Đối với khách hàng

Một phần của tài liệu 0211 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NHTM CP an bình phòng giao dịch quán thánh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 111 - 114)

3.3.4.1. Đối với người được bảo lãnh

Trong quan hệ bảo lãnh, ngân hàng đứng ra cam kết sẽ thực hiện nghĩa vụ của nguời đuợc bảo lãnh, trong truờng hợp nguời đuợc bảo lãnh không thực hiện nghĩa vụ của mình. Ngân hàng luôn có biện pháp để đòi lại nguời đuợc bảo lãnh, nên xét cho cùng thì trách nhiệm thực hiện những nghĩa vụ này là thuộc về nguời đuợc bảo lãnh. Chính vì vậy, nguời đuợc bảo lãnh cần phải cố gắng thực hiện những nghĩa vụ của mình. Để khai thác tốt nghiệp vụ bảo lãnh thì nguời đuợc bảo lãnh phải chú ý đến một số điểm sau :

- Tìm hiểu rõ đối tác của mình. Hình thức bảo lãnh ngân hàng phần nhiều đuợc thực hiện thông qua phuơng thức thanh toán chứng từ. Chính ở khâu này, việc gian lận, làm giả chứng từ, hay nhiều thủ đoạn tinh vi khác đuợc phía đối tác áp dụng rất nhiều.

- Xem xét tính kinh tế của các phuơng án.

- Khi đuợc bảo lãnh, doanh nghiệp cần có kế hoạch để thực hiện nghĩa vụ của mình. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp tận dụng hiệu quả nguồn vốn vay (nếu nhu bảo lãnh vay vốn) ngay từ khâu thẩm định ban đầu. Để làm tốt điều này, doanh nghiệp cần chú ý đến các mặt :

+ Đánh giá đúng giá trị nguồn vốn đuợc vay (có thể là máy móc có hiện đại không, có phù hợp không...)

+ Đánh giá tình hình kinh tế - xã hội, ví dụ nhu nhu cầu về mặt hàng sẽ sản xuất nhu thế nào.

+ Doanh nghiệp cần phải có một đội ngũ cán bộ có nghiệp vụ cao và giàu kinh nghiệm.

3.3.4.2. Đối với người nhận bảo lãnh

Đối với người nhận bảo lãnh thì yêu cầu đầu tiên là xem xét đến uy tín của ngân hàng đứng ra bảo lãnh. Họ có thể nhận được bảo lãnh từ các ngân hàng có uy tín hay yêu cầu được tái bảo lãnh, song có thể phải trả chi phí lớn hơn, thậm chí trả thêm một khoản phí. Như vậy, bên được bảo lãnh có thể sẽ yêu cầu được giảm bớt một phần giá do khoản tăng thêm của chi phí bảo lãnh này. ở đây cần có sự cân nhắc giữa chi phí bỏ ra và độ an toàn của việc thanh toán, và bên nhận bảo lãnh phải cùng một lúc dung hòa hai yếu tố này.

Một vấn đề nữa mà bên nhận bảo lãnh nên biết, đó là thẩm quyền ký bảo lãnh của các ngân hàng và các chi nhánh. Biết được điều này, bên nhận bảo lãnh sẽ không phải chịu thiệt hại do phát hành thư bảo lãnh quá thẩm quyền, để rồi bị thu hồi lại.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Trong chương 3, luận văn trình bày định hướng phát triển hoạt động nói chung cũng như định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh Ngân hàng nói riêng trong giai đoạn tới của Ngân hàng TMCP An Bình - PGD Quán Thánh.

Trên cơ sở định hướng phát triển trên và các nguyên nhân hạn chế đã được đề cập trong chương 2, chương 3 luận văn đã đưa ra 07 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại Ngân hàng TMCP An Bình - PGD Quán Thánh và đưa ra các đề xuất, kiến nghị đối với Chính phủ, với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Ngân hàng TMCP An Bình và các doanh nghiệp tham gia hoạt động bảo lãnh cả trên cương vị là người được bảo lãnh và cương vị người nhận bảo lãnh.

