Giải pháp về tổ chức, điều hành công tác thẩm định

Một phần của tài liệu 0244 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân tại NHTM CP việt nam thịnh vượng chi nhánh kinh đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 91)

Công tác tổ chức, điều hành hoạt động thẩm định có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng công tác thẩm định. Công tác tổ chức, điều hành tốt tức là có sự sắp xếp, phân công công việc hợp lý, rõ ràng. Việc tổ chức, điều hành công tác thẩm định tại Chi nhánh Kinh Đô vẫn còn một số bất cập cần được khắc phục như chưa có sự phân công công việc rõ ràng, một cán bộ tại Chi nhánh hiện nay phải quản lý quá nhiều hồ sơ khách hàng gây ảnh hưởng đến chất lượng công việc, tại các cán bộ khách hàng tại Chi nhánh chưa có sự chuyên môn hóa thẩm định theo từng ngành nghề lĩnh vực dẫn đến tình trạng các cán bộ thẩm định khi thẩm định khách hàng không am hiểu về lĩnh vực khách hàng đang hoạt động nên kết quả phân tích, đánh giá khách hàng chưa thực sự chính xác... Để nâng cao chất lượng công tác tổ chức, điều hành công tác thẩm định khách hàng tại Chi nhánh Kinh Đô thì:

Đối với Ban lãnh đạo Chi nhánh

Ban lãnh đạo Chi nhánh là những người thực hiện việc quản lý chung nhất các hoạt động của toàn Chi nhánh nói chung và hoạt động thẩm định nói riêng, là người đưa ra các định hướng phát triển tín dụng và thẩm định, là người trực tiếp giám sát, đánh giá chất lượng công tác thẩm định và là người đưa ra quyết định cuối cùng về việc phê duyệt khoản vay tại Chi nhánh. Để nâng cao chất lượng công tác thẩm định tại Chi nhánh thì Ban lãnh đạo Chi nhánh cần phải:

- Ban lãnh đạo Chi nhánh cần nhanh chóng, kịp thời phổ biến các văn bản, quy định liên quan đến việc cho vay, thẩm định tín dụng cho các cán bộ khách hàng và cập nhật thường xuyên các biến động của từng ngành nghề để

có thể đưa ra các định hướng cho hoạt động tín dụng cá nhân một cách chính xác nhất, hạn chế các rủi ro tín dụng cho Chi nhánh.

- Ban lãnh đạo Chi nhánh cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động cho vay nhất là công tác thẩm định khách hàng của các cán bộ khách hàng để đảm bảo việc thẩm định khách hàng của Chi nhánh được diễn ra theo đúng các quy định của phát luật và ngân hàng, kịp thời phát hiện các sai sót để có hướng khắc phục cho phù hợp.

- Ban lãnh đạo Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các cuộc họp tổng kết đánh giá chất lượng công việc của các cán bộ thẩm định để có các kế hoạch đào tạo trình độ chuyên môn cho các cán bộ còn yếu thông qua các hình thức đạo tạo tại chỗ hoặc cử đi học các lớp nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo của VPBank. Ngoài ra, trong cuộc họp Ban lãnh đạo Chi nhánh cần lấy ý kiến của các cán bộ thẩm định về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình tác nghiệp từ đó đưa ra các giải pháp nhằm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc đó, giúp công tác thẩm định tại Chi nhánh được thông suốt.

Đối với các cán bộ thẩm định

- Chi nhánh cần phân công công việc cho từng cán bộ thẩm định một cách hợp lý, khoa học theo năng lực, trình độ chuyên môn và vị trí công việc để có thể khai thác tối đa điểm mạnh của từng cán bộ. Đặc biệt cần chú ý phân công công việc cho các cán bộ theo hướng chuyên môn hóa từng phân khúc khách hàng nghĩa là phân công từng nhóm cán bộ thẩm định phụ trách từng phân khúc khách hàng, để các cán bộ khách hàng có ý thức trau dồi các kiến thức về đặc điểm của từng phân khúc khách hàng mình đang phụ trách , điều này sẽ khiến cho công tác thẩm định được chính xác hơn.

- Chi nhánh cần ban hành văn bản quy định rõ trách nhiệm đối với từng cán bộ căn cứ theo vị trí công việc của từng người. Để các cán bộ có trách

nhiệm hơn đối với công việc của mình từ đó góp phần nâng cao hiệu quả công việc của từng cán bộ.

Một phần của tài liệu 0244 giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân tại NHTM CP việt nam thịnh vượng chi nhánh kinh đô luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w