ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA NGÂNHÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

Một phần của tài liệu 0244 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân tại NHTM CP việt nam thịnh vượng chi nhánh kinh đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86)

CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH KINH ĐÔ 3.1.1. Định hướng phát triển của Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Việt

Nam Thịnh Vượng - Chi nhánh Kinh Đô trong thời gian tới

VPBank đang trên chặng đường triển khai chiến lược 5 năm giai đoạn 2012-2017, trong hai năm 2013 và 2014, VPBank với định hướng phát triển tập trung xây dựng và củng cố hệ thống nền tảng để chuẩn bị phát triển quy mô lớn. Trong những năm tới VPBank tiếp tục chuyển đổi toàn diện với nhiệm vụ trọng tâm là thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt để đạt được mục tiêu về quy mô và mục tiêu tham vọng trở thành một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu vào năm 2017 theo đúng chiến lược đã đề ra. Để đạt được những mục tiêu đó, VPBank tiếp tục tập trung vào hai mục tiêu cơ bản là:

- Thúc đẩy tăng trưởng quyết liệt tập trung vào các phân khúc khách hàng trọng tâm của chiến lược và của các khu vực thị trường chọn lọc cụ thể là tăng trưởng tín dụng, huy động và tập trung vào hai phân khúc khách hàng chủ chốt là khách hàng cá nhân và khách hàng SME;

- Tiếp tục củng cố các hệ thống nền tảng theo hướng tập trung hóa, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động ở mọi khâu mấu chốt. Cụ thể, VPBank sẽ tiếp tục đặt trọng tâm vào hệ thống quản trị rủi ro, củng cố hệ thống phê duyệt, củng cố hệ thống quản lý, xủ lý và thu hồi nợ có vấn đề, triển khai và hoàn thiện hệ thống mô hình tổ chức, hệ thống bán hàng và dịch vụ, phát triển nhân sự, tăng cường công nghệ thông tin tiên tiến đảm bảo phục

vụ tốt quá trình phát triển nhanh của các hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ.

Căn cứ vào định hướng phát triển chung của toàn ngân hàng VPBank và căn cứ vào chỉ tiêu hoạt động kinh doanh mà ngân hàng VPBank giao cho Chi nhánh. Chi nhánh Kinh Đô đã xác định một số định hướng chính trong thời gian tới của Chi nhánh như sau:

Thứ nhất, về hoạt động huy động vốn:không ngừng đa dạng hóa các nguồn vốn, đặc biệt hướng tới các nguồn vốn ổn định của các khách hàng cá nhân. Trong đó, chú trọng việc chăm sóc giữ chân các khách hàng đang sử dụng các dịch vụ tiết kiệm của Chi nhánh, liên hệ, chăm sóc các khách hàng đã từng sử dụng các dịch vụ của VPBank, triển khai các khách hàng mới tập trung vào các khu dân cư, văn phòng xung quanh địa bàn của các Chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc.

Thứ hai, về hoạt động cho vay: tiếp tục đa dạng hóa các đối tượng khách hàng cho vay, tập trung vào phát triển cho vay có tài sản bảo đảm. về đối tượng cho vay tập trung vào phân khúc khách hàng cá nhân và phân khúc khách hàng là các doanh nghiệp vừa và nhỏ có trụ sở kinh doanh đặt tại vị trí cách Chi nhánh hoặc các phòng giao dịch trực thuộc Chi nhánh không quá 30km. Song song với việc tập trung phát triển dư nợ, thì Chi nhánh cũng tập trung phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả công tác xử lý nợ xấu của Chi nhánh đưa tỷ lệ nợ quá hạn của Chi nhánh trong năm kế hoạch về dưới 1.5% so với năm 2014.

Thứ ba, về phát triển hoạt động dịch vụ: tập trung đẩy mạnh phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ đặc biệt là dịch vụ thẻ và dịch vụ ngân hàng điện tử, thông qua danh mục cơ sở dữ liệu khách hàng của Chi nhánh đẩy mạnh hoạt động bán chéo sản phẩm cho các khách hàng đã và đang sử dụng các dịch vụ khác của Chi nhánh.

