Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu 0211 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NHTM CP an bình phòng giao dịch quán thánh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 58)

Ngân hàng Thương mại cổ phần (TMCP) An Bình (ABBANK) được thành lập vào ngày 13/05/1993, với tên gọi ban đầu là Ngân hàng TMCP nông thôn An Bình. Từ khi được nâng cấp thành ngân hàng quy mô đô thị (giai đoạn 2002 - 2004), ABBANK đã có những bước tiến khá dài với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Giai đoạn 2005 - 2011 là giai đoạn ABBANK có sự bứt phá mạnh mẽ nhất với sự thay đổi cả về chất và lượng.

Định hướng kinh doanh theo quan điểm thận trọng, bởi vậy các chỉ tiêu tài chính của ABBANK luôn tăng trưởng ổn định, các chỉ tiêu đảm bảo an toàn đều được

giữ vững. Bên cạnh đó, cùng sự sát cánh và hỗ trợ của các cổ đông là các tập đoàn kinh tế lớn trong và ngoài nước như: Tập đoàn Điện lực Việt Nam - EVN, Công ty cổ phần xuất nhập khẩu tổng hợp Hà Nội - Geleximco, Maybank - ngân hàng lớn nhất Malaysia, và Tổ chức tài chính quốc tế - IFC (trực thuộc Ngân hàng Thế giới), ABBANK có nguồn lực tài chính vững mạnh và cơ cấu quản trị theo những thông lệ quốc tế tốt nhất, và phát triển mạnh mẽ như một ngân hàng bán lẻ đa năng.

Với vốn điều lệ gần 4.800 tỷ đồng và mạng lưới lên tới 146 điểm giao dịch, ABBANK tự tin phục vụ hơn 450.000 khách hàng cá nhân và gần 18.500 khách hàng doanh nghiệp tại 29 tỉnh thành trên toàn quốc.

Phòng giao dịch (PGD) Quán Thánh được thành lập vào tháng 2 năm 2006 thuộc chi nhánh Đinh Tiên Hoàng, điều này đã đánh dấu một bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển của Ngân hàng TMCP An Bình. Hiện Phòng giao dịch có địa chỉ tại toà nhà 132 Quán Thánh - Ba Đình - Hà Nội. Các khách hàng của

PGD là các khách hàng thuộc tập đoàn điện lực Việt Nam và các doanh nghiệp, cá nhân khác của nền kinh tế.

Sau khi thành lập, Phòng giao dịch đã rất cố gắng trong việc mở rộng phạm vi hoạt động, chủ động tìm kiếm khách hàng và đã thu đuợc nhiều thành công, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của chi nhánh Đinh Tiên Hoàng nói riêng và ngân hàng TMCP An Bình nói chung.

2.1.2. Mô hình tổ chức

Để đáp ứng đòi hỏi về tăng truởng và phát triển của ABBANK, cùng với nhận thức nguồn nhân lực chính là tài sản quý nhất của Ngân hàng, ABBANK đã có những chiến luợc và quy trình chuẩn và rõ ràng trong việc tuyển dụng, đào tạo các cán bộ quản lý và nhân viên mới.

Với các cán bộ quản lý trung cấp và sơ cấp, ABBANK tập trung việc tuyển dụng các ứng viên đã có kinh nghiệm từ các ngân hàng khác và các nhân sự đã tốt nghiệp sau đại học từ nuớc ngoài. Với nhân viên, ABBANK đã tuyển dụng một số luợng lớn nhân sự từ các truờng Đại học, Cao đẳng thuộc khối ngành Kinh tế. Các nhân viên mới đều đuợc tuyển dụng kỹ luỡng theo các quy trình tuyển dụng chuẩn, sau khi tuyển dụng đuợc tham dự các chuơng trình đào tạo nghiệp vụ, quy trình phục vụ khách hàng và kỹ năng giao tiếp trong thời gian thử việc. Tính đến nay, Phòng giao dịch hiện có 22 cán bộ, tăng 25% so với năm 2012. Các cán bộ đuợc đào tạo cơ bản với 100% trình độ Đại học. PGD luôn đảm bảo tốt điều kiện về vật chất, tinh thần cho các cán bộ nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP An Bình - Chi nhánh Đinh Tiên Hoàng - PGD Quán Thánh đuợc phản ánh trong sơ đồ sau:

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Phòng giao dịch Quán Thánh — Ngân hàng TMCP An Bình

Mô hình Ngân hàng TMCP An Bình - PGD Quán Thánh là mô hình được áp dụng theo mô hình quản lý trực tuyến. Trưởng phòng giao dịch quản lý các hoạt động kinh doanh của đơn vị thông qua việc quản lý các tổ kế toán - ngân quỹ và tổ kế hoạch - nghiệp vụ. Theo mô hình này thì người quản lý cao nhất của ngân hàng là Trưởng phòng, là người tổ chức, sử dụng hợp lý các nguồn lực, giao quyền hạn trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ công nhân viên, đảm bảo yêu cầu của tổ chức là tối ưu, linh hoạt và có độ tin cậy cao.

