Nội dung quản lý rủi ro

Một phần của tài liệu 0236 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP quốc tế việt nam sở giao dịch hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 41)

Quản lý rủi ro tín dụng tức là ta phải quản lý được rủi ro tín dụng trước, trong và sau khi cấp tín dụng. Các ngân hàng cần nhận thức được sự cần thiết của việc nhận dạng, đo lường, và ứng phó, kiểm soát rủi ro tín dụng cũng như việc lập dự phòng tài chính để bù đắp tổn thất khi cần thiết.

Nhận biết rủi ro tín dụng

Ngân hàng cần nhận biết được rủi ro, trước khi nó xảy ra để có thể quản lý rủi ro thành công.

22

về phía ngân hàng: Khi có sự gia tăng đột biến của quy mô tín dụng; cơ cấu tín dụng của một ngành nghề, lĩnh vực; các chỉ tiêu nợ quá hạn, nợ xấu vượt quá ngưỡng cho phép. Các ngân hàng nên thận trọng và xem xét các nguy cơ có thể xảy ra rủi ro tín dụng.

về phía khách hàng: Khi khách hàng có dấu hiệu gặp khó khăn trong việc thanh toán các khoản nợ đến hạn, nguy cơ rủi ro tín dụng sẽ xảy ra. Các ngân hàng cần nhận biết kịp thời để có những quyết định phù hợp.

Do đó rủi ro tín dụng có thể được nhận biết thông qua việc phân tích tình hình hoạt động của các ngân hàng, về quy mô tín dụng, cơ cấu ngành nghề... và phân tích khách hàng trước, trong và sau khi có quan hệ tín dụng với ngân hàng thông qua các tiêu chí định tính và định lượng.

Đo lường rủi ro tín dụng

Là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn an toàn đối với một khách hàng, cũng như việc trích lập dự phòng. Dưới đây là các mô hình có thể sử dụng để lượng hóa rủi ro tín dụng:

> Theo Basel II

Đo lường rủi ro khoản vay được tính như sau: EL = PD * LGD * EAD

EL (Expected Loss) - Rủi ro dự kiến của khoản vay.

PD (Probability of default) - Xác suất không trả được nợ: đo lường xác suất người vay không thanh toán được nợ. việc không trả được nợ theo quy định của Basel được hiểu là xảy ra một trong 2 tình huống: hoặc nghĩa vụ trả nợ không được thực hiện đầy đủ mà ngân hàng không có quyền truy đòi ngược, hoặc các khoản nợ đã quá hạn trên 90 ngày. Các khoản thấu chi sẽ được xem là quá hạn nếu khách hàng vi phạm hạn mức.Theo yêu cầu của Basel II, để tính toán được nợ trong vòng một năm của khách hàng, ngân

23

hàng phải căn cứ vào số liệu dư nợ của khách hàng trong vòng ít nhất là 5 năm trước đó.

LGD (Loss given default) - Tổn thất khi người vay không trả được nợ: đo lường tỷ lệ tài sản có thể bị tổn thất nếu xảy ra. Các ngân hàng phải ước tính phần LGD này cho các khoản phải đòi đối với mỗi doanh nghiệp, cơ quan chính phủ và các ngân hàng khác. LGD không chỉ bao gồm tổn thất về khoản vay mà còn bao gồm các tổn thất khác phát sinh khi khách hàng không trả được nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và các chi phí hành chính có thể phát sinh như: chi phí xử lý tài sản thế chấp, các chi phí cho dịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan.

EAD (Exposure at default) - Giá trị rủi ro khi người vay không trả được nợ: chính là tổng dư nợ của khách hàng tại thời điểm khách hàng không trả được nợ.

> Mô hình điểm số Z

Mô hình điểm số Z do Giáo sư Edward I. Altman khởi tạo và thông thường được sử dụng để xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp. Mô hình này dùng để đo xác suất vỡ nợ của khách hàng thông qua các đặc điểm cơ bản của khách hàng. Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro đối với người vay và phụ thuộc vào các yếu tố tài chính của người vay (Xj). Từ mô hình này tính được xác suất vỡ nợ của người vay trên cơ sở số liệu trong quá khứ. Trị số Z càng cao, xác suất doanh nghiệp bị vỡ nợ càng thấp, và ngước lại, trị số Z càng thấp thì nguy cơ bị vỡ nợ càng cao.

Đối với doanh nghiệp đã cổ phần hóa, ngành sản xuất:

Z = 1,2 * X1 + 1,4 * X2 + 3,3 * X3 + 0,6 * X4 + X5 X1 = Vốn lưu dộng / Tổng tài sản

X2 = Lợi nhuận giữ lại / Tổng tài sản

Xếp hạng Y nghĩa Cấp

độ

Aaa/AAA Các nghĩa vụ được phân loại Aaa được đánh giá có chất lượng cao nhất với độ rủi ro tín dụng thấp nhất.

