Các chỉ tiêu định lượng
Thứ nhất, thời gian và chi phí thẩm định tín dụng cá nhân
Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt, để có thể tìm kiếm và thu hút các khách hay sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng nói chung và sử dụng dịch vụ tín dụng cá nhân nói riêng của ngân hàng ngày càng khó khăn. Đối với một khách hàng vay vốn thì bên cạnh yếu tố về lãi suất, thủ tục vay vốn.. .thì một yếu tố quan trọng quyết định đến việc có sử dụng dịch vụ vay vốn của ngân hàng đó hay không là yếu tố về thời gian xử lý một khoản vay tức từ khi nhận đủ hồ sơ vay vốn của khách hàng đến khi khách hàng nhận được tiền có nhanh chóng không. Trong quy trình cho vay của ngân hàng thì thời gian thẩm định tín dụng nhanh hay chậm sẽ tạo nên sự khác biệt về thời gian xử lý khoản vay của ngân hàng. Chính vì vậy, thời gian thẩm định tín dụng của một ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ của khách hàng từ đó ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của ngân hàng, ảnh hưởng đến chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng. Thời gian thẩm định phải nhanh chóng, đảm bảo quy định về thời gian thẩm định theo quy định của ngân hàng nhưng vẫn đảm bảo được thực hiện đúng các quy trình thẩm định của ngân hàng.
Thứ hai, chi phí thẩm định tín dụng cá nhân
Chi phí thẩm định tín dụng cá nhân là các khoản chi phí mà ngân hàng bỏ ra trong suốt quá trình thẩm định. Một số các khoản chi phí thẩm định cơ bản như:
- Chí phí về nhân lực tực hiện thẩm định tín dụng cá nhân;
- Chi phí để có được thông tin tin cậy phục vụ cho công tác thẩm định như chi phí đi lại, ăn ở để thẩm định khách hàng, các chi phí mua các thông tin về khách hàng như chi phí tra cứu CIC và một số các kênh cung cấp thông tin khác.
- Chi phí về khấu hao tài sản cố định, công nghệ phục vụ cho hoạt động thẩm định khách hàng.
Nếu để đạt được kết quả thẩm định tín dụng chính xác, tin cậy mà phỉa tốn quá nhiều chi phí và thời gian cho công tác thẩm định tín dụng thì chất lượng thẩm định tín dụng sẽ không được tính là đạt hiệu quả. Mà chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân đạt hiệu quả khi thời gian thẩm định ngắn, chi phí thấp nhưng vẫn đảm bảo các yêu cầu thẩm định tín dụng.
Thứ ba, chất lượng tín dụng cá nhân của ngân hàng và hiệu quả của việc thẩm định tín dụng cá nhân
Mục đích của thẩm định tín dụng là đánh giá một cách chính xác và trung thực khả năng trả nợ của khách hàng để phục vụ cho việc ra các quyết định cho vay. Đây là một khâu quan trọng trong quy trình cho vay của một ngân hàng, giúp các ngân hàng đánh giá, hạn chế và đề xuất các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng. Nên một trong các tiêu chí để đánh giá chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân của một ngân hàng chính là chất lượng tín dụng cá nhân của ngân hàng đó. Chất lượng tín dụng cá nhân của ngân hàng được thể hiện thông qua các chỉ tiêu định lượng về dư nợ, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu và nợ có khả năng mất vốn, các chỉ tiêu phản ánh thu nhập từ hoạt động tín dụng cá nhân của ngân hàng. Chi tiết như sau:
- Chỉ tiêu tổng dư nợ cá nhân của ngân hàng: chỉ tiêu này phản ánh quy mô tín dụng cá nhân và tốc độ tăng trưởng tín dụng cá nhân của ngân hàng .
Chỉ tiêu này càng cao thể hiện thị phần cho vay cá nhân của ngân hàng ngày càng mở rộng, được khách hàng tin tưởng lựa chọn.