• Trưởng Phòng giao dịch

Trưởng phòng giao dịch thực hiện các chức năng, nhiệm vụ sau:

- Tổ chức, quản lý, điều hành hoạt động chung trong PGD, quyết định những vấn đề chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh của PGD.

- Hoạch định chiến lược phát triển của PGD.

- Quản lý, đôn đốc, giám sát hoạt động các phòng ban và nhân viên dưới quyền.

Tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ

- Trực tiếp giao dịch với các doanh nghiệp, để khai thác vốn bằng VNĐ và ngoại tệ, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng, trực tiếp quảng cáo, tiếp thị, giới thiệu và bán các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng cho các doanh nghiệp và cá nhân.

- Phân tích, đưa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của ngân hàng trước những nguy cơ, tiềm ẩn rủi ro có thể ảnh hưởng và biện pháp phòng ngừa đối với các rủi ro này trong ngắn hạn cũng như dài hạn; Xác định chiến lược rủi ro, xây dựng cấu trúc quản trị, phân định luồng báo cáo, kiểm soát tự đánh giá, quản lý sự kiện rủi ro, các chỉ số đo lường rủi ro chính và chương trình giảm thiểu rủi ro.

Tổ kế toán - ngân quỹ

- Thực hiện các nghiệp vụ về kế toán, quản lý tài khoản tiền gửi tiền vay của các tổ chức kinh tế, cá nhân mở tài khoản tại ngân hàng. Phòng kế toán được trang bị các máy tính và các thiết bị chuyên dụng phục vụ cho công tác kế toán, phối hợp với các phòng ban khác tiến hành mọi nghiệp vụ hạch toán kế toán thanh toán giám sát các khoản vay. Đây là nơi cung cấp thông tin chính xác nhất về các nghiệp vụ tình trạng thu chi của ngân hàng cho ban lãnh đạo của Ngân hàng để có biện pháp chỉ đạo cụ thể đem lại hiệu quả kinh tế cao.

- Quản lý an toàn kho quỹ, quản lý tiền mặt theo quy định của NHNN và Ngân hàng TMCP An Bình; Tạm ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có nguồn thu tiền mặt lớn.

2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010-2014

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn (NV) là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng. Nguồn vốn lớn giúp Ngân hàng có thể mở rộng phạm vi cho vay, tăng số tiền cho

vay trong mỗi hợp đồng tín dụng. Nhận thức được điều này, PGD Quán Thánh Ngân hàng TMCP An Bình luôn coi huy động vốn là hoạt động cơ bản, quan trọng và luôn được PGD quan tâm triển khai dưới nhiều hình thức như: tiền gửi doanh nghiệp, tiết kiệm dân cư, kỳ phiếu định danh, vô danh của mọi đối tượng và các thành phần kinh tế; tạo lập thị trường liên ngân hàng nhằm huy động tiền gửi của các ngân hàng trong và ngoài nước, của các công ty ở nước ngoài với chính sách lãi suất cạnh tranh, cơ chế dịch vụ đa dạng và hấp dẫn.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động huy động vốn giai đoạn 2010-2014

(%) (%) g (%) (%) (%) Tổng NV huy động 3152.5 %100 57.991 %100 565.77 100% 61.405 100% 117.271 %100 Tiền gửi VND 3152.5 %100 57.991 %100 565.77 100% 61.405 100% 115.580 98,56% TG ngoại tệ quy VND 0 0,00 % 0 0,00% 0 0,00 % 0 0,00% 1.691 1,44 % Cơ cấu NV 52.5 31 100 % 57.99 1 100 % 65.77 5 100 % 61.40 5 100% 117.27 1 100 % Số dư TG các TCKT 29.9 43 57 % 24.93 6 43% 33.54 5 51 % 38.07 1 62% 68.017 58% Số dư TG dân cư 22.5 88 43 % 33.05 5 57 % 32.23 0 49% 23.33 4 38% 49.254 42%

Do quy mô của Phòng giao dịch Quán Thánh còn hạn chế nên tổng nguồn vốn huy động qua các năm còn thấp tuy nhiên nhìn chung tổng nguồn vốn huy động của PGD qua các năm đều tăng.

