Trong vài năm trở lại đây, các ngân hàng không ngừng đẩy mạnh phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ thay vì bán buôn như trước kia khiến cho sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng khốc liệt hơn tại phân khúc khách hàng này. Nhằm tạo điều kiện thúc đẩy hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng thì Ngân hàng nhà nước với tư cách là cơ quan quản lý ngành cần phải có những động thái tích cực nhằm tạo điều kiện cho các ngân hàng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân, đồng thời gia tăng sự quản lý đối với hoạt động này của các ngân hàng nhằm tạo môi trường trong sạch, lạnh mành cho các ngân hàng phát triển.
Thứ nhất, NHNN cần không ngừng hoàn thiện hệ thống các văn bản quy định đối với hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng.
NHNN cần cụ thể hóa hơn nữa các văn bản, quy định đối với hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại xây dựng hệ thống văn bản quy định về hoạt động cho vay của mình từ đó xây dựng các quy trình, văn bản về hoạt động thẩm định khách hàng sao cho vừa tuân thủ các quy định của pháp luật, vừa giúp các ngân hàng hạn chế rủi ro tín dụng. Đặc biệt NHNN cần đưa ra văn bản quy định, hướng
dẫn cụ thể các tổ chức tín dụng trong việc xây dựng hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng làm cơ sở cho các ngân hàng xây dựng hệ thống này một cách thống nhất, theo một quy chuẩn nhất định.
Thứ hai, NHNN cần tạo điều kiện cho các ngân hàng trong việc thu thập thông tin tín dụng của các khách hàng.
NHNN cần nâng cao chất luợng thông tin đuợc cung cấp bởi Trung tâm thông tin tín dụng CIC. Trung tâm thông tin tín dụng CIC hoạt động trên cở sở yêu cầu bắt buộc các ngân hàng phải cung cấp thông tin về tình hình giao dịch tín dụng của các khách hàng tại các ngân hàng định kỳ và tổng hợp các thông tin về lịch sử quan hệ tín dụng của các khách hàng lại và cung cấp cho các ngân hàng nếu các ngân hàng có yêu cầu và có thu phí. Tuy nhiên vẫn còn tình trạng các ngân hàng chậm cung cấp thông tin, hoặc chậm trễ trong việc cập nhật thông tin của các khách hàng quá hạn tại ngân hàng khiến cho các thông tin mà CIC cung cấp cho các ngân hàng có yêu cầu đôi khi không chính xác, không cập nhật gây ảnh huởng đến chất luợng công tác thẩm định của các ngân hàng. Vì vậy, NHNN cần thông qua CIC tăng cuờng hoạt động thanh tra giám sát việc điều chỉnh nhóm nợ của các khách hàng quá hạn của các ngân hàng theo đúng quy định và tăng cuờng đôn đốc, giám sát hoạt động cung cấp thông tin tín dụng của các khách hàng đặc biệt là khách hàng cá nhân của các ngân hàng nhằm nâng cao chất luợng nguồn thông tin do CIC cung cấp cho các ngân hàng.
Mặt khác, hiện nay NHNN mới chỉ quy định bắt buộc các ngân hàng phải cung cấp thông tin tín dụng các các khách hàng cho CIC mà chua có quy định bắt buộc đối với các Qũy tín dụng. Để nâng cao chất luợng nguồn thông tin do CIC cung cấp cũng nhu hỗ trợ các ngân hàng trong quá trình thu thập lịch sử tín dụng của khách hàng thì đề xấu NHNN nên đua các Qũy tín dụng vào danh mục các tổ chức bắt buộc cung cấp thông tin tín dụng cho CIC.
Thứ ba, cần nâng cao chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát hoạt động của các NHTM nhất là đối với hoạt động tín dụng tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng đồng thời có các chế tài xử phạt mạnh có tính chất răn đe mạnh hơn nữa đối với các ngân hàng vi phạm.
Thứ tư, NHNN cần nâng cao chất lượng công tác dự báo tình hình kinh tế vĩ mô để có những chỉ đạo kịp thời, những định hướng phù hợp trước những biến động của tình hình kinh tế vĩ mô làm cơ sở để các ngân hàng đưa ra các chính sách, định hướng cho hoạt động ngân hàng nói chung và đối với hoạt động tín dụng cá nhân nói riêng, từ đó làm tăng tính hiệu quả và an toàn trong hoạt động của các ngân hàng thương mại.