- Chỉ tiêu về tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn của khách hàng cá nhân: chỉ tiêu này phản ánh thực chất tình trạng chất lượng tín dụng cá nhân của ngân hàng. Cách tính các chỉ tiêu này như sau:
> Tình hình nợ quá hạn của KHCN: theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thì nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Theo đó nợ quá hạn bao gồm các khoản nợ thuộc nhóm 2,3,4,5 theo quy định của quyết định này. Vì vậy ta có thể hiểu dư nợ quá hạn của các KHCN là các khoản nợ của các KHCN được phân loại thuộc nhóm nợ 2,3,4,5 theo quy định của quyết định 493/2005/QĐ-NHNN. Các công thức tính phản ánh tình hình nợ quá hạn của các KHCN của ngân hàng:
Tỷ lệ nợ quá hạn của KHCN =---ɪ “ ' —— X 1 O O %
■ Tong dư nợ
Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn của KHCN cho biết trong tổng dư nợ cho vay của ngân hàng thì số dư nợ KHCN bị quá hạn chiếm bao nhiêu phần trăm.
D ư nợ KHCNquá hạn
Tỷ trọng nợ quá hạn của KHCN = ^ X 1 O O %
ʃ ∙ ð • “ • Tông dư nợ KHCN
Tỷ trọng nợ quá hạn của KHCN cho biết cứ 100 đồng tín dụng cá nhân cho vay ra của ngân hàng thì có bao nhiêu đồng bị quá hạn.
Hai chỉ tiêu này đều phản ánh chất lượng tín dụng cá nhân của ngân hàng. Chỉ số này càng cao thì chất lượng tín dụng cá nhân của ngân hàng càng thấp, qua đó thể hiện chất lượng thẩm định tín dụng của ngân hàng đó kém nên kết quả thẩm định có sai lệch hoặc chưa dự báo được các rủi ro có thể xảy ra, chưa đề ra được các biện pháp phòng ngừa rủi ro hiệu quả.
> Tình hình nợ xấu của các KHCN: theo quyết định 493/2005/QĐ- NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng thì nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này. Tỷ lệ nợ
xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.
Tỷ lệ nợ xâu của KHCN =---" , ---X 1 0 0 %
TO ng dư nợ
Chỉ tiêu này cho biết số nợ xấu của khách hàng cá nhân chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ cho vay của toàn ngân hàng.
Tỷ trọng nợ xâu của KHCN = —ɪ ? " — X 1 0 0 %
TO ng dư nợ KH CN
Tỷ trọng nợ xấu của KHCN cho biết cứ 100 đồng dư nợ cho vay KHCN thì có bao nhiêu đồng nợ xấu.
Hai chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng tín dụng càng kém, công tác thẩm định tín dụng của ngân hàng chưa đạt được hiệu quả và ngược lại.
> Tình hình rủi ro mất vốn: phán ánh mức độ rủi ro tín dụng cá nhân của các ngân hàng. Nó thể hiện qua 2 chỉ tiêu chính sau:
Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cá nhân so với tổng dư nợ cá nhân kỳ báo cáo:
__ ________ . .. DPRRTD cả nhấn được trích lập
Tỷ lệ DPRRTD cả nhấn = --- —H---:— × 100% Dư nợ cả nhằn
Theo Quyết định 493/2005/TT-NHNN ngày 22/04/2005 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD thì dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng cá nhân cho
cao cho thấy chất lượng các khoản tín dụng cá nhân của ngân hàng kém, khả năng thu hồi vốn kém và ngược lại.
Tỷ lệ mất vốn của các ngân hàng:
Tỷ lệ mất vổn KHCN
Mất vốn KHCN đã xỏa cho kỳ bảo cảo
= -L Z ʌ lɪɪ L ZL CLn × 100%
Dư nợ cả nhấn cho kỳ bảo cảo
Nợ mất vốn là các khoản vay thuộc nhóm 5 theo QĐ 493/2005/QĐ- NHNN tức là các khoản vay được đánh giá là không có khả năng thu hồi đã được các ngân hàng dử dụng quỹ dự phòng cụ thể để xử lý rủi ro đồng thời đưa ra ngoại bảng để theo dõi. Tỷ lệ này phản ánh cứ 100 đồng dư nợ cá nhân thì có bao nhiêu đồng mất vốn. Tỷ lệ này càng cao thì số nợ cho vay bị mất của ngân hàng càng cao. Chất lượng tín dụng cá nhân của ngân hàng càng kém và ngược lại. Từ đó thể hiện chất lượng thẩm định tín dụng cá nhân của ngân hàng kém.