KẾT LUẬN

Bảo lãnh ngân hàng cho đến nay là một loại hình nghiệp vụ không thể thiếu với các ngân hàng cũng như với nền kinh tế. Trong suốt thời gian ra đời và phát triển, bản thân nghiệp vụ này đã chứng minh được nó là một hình thức dịch vụ của các ngân hàng trong quá trình hiện đại hoá và là một chất xúc tác cho sự phát triển kinh tế đất nước. Chính vì vậy việc mở rộng, nâng cao chất lượng bảo lãnh ngày càng đáp ứng tốt hơn những yêu cầu đặt ra của tình hình kinh tế Việt nam là điều rất cần thiết.

Luận văn đã làm sáng tỏ một số vấn đề có có tính lý luận và thực tiễn, đảm bảo giải quyết các mục tiêu đề ra, đó là :

Thứ nhất, luận văn đã trình bày một cách hệ thống những lý luận cơ bản về hoạt động bảo lãnh ngân hàng như: các khái niệm cơ bản về bảo lãnh và bảo lãnh ngân hàng, nhu cầu ra đời hoạt động bảo lãnh, đặc điểm bảo lãnh, phân loại bảo lãnh dựa trên các tiêu chí về hình thức phát hành, đối tượng bảo lãnh, tính chất bảo lãnh và điều kiện thanh toán, vai trò và quy trình bảo lãnh. Luận văn cũng đưa ra được khái niệm và các chỉ tiêu cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động bảo lãnh Ngân hàng đồng thời đưa ra kinh nghiệm thực hiện bảo lãnh Ngân hàng tại một số quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Đức, Thái Lan, Singapore.

Thứ hai, Phân tích đánh giá thực trạng nghiệp vụ bảo lãnh của Agribank Hà Nội và hệ thống số liệu minh hoạ đã phần nào làm rõ kết quả của nghiệp vụ bảo lãnh trong những năm qua.

Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

2. PGS.TS. Phan Thị Thu Hà (2007), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

3. GS.NGƯT. Đinh Xuân Trình (2006), Giáo trình thanh toán quốc tế, NXB Lao động - xã hội, Hà Nội.

4. PGS.TS Hoàng Xuân Quế (2005), Giáo trình Ngân Hàng Trung Ương - Nhà xuất bản thống kê.

5. PGS.TS. Nguyễn Hữu Tài (2007), Giáo trình lý thuyết tài chính tiền tệ, Nhà xuất bản Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

6. PGS.TS Phan Thị Thu Hà (2009), Giáo trình Quản trị Ngân Hàng Thương Mại, Nhà xuất bản Giao Thông Vận Tải.

7. Peter Rose (2004), Quản trị Ngân hàng Thương Mại , Nhà xuất bản tài chính. 8. Báo cáo kết quả kinh doanh của PGD Quán Thánh - ABBank các năm 2010, 2011, 2012, 2013, 2014.

9. Thông tu số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012 của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam quy định về bảo lãnh Ngân hàng.

10. Thông tu 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 của Ngân hàng Nhà nuớc Việt Nam quy định về bảo lãnh Ngân hàng.

11. Quyết định số 133/QĐ-HĐQT12 ngày 28/11/2012 của Hội đồng Quản trị ABBank về việc ban hành Quy chế bảo lãnh đối với khách hàng.

12. Quyết định số 445/QĐ-TGĐ12 ngày 27/12/2012 của Tổng Giám đốc Ngân hàng TMCP An Bình về việc Ban hành Quy định thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh tại ABBank.

13. Trần Văn Tần (2005), “Hoạt động kinh doanh ngoại bảng của các ngân hàng thương mại trong nền kinh tế thị trường”, Tạp chí Ngân hàng, số 4, tr.33-36.

14. Nguyễn Hữu Đức (2015), ”Những điểm mới của Thông tư 07 quy định về bảo lãnh Ngân hàng”, Tạp chí Ngân hàng, số 14.

tiền tệ, số 13.

16. Đinh Xuân Cường (2015), “Đo lường chỉ số hài lòng của khách hàng đối với Ngân hàng”, Tạp chí thị trường tài chính tiền tệ, số 12.

Một phần của tài liệu 0211 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NHTM CP an bình phòng giao dịch quán thánh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w