3.1.2. Định hướng của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt NamThịnh Thịnh

Vượng - Chi nhánh Kinh Đô đối với phát triển tín dụng cá nhân

Căn cứ vào định hướng phát triển của VPBank, căn cứ vào chỉ tiêu phát triển tín dụng cá nhân mà hội sở giao cho Chi nhánh Kinh Đô, căn cứ vào định hướng phát triển chung của toàn Chi nhánh trong năm tiếp theo. Chi nhánh đã xây dựng định hướng cụ thể đối với hoạt động cho vay khách hàng cá nhân. Chi tiết như sau:

Thứ nhất, đẩy mạnh phát triển tín dụng cá nhân một cách lành mạnh, bền vững. Đồng thời đưa tỷ lệ nợ xấu của các khoản vay cá nhân về dưới 1%.

Thứ hai, hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tập trung vào phát triển các khách hàng ở khu vực nội thành, ưu tiên phát triển các khách hàng cá nhân là các cán bộ công nhân viên chức, các cá nhân có nguồn thu nhập từ lương, các hộ kinh doanh kinh doanh các mặt hàng thuộc diện khuyến khích cho vay của VPBank và các hộ kinh doanh có doanh thu chuyển qua tài khoản ngân hàng...

Thứ ba, tạo điều kiện thuận lợi cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn tại Chi nhánh, chủ động trong việc tím kiếm các khách hàng cá nhân mới.

Thứ tư, không ngừng đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển hoạt động tín dụng đặc biệt là chú trọng đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ thực hiện công tác thẩm định khách hàng tại Chi nhánh.

Thứ năm, tăng cường công tác quản lý, giám sát chặt chẽ khâu thẩm định khách hàng và kiểm tra, kiểm soát sau cho vay để giảm thiểu rủi ro tín dụng cho Chi nhánh từ đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cá nhân của Chi nhánh.

3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THẨM ĐỊNHTÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TÍN DỤNG CÁ NHÂN TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG - CHI NHÁNH KINH ĐÔ

3.2.1. Giải pháp về tổ chức, điều hành công tác thẩm định

Công tác tổ chức, điều hành hoạt động thẩm định có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác thẩm định. Công tác tổ chức, điều hành tốt tức là có sự sắp xếp, phân công công việc hợp lý, rõ ràng. Việc tổ chức, điều hành công tác thẩm định tại Chi nhánh Kinh Đô vẫn còn một số bất cập cần được khắc phục như chưa có sự phân công công việc rõ ràng, một cán bộ tại Chi nhánh hiện nay phải quản lý quá nhiều hồ sơ khách hàng gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, tại các cán bộ khách hàng tại Chi nhánh chưa có sự chuyên môn hóa thẩm định theo từng ngành nghề lĩnh vực dẫn đến tình trạng các cán bộ thẩm định khi thẩm định khách hàng không am hiểu về lĩnh vực khách hàng đang hoạt động nên kết quả phân tích, đánh giá khách hàng chưa thực sự chính xác... Để nâng cao chất lượng công tác tổ chức, điều hành công tác thẩm định khách hàng tại Chi nhánh Kinh Đô thì:

Đối với Ban lãnh đạo Chi nhánh

Ban lãnh đạo Chi nhánh là những người thực hiện việc quản lý chung nhất các hoạt động của toàn Chi nhánh nói chung và hoạt động thẩm định nói riêng, là người đưa ra các định hướng phát triển tín dụng và thẩm định, là người trực tiếp giám sát, đánh giá chất lượng công tác thẩm định và là người đưa ra quyết định cuối cùng về việc phê duyệt khoản vay tại Chi nhánh. Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại Chi nhánh thì Ban lãnh đạo Chi nhánh cần phải:

- Ban lãnh đạo Chi nhánh cần nhanh chóng, kịp thời phổ biến các văn bản, quy định liên quan đến việc cho vay, thẩm định tín dụng cho các cán bộ khách hàng và cập nhật thường xuyên các biến động của từng ngành nghề để

có thể đưa ra các định hướng cho hoạt động tín dụng cá nhân một cách chính xác nhất, hạn chế các rủi ro tín dụng cho Chi nhánh.

- Ban lãnh đạo Chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay nhất là công tác thẩm định khách hàng của các cán bộ khách hàng để đảm bảo việc thẩm định khách hàng của Chi nhánh được diễn ra theo đúng các quy định của phát luật và ngân hàng, kịp thời phát hiện các sai sót để có hướng khắc phục cho phù hợp.

