Các ngân hàng Singapore chỉ chấp nhận bảo lãnh các khoản bảo lãnh có giá trị lớn khi có sự đồng ý đứng ra của Chính phủ.
Việc thực hiện qui định này đã đảm bảo an toàn ở mức cao nhất đối với những khoản bảo lãnh có giá trị lớn vì trong truờng hợp xấu nhất thì ngân hàng cũng sẽ nhận đuợc sự bồi thuờng của Chính phủ. Tuy nhiên qui định này cũng hạn chế việc mở rộng khách hàng của các ngân hàng vì có thể bỏ qua các khách hàng lớn có uy tín với hiệu quả của phuơng án rất khả thi nhung không có sự đồng ý của chính phủ.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 đã đưa ra những lý thuyết nghiên cứu tổng quát về hoạt động bảo lãnh
Ngân hàng với đầy đủ các khái niệm, sự ra đời, đặc điểm, phân loại, các thành viên tham gia và vai trò đối với nền kinh tế nói chung và bản thân Ngân hàng nói riêng.
Bên cạnh đó, trong chương 1 luận văn cũng đã trình bày đến khái niệm, các chỉ tiêu đánh giá cũng như các nhân tố tác động đến chất lượng hoạt động bảo lãnh Ngân hàng, từ đó làm cơ sở để cho quá trình đánh giá và phân tích thực trạng của Ngân hàng TMCP An Bình - PGD Quán Thánh.
Cuối chương 1, luận văn đã giới thiệu những kinh nghiệm thực hiện hoạt động bảo lãnh tại các Ngân hàng của một số nước trên thế giới để làm cơ sở thực tiễn cho những nhận định và các đề xuất nhằm nâng cao chất lượng bảo lãnh tại Phòng giao dịch Quán Thánh.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN