1.2.3.1. Các nhân tố chủ quan
• Quy mô vốn của Ngân hàng
Vốn của Ngân hàng được biểu hiện là giá trị của toàn bộ tài sản do Ngân hàng quản lý và sử dụng tại một thời điểm nhất định. Mỗi đồng vốn đều gắn liền với một chủ sở hữu nhất định. Có những nguồn vốn có thể sử dụng lâu dài, hình thành nên trang thiết bị, nhà cửa cho Ngân hàng, bên cạnh đó có những khoản vốn ngắn hạn rất quan trọng. Các nghiệp vụ của Ngân hàng muốn hoạt động được đều phải dựa vào vốn của mình, nghiệp vụ bảo lãnh cũng vậy. Hoạt động bảo lãnh là hoạt động dựa trên uy tín của Ngân hàng để tham gia bảo lãnh cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh doanh... Nếu nguồn vốn không đủ nghiệp vụ này sẽ không thể xảy ra, vì mỗi hoạt động của Ngân hàng đều tiểm ẩn những rủi ro rất lớn. Nếu Ngân hàng mất khả năng thanh toán, uy tín ngân hàng sẽ giảm sút, các hoạt động khác cũng sẽ bị ảnh hưởng, sự phá sản của Ngân hàng là một điều tất yếu
Nguồn vốn của Ngân hàng là một nhân tố phản ánh đến quy mô hoạt động của Ngân hàng. Nguồn vốn Ngân hàng càng lớn quy mô hoạt động càng tăng, uy tín Ngân hàng càng cao, tăng cường khả năng cạnh tranh của Ngân hàng. Để gia tăng nguồn vốn Ngân hàng cần củng cố về trình độ nghiệp vụ, phương tiện kĩ thuật của Ngân hàng. Khả năng vốn lớn giúp Ngân hàng đa năng trên thị trường và phát triển
quan hệ với khách hàng. Với những khách hàng có năng lực tài chính lớn có thể tham gia vào hoạt động bảo lãnh có chất lượng cao. Neu khả năng vốn của Ngân hàng dồi dào sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường và cung cấp các dịch vụ bảo lãnh đa dạng, phong phú. Đây là tiền đề để phát triển và nâng cao chất lượng nghiệp vụ bảo lãnh Ngân hàng.
• Chính sách của Ngân hàng
Mỗi Ngân hàng khi tham gia vào hoạt động kinh tế đều cần phải xây dựng các chien lược kinh doanh cho mình. Chien lược khách hàng là một thể thống nhất bao gồm các chiến lược marketing, chính sách tín dụng, chiến lược phát triển mạng lưới hoạt động, phân phối, chính sách bảo lãnh...
Chính sách bảo lãnh chính là yếu tố quan trọng tác động tới hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng. Nếu Ngân hàng có một chính sách bảo lãnh tốt sẽ giúp phát huy hết được nội lực của khách hàng. Chính sách bảo lãnh bao gồm: Chính sách về khách hàng, kế hoạch phát triển các loại hình bảo lãnh, tài sản đảm bảo, mức thu phí bảo lãnh, các chỉ tiêu về doanh số. cũng như các giải pháp để thực hiện các mục tiêu đó. Đây chính là cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng. Tuy nhiên nếu các chính sách bảo lãnh của Ngân hàng không phù hợp, không đồng bộ với chính sách chung của Ngân hàng, sẽ tạo ra sự mất cân đối trong hoạt động, gây ra khó khăn cho Ngân hàng.
• Quy trình bảo lãnh
Mỗi Ngân hàng khi tham gia vào hoạt động bảo lãnh đều phải tuân thủ theo quy trình đã định sẵn. Mỗi Ngân hàng đều phải có một quy trình bảo lãnh riêng nhằm đảm bảo phù hợp với hoạt động của Ngân hàng trên cơ sở quy định chung của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Để đảm bảo cho hoạt động được suôn sẻ có hiệu quả, quy trình phải rõ ràng, khoa học, chặt chẽ, không bỏ sót các bước quan trọng. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng của hoạt động bảo lãnh, nếu không tuân thủ đúng quy trình chất lượng bảo lãnh không thể đảm bảo được.
Ngân hàng có thể linh động thực hiện nghiệp vụ. Các quy trình cần phải luôn luôn đổi mới để phù hợp với tình hình phát triển của kinh tế. Neu quy trình lạc hậu, lỗi thời thì công tác kiểm định của khách hàng sẽ không thể chính xác và nhu vậy sẽ ảnh huởng đến chất luợng bảo lãnh của Ngân hàng.
• Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên Ngân hàng
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên Ngân hàng cũng là một nhân tố tác động rất lớn tới chất luợng bảo lãnh. Nhân viên Ngân hàng chính là nguời trực tiếp tham gia vào việc kí kết, thẩm định hợp đồng. Để tạo lập một bản hợp đồng tốt, có chất luợng cao đòi hỏi nhân viên Ngân hàng phải có một kiến thức sâu sắc về tài chính, sự nhạy bén với thị truờng, có khả năng tổng hợp phân tích và hiểu biết về pháp luật. Khi nhân viên Ngân hàng gặp phải sai sót đây chính là nguyên nhân gây nên rủi ro cho Ngân hàng.
1.2.3.2. Các nhân tố khách quan
• Môi trường kinh tế
Bảo lãnh ra đời khi nền kinh tế phát triển đến một mức độ nhất định. Do đó ta có thể thấy, sự phát triển của nghiệp vụ bảo lãnh phải tuơng xứng với trình độ phát triển của nền kinh tế. Khi nền kinh tế phát triển với một hoạt động sản xuất kinh doanh, thuơng mại, tài chính... sẽ tạo ra một môi truờng rộng lớn cho hoạt động bảo lãnh.
Nền kinh tế phát triển mạnh, vận hành một cách hiệu quả sẽ thúc đẩy quy mô và
chất luợng bảo lãnh, nguợc lại trong giai đoạn suy thoái, hoạt động kinh doanh sẽ bị giảm sút, nhu cầu về bảo lãnh cũng ít đi tác động suy yếu tới chất luợng bảo lãnh.
Trong một nền kinh tế phát triển, sẽ xảy ra rất nhiều biến động phức tạp, rủi ro lớn, nhu vậy rủi ro cho hoạt động bảo lãnh cũng tăng lên, lúc này chất luợng bảo lãnh là điều mà Ngân hàng và khách hàng đều luu tâm đến.
• Môi trường pháp lý
Môi truờng pháp lý là một yếu tố tác động rất nhiều tới chất luợng bảo lãnh. Nếu có một môi truờng pháp lý chặt chẽ, khoa học thì hoạt động bảo lãnh sẽ diễn ra một cách dễ dàng, suôn sẻ hơn. Do hoạt động bảo lãnh chịu sự chi phối của những
quy phạm pháp luật của Chính phủ, NHNN và các bộ ngành liên quan. Mỗi thay đổi trong chính sách đều ảnh huởng trực tiếp đến hoạt động bảo lãnh, một là tác động tới chính nghiệp vụ của Ngân hàng, hai là tác động tới các doanh nghiệp tham gia sản xuất kinh doanh mà khi doanh nghiệp bị tác động thì chất luợng bảo lãnh cũng sẽ thay đổi
• Sự cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại
Mỗi Ngân hàng thuơng mại khi tham gia vào thị truờng tiền tệ đều phải chịu sự cạnh tranh từ phía các Ngân hàng khác. Hoạt động bảo lãnh cũng vậy, các ngân hàng uy tín hiện nay đều cung cấp cho khách hàng dịch vụ bảo lãnh, nếu Ngân hàng nào không có các chính sách hợp lý, chất luợng bảo lãnh cao thì sẽ không thể cạnh tranh đuợc với các ngân hàng khác. Chính sự canh tranh giữa các Ngân hàng là một yếu tố thúc đẩy việc nâng cao chất luợng bảo lãnh của Ngân hàng và giúp cho Ngân hàng có thể đánh giá đuợc chất luợng bảo lãnh của Ngân hàng mình.
• Rủi ro từ phía khách hàng
Khi tham gia vào hợp đồng bảo lãnh, các rủi ro hầu hết đều xuất phát từ phía khách hàng. Các ngân hàng cần phải xem xét cẩn thận về khách hàng mà mình tham gia bảo lãnh. Rủi ro từ khách hàng càng nhiều chứng tỏ chất luợng bảo lãnh của Ngân
hàng đó còn thấp do khi kí kết hợp đồng bảo lãnh, Ngân hàng sẽ có một quy trình kiểm định về hợp đồng đó và kiểm định về khách hàng mà Ngân hàng sẽ bảo lãnh.