- Ban lãnh đạo Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp tổng kết đánh giá chất lượng công việc của các cán bộ thẩm định để có các kế hoạch đào tạo trình độ chuyên môn cho các cán bộ còn yếu thông qua các hình thức đạo tạo tại chỗ hoặc cử đi học các lớp nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo của VPBank. Ngoài ra, trong cuộc họp Ban lãnh đạo Chi nhánh cần lấy ý kiến của các cán bộ thẩm định về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tác nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc đó, giúp công tác thẩm định tại Chi nhánh được thông suốt.

Đối với các cán bộ thẩm định

- Chi nhánh cần phân công công việc cho từng cán bộ thẩm định một cách hợp lý, khoa học theo năng lực, trình độ chuyên môn và vị trí công việc để có thể khai thác tối đa điểm mạnh của từng cán bộ. Đặc biệt cần chú ý phân công công việc cho các cán bộ theo hướng chuyên môn hóa từng phân khúc khách hàng nghĩa là phân công từng nhóm cán bộ thẩm định phụ trách từng phân khúc khách hàng, để các cán bộ khách hàng có ý thức trau dồi các kiến thức về đặc điểm của từng phân khúc khách hàng mình đang phụ trách , điều này sẽ khiến cho công tác thẩm định được chính xác hơn.

- Chi nhánh cần ban hành văn bản quy định rõ trách nhiệm đối với từng cán bộ căn cứ theo vị trí công việc của từng người. Để các cán bộ có trách

nhiệm hơn đối với công việc của mình từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công việc của từng cán bộ.

3.2.2. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định

Yếu tố con người luôn là yếu tố quan trong quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Vì vậy, chất lượng của đỗi ngũ cán bộ thẩm định có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng công tác thẩm định. Hiện nay, tại Chi nhánh chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định không đồng đều, vẫn còn một số cán bộ có trình độ chuyên môn chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, đặc biệt tại Chi nhánh các cán bộ khách hàng vừa phải thực hiện tìm kiếm, tư vấn khách hàng, vừa thực hiện công tác thẩm định khách hàng mà không có sự chuyên môn hóa công việc, trong khi các cán bộ khách hàng tại Chi nhánh đều rất trẻ nên hạn chế về mặt kinh nghiệm... trước những tồn tại đó, tác giả có đề xuất một số các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thẩm định tại Chi nhánh Kinh Đô như sau:

Thứ nhất, cần phải thường xuyên tổ chức đánh giá năng lực của cán bộ thẩm định thông qua việc đánh giá chất lượng công việc của các cán bộ đó, thông qua các bài kiểm tra đánh giá trình độ chuyên môn để từ đó có những đánh giá chính xác về năng lực của từng cán bộ để có kế hoạch đào tạo sao cho phù hợp. Mặt khác, thông qua các đợt kiểm tra sẽ khuyến khích các cán bộ thẩm định không ngừng trau dỗi các kỹ năng, các kiến thức phục vụ nghề nghiệp của mình từ đó góp phần nâng cao năng lực của các cán bộ thẩm định.

Thứ hai, Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các buổi trao đổi kinh nghiệm, phổ biến chủ trương của VPBank và của Chi nhánh, phổ biến các kiến thức về kinh tế thị trường, về các biến động của các ngành nghề kinh tế và về các quy định mới của pháp luật và của VPBank để các cán bộ kịp thời nắm bắt phục vụ cho công tác thẩm định khách hàng.

Thứ ba, Chi nhánh cần có các chính sách thưởng, phạt rõ ràng như thưởng, phạt theo hiệu quả công việc nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và khuyến khích các cán bộ thẩm định thực hiện tốt công việc của mình.

Thứ tư, Chi nhánh cần ban hành các tiêu chí cụ thể về yêu cầu trình độ chuyên môn của một cán bộ thẩm định để các cán bộ chủ động hơn trong việc trau dồi các kiến thức, kỹ năng hơn cũng như giúp cho Chi nhánh có thể đưa ra các kế hoạch đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của công tác thẩm định. Một số các yêu cầu cơ bản về trình độ chuyên môn của một cán bộ thẩm định tín dụng cá nhân như sau:

- Cán bộ thẩm định cần có các kỹ năng, kiến thức về nghiệp vụ thẩm định khách hàng cá nhân, phải có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao. Ngoài ra, các cán bộ thẩm định cần thường xuyên tr au dồi, cập nhật kiến thức nhằm không ngừng nâng cao năng lực chuyên môn của bản thân.