Năm 2010: tổng nguồn vốn huy động được là 52.531 triệu đồng. Đến năm 2011 con số này đạt 57.991 triệu đồng, tăng 10,3% so với năm 2010 và giữ nguyên

Chỉ tiêu

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Giá trị Tỷ trọng Tổng du nợ 65.395 100 % 2262.5 100% 75.302 100% 62.522 100% 75.302 100% Theo Ngắn hạn 24.784 37,90% 6028.3 45,36% 29.518 39,20% 27.328 43,71% 36.296 48,20% tỷ lệ tăng đến năm 2012.

Năm 2013, tổng nguồn vốn giảm nhẹ do tình hình khó khăn, cạnh tranh gay gắt. Tuy nhiên, đến năm 2014 chứng kiến sự tăng trưởng vượt bậc của tổng nguồn vốn, đạt hơn 117 tỷ đồng (tăng 91% so với năm 2013).

- về cơ cầu nguồn vốn:

+ Nguồn vốn huy động được hầu hết là bằng VND. Từ năm 2010 đến năm 2013, tỷ lệ tiền gửi bằng VNĐ đều đạt 100%. Chỉ đến năm 2014, PGD mới huy động một phần tiền gửi bằng USD, tuy nhiên còn rất hạn chế (chiếm 1,44% trên tổng số nguồn vốn huy động được).

+ Tỷ lệ nguồn vốn huy động được từ dân cư và các tổ chức kinh tế khá đồng đều, duy chỉ có năm 2013, tỷ lệ này đạt 38% - 62%.

2.1.3.2. Hoạt động tín dụng

PGD Quán Thánh - ABBank sau khi huy động được nguồn vốn cần thiết, đã đem đầu tư ở các lĩnh vực khác nhau như: hoạt động tín dụng, hoạt động dịch vụ, hoạt động kinh doanh ngoại hối... Nhưng trong đó hoạt động tín dụng vẫn đóng vai trò chủ chốt, đây là hoạt động sinh lời chủ yếu và luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của các Ngân hàng.

Vì thế, các hoạt động của PGD luôn phải đảm bảo sự tăng trưởng và an toàn tín dụng. Kết quả hoạt động tín dụng trong giai đoạn 2009 - 2011 đã phản ánh sự tăng trưởng tín dụng an toàn và bền vững.

Trong 5 năm trở lại đây dư nợ tín dụng và mức độ an toàn của các khoản tín dụng tăng liên tục qua các năm, năm 2011 tổng dư nợ tín dụng là 62,5 tỷ đồng, giảm 4,5% so với năm 2010, chỉ đạt mức 80% so với kế hoạch. Tuy nhiên, đến năm 2012, mặc dù nền kinh tế có nhiều khó khăn, nhưng dư nợ tín dụng rất cao đạt hơn 75 tỷ đồng, tăng 20% so với năm 2011, vượt kế hoạch đề ra 115%, mức tăng dư nợ tín dụng năm 2012 này nằm trong chiến lược phát triển của chi nhánh, chứ không phải là sự biến động nhất thời.

Bảng 2.2: Cơ cấu dư nợ giai đoạn 2010-2014

Theo TSĐB Có TSĐBKhông 39.237 % 60 3940.6 65% 54.217 72% 49.392 79% 60.995 81% có TSĐB 26.158 % 40 8321.8 35% 21.085 28% 13.130 21% 14.307 19% Theo loại tiền Du nợ VND 59.509 91 % 1955.0 88% 63.035 83,71% 58.145 93% 62.343 82,79% Du nợ ngoại tệ quy đổi VND 5.8 86 9 % 8.1 28 13% 12.048 16% 4.377 7% 12.959 17,21 % Theo nhóm nợ Nợ nhóm I 64.702 98,94% 0260.3 96,45% 2074.1 98,43% 4761.1 97,80% 73.728 97,91% Nợ nhóm II 0 ,0 % 0 0 0% 0 0% 0 0% 0 0% Nợ xấu (III-V) 6 93 %1,06 202.2 3,55% 1.182 1,57% 1.375 2,20% 1.574 2,09%

thời gian giữ mức ổn định, du nợ cho vay ngắn hạn và cho vay trung dài hạn thuòng ở mức 40% và 60%, tuy nhiên với khoản cho vay trung và dài hạn lớn đặt ra thách thức thực sự đối với ngân hàng trong việc quản lý rủi ro tín dụng.

- Theo tài sản đảm bảo:

Để hạn chế những rủi ro của các khoản cho vay trung dài hạn thì tỷ trọng tín dụng có tài sản đảm bảo của chi nhánh đã tăng lên theo từng năm, cụ thể là năm 2010 tỷ lệ cho vay có TSĐB chiếm 60% và đến năm 2011 đã chiếm 65% và đến năm 2014, tỷ lệ này đạt 81% trên tổng du nợ cho vay.

- Theo loại tiền:

Dư nợ ngoại tệ quy đổi VNĐ chiếm tỷ lệ thấp nhưng tăng qua các năm, năm 2010 chiếm 9% và đến năm 2012 tăng lên 16% và đạt 17,21% vào năm 2014. Nguyên nhân của việc tăng này là do nhu cầu nhập khẩu ngày càng tăng, lãi suất cho vay ngoại tệ thấp hơn nhiều so với vay tiền VND, cộng thêm việc tỷ giá biến động mạnh thời gian gần đây đã khiến nhu cầu cất giữ bằng tiền USD của người dân tăng lên.

- Theo phân loại nợ:

Nợ quá hạn của PGD Quán Thánh chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong cơ cấu dư nợ tín dụng, cụ thể tỉ lệ nợ xấu tăng từ 1,06% (năm 2010) lên 2,0% (năm 2014).

2.1.3.3. Các hoạt động khác

- Thanh toán quốc tế:

Thanh toán quốc tế có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động xuất nhập khẩu. Nhờ có nó mà các nhà xuất khẩu có thể giảm đáng kể được những rủi ro về thanh toán, rủi ro về tỷ giá,... nhờ đó mà các doanh nghiệp, các tổ chức có thể yên tâm mua bán trao đổi với nhau.

- Ngân quỹ:

Công tác ngân quỹ tại PGD luôn được cải tiến, đảm bảo thực thu chi tiền mặt nhanh chóng, chính xác, hiệu quả. Cán bộ kiểm ngân đã luôn nêu cao tinh thần tự giác, trung thực, liêm khiết và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Bộ phận kiểm ngân nhìn chung đã thực hiện tốt việc thu, chi tiền lưu động đến tận doanh nghiệp.

Khối lượng giao dịch thu chi tiền mặt đồng Việt Nam và ngoại tệ qua quỹ của PGD Quán Thánh khá lớn.

2.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN AN BÌNH - PHÒNG GIAO DỊCH QUÁN THÁNH

2.2.1. Cơ sở pháp lý trong nước khi thực hiện bảo lãnh tại Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình - Phòng giao dịch Quán Thánh

Để các hoạt động được tiến hành theo những quy trình nhất định và đi đúng theo kế hoạch đã định trước thì các hoạt động này phải chịu sự điều chỉnh, quản lý

một cách chặt chẽ bằng những quy định, những văn bản mang tính bắt buộc. Trên thực tế thì hoạt động bảo lãnh ngân hàng chua có một bộ luật riêng để điều chỉnh nhung nó cũng có những quyết định và những văn bản khác liên quan của Ngân hàng Nhà nuớc nhằm thực hiện quản lý hoạt động này.

Để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế cũng nhu tiến trình phát triển của hoạt động Ngân hàng, từ truớc đến nay, Ngân nhà Nhà nuớc (NHNN) cũng đã có những văn bản mới và những sửa đổi bổ sung các văn bản cũ cho phù hợp hơn. Những văn bản này đã đuợc Ngân hàng TMCP An Bình cụ thể hoá thành những văn bản sát thực hơn với hoạt động của ABBank cũng nhu của Phòng giao dịch Quán Thánh.

- Để thay thế cho Thông tu số 28/2012/TT-NHNN ngày 03/10/2012, Ngân hàng Nhà nuớc đã ban hành Thông tu 07/2015/TT-NHNN ngày 25/6/2015 quy định về bảo lãnh Ngân hàng. Thông tu chính thức có hiệu lực từ ngày 09/8/2015, tạo điều kiện điều chỉnh hoạt động bảo lãnh trong khi Việt Nam đang ngày càng mở rộng quan hệ ra nuớc ngoài và tham dự thêm nhiều tổ chức kinh tế thế giới.

Bên cạnh những quy định có tính bắt buộc cao của NHNN, hệ thống Ngân hàng TMCP An Bình còn đua ra những văn bản huớng dẫn, định huớng cho sự phát triển các hoạt động chung của ngân hàng và hoạt động bảo lãnh nói riêng, nhu Quyết định số 133/QĐ-HĐQT12 ngày 28/11/2012 của Hội đồng Quản trị ABBank về việc ban hành Quy chế bảo lãnh đối với khách hàng, Quyết định số 445/QĐ-

Một phần của tài liệu 0211 giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động bảo lãnh tại NHTM CP an bình phòng giao dịch quán thánh luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w