- Chỉ tiêu về lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân: đối với các ngân hàng thương mại Việt Nam thì nguồn thu từ hoạt động tín dụng chiếm tới 90% tổng thu của ngân hàng. Một khoản tín dụng sẽ giúp ngân hàng thu nhập từ lãi (không tính các khoản lãi treo chờ thanh toán do khách hàng chậm trả), từ các khoản phí phạt. Mặt khác, một khoản tín dụng tốt sẽ giúp ngân hàng hạn chế được các chi phí phát sinh trong suốt quá trình vay vốn của khách hàng. Lợi nhuận từ hoạt động tín dụng cá nhân càng cao thể hiện chất lượng tín dụng cá nhân cao và ngược lại.
Các chỉ tiêu định tính
Thứ nhất, sự hài lòng của khách hàng cá nhân
Trước sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các ngân hàng như hiện nay thì bất kỳ một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển thì sự hài lòng có các
bao gồm chất lượng dịch vụ của ngân hàng và bên cạnh việc cấp tín dụng cho khách hàng ngân hàng cần đưa ra các giải pháp, tư vấn cho các khách hàng của mình để giúp tăng tính khả thi và hiệu quả, đề phòng các rủi ro có thể xảy ra của phương án vay vốn và của hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Trong quá trình thẩm định khách hàng cá nhân vay vốn tại ngân hàng các cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định sẽ phải tiếp xúc khách hàng để thu thập hồ sơ, thông tin của khách hàng vay vốn làm cơ sở để tiến hành thẩm định. Trong suốt quá trình thẩm định, các cán bộ liên quan cần làm việc với khách hàng với thái độ cầu thị, nhanh chóng tránh gây phiền hà cho khách hàng, các đề xuất để hạn chế rủi ro cho khách hàng và ngân hàng trong quá trình vay vốn được đề xuất trong kết quả của báo cáo thẩm định đã được phê duyệt thì các cán bộ có liên quan cần thông báo và tư vấn, yêu cầu khách hàng thực hiện đầy đủ các yêu cầu để được cấp tín dụng. Mức độ hài lòng của các khách hàng trong quá trình vay vốn nhất là trong quá trình thẩm định hồ sơ khách hàng sẽ phản ánh chất lượng thẩm định tín dụng, mức độ hài lòng càng cao thì chất lượng thẩm định tín dụng càng tăng và ngược lại.
Thứ hai, sự tuân thủ pháp luật và các quy định của ngân hàng về nội dung và quy trình thẩm định của các cán bộ thẩm định.
Yếu tố con người luôn là yếu tố quyết định trong mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung và của hoạt động thẩm định tín dụng cá nhân của các ngân hàng nói riêng. Một quy trình thẩm định hay các văn bản liên quan đến hoạt động thẩm định của ngân hàng dù có chất lượng tốt đến đâu nhưng nếu không được các cán bộ thẩm định áp dụng, thực hiện đúng quy trình quy định thì các văn bản đó sẽ trở nên vô nghĩa. Sự tuân thủ pháp luật và các quy định của ngân hàng về hoạt động thẩm định tín dụng cá nhân là rất quan trọng, nó đảm bảo hoạt động thẩm định được thực hiện theo đúng định
hướng, quy định của ngân hàng, hạn chế được các rủi ro trong quá trình thẩm định tín dụng.
Thứ ba, tính khoa học và hợp lý của quy trình thẩm định tín dụng cá nhân của ngân hàng
Chất lượng của quy trình thẩm định tín dụng cá nhân của ngân hàng là một trong các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của các ngân hàng. Vì vậy, hiện nay hầu hết tất cả các ngân hàng đều ban hành quy trình thẩm định tín dụng nói chung và quy trình thẩm định đối với khách hàng cá nhân nói riêng. Một quy trình thẩm định tín dụng khoa học, hợp lý, phân chia rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cán bộ, phòng ban sẽ giúp cho hoạt động thẩm định tín dụng được diễn ra đúng hướng và đem lại hiệu quả cao cho công tác thẩm định tín dụng cá nhân của ngân hàng.