- Các cán bộ thẩm định cần nắm vững các quy định của pháp luật và các quy trình, quy chế của ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng nói chung và công tác thẩm định nói riêng.

- Các cán bộ thẩm định cần có kiến thức rộng, am hiểu các lĩnh vực kinh tế, ngành nghề, có các kỹ năng về cập nhật, nắm bắt thông tin, am hiểu về pháp luật liên quan đến các lĩnh vực mà mình phụ trách thẩm định khách hàng để cho vay vốn.

3.2.3. Tăng chất lượng việc thu thập thông tin

Chất lượng thông tin phục vụ cho hoạt động thẩm định có ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thẩm định. Các thông tin sử dụng trong quá trình thẩm định càng chính xác thì chất lượng thẩm định khách hàng càng cao và ngược lại. Vì vậy, việc tổ chức thu thập thông tin khách hàng là hết sức cần thiết, quan trọng. Hiện nay, quá trình thu thập thông tin khách hàng tại Chi nhánh còn

khá thụ động, phụ thuộc rất nhiều vào các thông tin khách hàng cung cấp, mặt khác do không có sự phân công cán bộ thẩm định theo huớng chuyên môn hóa từng lĩnh vực ngành nghề của khách hàng dẫn đến tình trạng các cán bộ thẩm định khách hàng nhung không nắm vững đuợc các kiến thức về ngành nghề khách hàng đang hoạt động dẫn đến việc phân tích đánh giá khách hàng và dự đoán các rủi ro có thể xảy ra truớc những biến động của tình hình kinh tế vĩ mô chua đuợc chính xác. Để nâng cao chất luợng việc thu thập thông tin khách hàng thì tác giả có một số biện pháp sau:

Thứ nhất, cần đa dạng hóa các kênh thu thập thông tin khách hàng. Bên cạnh các kênh thông tin truyền thống nhu các thông tin khách hàng tự cung cấp cho ngân hàng, từ việc các cán bộ thẩm định đi thẩm định thực tế khách hàng, thông tin do Trung tâm thông tin tín dụng CIC cung cấp thì Chi nhánh cần khai thác một số kênh thông tin khác nhu:

- Các nguồn thông tin từ các phuơng tiện thông tin đại chúng, các thông tin từ tổng cục thuế, tổng cục thống kê, từ bảo hiểm xã hội... chẳng hạn nhu theo hồ sơ khách hàng cung cấp thì khách hàng có nguồn thu nhập từ luơng trên 9 triệu đồng nhung khi cán bộ thẩm định kiểm tra thông tin khách hàng từ tổng cục thuế thì khách hàng chua có mã số thuế thì các cán bộ thẩm định cần kiểm tra, xác thực lại thông tin của khách hàng cung cấp.

- Cần kiểm tra, đối chiếu các thông tin khách hàng thông qua các đối tác, bạn hàng, bộ phận nhân sự của công ty khách hàng đang làm việc .

- Cần khai thác thông tin khách hàng thông qua các buổi phỏng vấn, nói chuyện với khách hàng. Để sử dụng tốt kênh thông tin này thì các cán bộ thẩm định cần có kỹ năng phỏng vấn khách hàng, kỹ năng quan sát, kỹ năng lắng nghe. để thu đuợc nhiều thông tin nhất từ khách hàng và xác định mức độ chính xác của các thông tin khách hàng cung cấp. Các cán bộ thẩm định

cần tạo ra không khí thân mật, cởi mở, điều khiển buổi nói chuyện huớng vào chủ đề mà các cán bộ cần khai thác thông tin...

- Ngoài việc chú trọng khai thác các thông tin khách hàng thì các cán bộ thẩm định cần thu thập các thông tin liên quan đến lĩnh vực kinh tế mà các khách hàng đang hoạt động thông qua các phuơng tiện thông tin đại chúng, các

Một phần của tài liệu 0244 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân tại NHTM CP việt nam thịnh vượng chi nhánh kinh đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w