TSĐB càng thấp càng tốt vì nó có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn khi không phải chịu mức vốn không sinh lãi, tuy nhiên đối với ngân hàng thì tỷ lệ này càng cao càng tốt vì như thế sẽ tránh được rủi ro có thể xảy ra. Tuy nhiên không phải cứ có tỷ lệ ký quỹ cao hay có TSĐB có giá trị thì chất lượng bảo lãnh là tốt mà nhiều khi nếu ngân hàng áp đặt mức này quá cao thì rất có thể ngân hàng đã bỏ qua những khách hàng tiềm năng có thể mang lại lợi nhuận lớn. Điều này cũng có nghĩa là ngân hàng chưa thực sự phân tích và dự đoán đúng về tình hình tài chính cũng như khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Vì thế mà khi xem xét chỉ tiêu này cần dựa trên mối quan hệ giữa khách hàng với ngân hàng và nhu cầu của khách hàng để có thể nhìn nhận một cách tổng quát hơn.

Mức phí bảo lãnh

những ngân hàng nào có mức phí hấp dẫn nhất. Và như vậy các ngân hàng sẽ phải xây dựng cho mình một biểu phí sao cho hợp lý, vừa đảm bảo cạnh tranh được với các ngân hàng khác vừa đem lại được lợi nhuận cho ngân hàng. Mức phí bảo lãnh có thể linh hoạt đối với từng đối tượng khách hàng và mục tiêu chiến lược của từng thời kỳ.

Ngoài ra, nhằm nâng cao hiệu quả của việc đánh giá chất lượng thì cần có sự sánh giữa chi phí bỏ ra để có được khoản bảo lãnh và mức thu nhập từ khoản bảo lãnh đó, tỷ lệ này càng thấp thì càng chứng tỏ sự hiệu quả của hoạt động bảo lãnh và càng thấp thì càng tốt. Vì vậy mà ngân hàng luôn tính toán sao cho tối thiểu hoá chi phí để tối đa hoá lợi nhuận, để đạt được mục đích này thì ngân hàng luôn coi trọng các khách hàng có quan hệ lâu năm và có uy tín, tạo ra sự đồng bộ trong các phương thức bảo lãnh để cùng một lúc đáp ứng những nhu cầu khác nhau của khách hàng. Bên cạnh đó các ngân hàng cũng phải tiếp thị quảng cáo để thu hút thêm những khách hàng mới, tuy nhiên cần cân nhắc sao cho tốc độ tăng chi phí thấp hơn tốc độ tăng doanh thu.

Sự tăng trưởng doanh thu phí dịch vụ

Khi khách hàng đến với hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng, phí dịch vụ chính là một trong những yếu tố khách hàng đặc biệt quan tâm đến. Đồng thời nguồn thu từ phí chính là nguồn thu nhập của Ngân hàng, nguồn thu này càng cao thể hiện chất lượng và quy mô nghiệp vụ bảo lãnh càng cao.

Thông qua các chỉ tiêu xoay quanh doanh thu phí dịch vụ ta có thể đánh giá về chất lượng của hoạt động bảo lãnh: quy mô doanh thu phí bảo lãnh; tốc độ tăng trưởng phí bảo lãnh, tỷ trọng doanh thu phí bảo lãnh so với phí dịch vụ chung; tỷ trọng doanh thu phí dịch vụ bảo lãnh so với tổng doanh thu...

Đối với Ngân hàng, khi mà nguồn thu nhập ổn định, lâu dài điều này chứng tỏ chất lượng hoạt động bảo lãnh tốt. Tốc độ tăng trưởng phí dịch vụ bảo lãnh nhanh chóng phản ánh sự hoàn thiện trong hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng.

Cơ cấu bảo lãnh

loại hình bảo lãnh lại đóng một vai trò riêng. Do đó khi xem xét về chất lượng hoạt động tín dụng ta cần xem xét ảnh hưởng của loại hình nào là lớn nhất. Ta có thể xem xét cơ cấu bảo lãnh theo đối tượng khách hàng, theo tỷ trọng các loại hình bảo lãnh...

Với mỗi Ngân hàng đều có một thế mạnh riêng, cần phải xây dựng một cơ cấu bảo lãnh hợp lý theo hướng đa dạng hóa, chuyên môn hóa nhằm tận dụng được thế mạnh của mình, nhưng đồng thời cũng có thể mở rộng, củng cố thêm cho hoạt động kinh doanh của mình đối với những hoạt động không phải là thế mạnh như vậy sẽ giảm thiểu được cho ngân hàng những rủi ro không mong đợi, đồng thời sẽ tác động hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng bảo lãnh.

Bên cạnh những chỉ tiêu trên thì các Ngân hàng có thể kết hợp với một số chỉ tiêu khác nữa như:

Đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh: các Ngân hàng tiến hành đa dạng hoá các loại hình bảo lãnh nhằm đáp ứng tốt nhất mọi nhu cầu bảo lãnh của khách hàng.

Tài sản đảm bảo: phù hợp với yêu cầu về giao dịch đảm bảo cũng như an toàn cho Ngân hàng, nhưng không gây thiệt thòi quá lớn cho khách hàng.

Biểu phí: biểu phí của Ngân hàng phải mang tính cạnh tranh, nhằm thu hút được khách hàng tham gia bảo lãnh.

Ngoài các chỉ tiêu trong nhóm các chỉ tiêu định tính trên, đánh giá chất lượng bảo lãnh còn phải xem xét nhiều yếu tố khách quan bên ngoài và yếu tố chủ quan bên trong ảnh hưởng tích cực và tiêu cực tới hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng.

1.2.2.2. Nhóm chỉ tiêu định tính

Quy trình thủ tục bảo lãnh chặt chẽ, nhanh gọn

Khi thực hiện bảo lãnh, cán bộ Ngân hàng phải tuân thủ quy trình chung nhằm đảm bảo tính thống nhất và hạn chế những sai phạm có thể xảy ra. Quy trình bảo

Một phần của tài liệu 0211 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NHTM CP an bình phòng giao dịch quán thánh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w