24

X4 = Giá trị thị trường của Vốn chủ sở hữu / Giá trị sổ sách của tổng nợ X5 = Doanh thu / Tổng tài sản

Nếu Z > 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Nếu 1,81 < Z < 2,99: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z < 1,81: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

Đối với doanh nghiệp chưa cổ phần hóa, ngành sản xuất:

Z’ = 0,717 * X1 + 0,847 * X2 + 3,107 * X3 + 0,42 * X4 + 0,998 * X5

Nếu Z’ > 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Nếu 1,23 < Z’ < 2,9: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z’ < 1,23: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

Đối với các doanh nghiệp ngành thương mại và dịch vụ khác:

Z’’ = 6,56 * X1 + 3,26 * X2 + 6,72 * X3 + 1,05 * X4

Nếu Z’’ > 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng an toàn, chưa có nguy cơ phá sản

Nếu 1,2 < Z’’ < 2,6: Doanh nghiệp nằm trong vùng cảnh báo, có thể có nguy cơ phá sản

Nếu Z’’ < 1,2: Doanh nghiệp nằm trong vùng nguy hiểm, nguy cơ phá sản cao

> Mô hình xếp hạng tín dụng của Moody’s và Standar & Poor

Việc xếp hạng tín dụng của Moody’s và Standar & Poor được thực hiện dựa trên việc phân tích các yếu tố định tính và định lượng liên quan tới hoạt

25

động kinh doanh của người đi vay, lịch sử đi vay, trả nợ... Dựa trên kết quả xếp hạng tín nhiệm, các khoản nợ có thể được xếp vào mức đầu tư

(investment grade) hay đầu cơ/không đầu tư (speculative, non-investment grade/junk bond).

đầu tư

Aa/AA Các nghĩa vụ được phân loại Aa được đánh giá có chất lượngcao với độ rủi ro tín dụng thấp. A Các nghĩa vụ được phân loại A được đánh giá có chất lượngtrung bình với độ rủi ro tín dụng thấp.

Baa/BAA

Các nghĩa vụ được phân loại Baa được đánh giá có chất lượng trung bình với độ rủi ro tín dụng khá. Có thể gồm một vài đặc điểm đầu cơ

Cấp độ đầu

Ba/BA Các nghĩa vụ được phân loại Ba có đặc điểm đầu cơ và chịu rủiro tín dụng đáng kể. B Các nghĩa vụ được phân loại B có đầu cơ và có rủi ro tín dụng

cao.

Caa/CAA Các nghĩa vụ được phân loại Caa có chất lượng tín dụng kém rủiro tín dụng rất cao. Ca/CA Các nghĩa vụ được phân loại Ca có tính chất đầu cơ rất cao, gầnnhư vỡ nợ, nhưng vẫn có triển vọng thu hồi gốc và lãi.

C Các nghĩa vụ được phân loại C có chất lượng tín dụng thấp nhất,đang trong tình trạng vỡ nợ, ít có triển vọng thu hồi gốc và lãi khá.

Nguồn: Website của Standard and Poor’s, Wikipedia, ibtimes

Ứng phó và kiểm soát rủi ro tín dụng

> Xây dựng chính sách và quy trình

26

hiệu quả. Chính sách tín dụng đặt ra mục tiêu, định hướng cho cán bộ ngân hàng, những người làm công tác tín dụng và quản trị danh mục đầu tư. Chính

sách tín dụng được xây dựng khoa học, cẩn thận, thông suốt từ trên xuống dưới sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng duy trì tiêu chuẩn tín dụng của mình, tránh rủi ro quá mức và đánh giá đúng về các cơ hội kinh doanh. Các tổ chức

giám sát hoạt động ngân hàng trên thế giới đều coi một chính sách tín dụng được xây dựng đúng đắn là điều kiện tiên quyết để quản trị tốt rủi ro tín dụng.

Một chính sách tín dụng tốt phải là một ứng dụng thông minh với những nguyên tắc tín dụng thích hợp phù hợp với sự thay đổi của các nhân tố và môi trường kinh tế. Chính sách tín dụng tốt sẽ nâng cao chất lượng các khoản vay và giảm thiểu rủi ro tín dụng.

> Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ

Xếp hạng tín dụng (XHTD) là sự đo lường khả năng thực hiện nghĩa vụ tài chính của bên vay theo đúng cam kết. XHTD được thực hiện bởi các TCTD (XHTD nội bộ) hoặc bởi một cơ quan độc lập (XHTD độc lập) cho các công ty, cá nhân, quốc gia hoặc cho bất kỳ một công cụ nợ nào. Hệ thống XHTD hiệu quả cho phép quản lý và giám sát những thay đổi và xu hướng thay đổi mức độ rủi ro của khách hàng hoặc các khoản tín dụng, đồng thời tối ưu hóa lợi nhuận cho các TCTD. Căn cứ vào kết quả xếp hạng, ngân hàng có thể từ chối ngay những khách hàng có mức điểm thấp, dành nhiều thời gian, nhân lực để tiếp tục thẩm định các khách hàng vay đạt mức điểm yêu cầu. Vì thế, sử dụng XHTDNB sẽ tiết kiệm được thời gian, công sức, giảm bớt sự can thiệp từ con người và mang lại lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng. Ngoài ra, XHTDNB tạo thêm một căn cứ độc lập để ngân hàng đánh giá về hiệu quả quá trình quản trị rủi ro của các bộ phận có liên quan, bảo đảm chức năng cấp tín dụng được quản lý phù hợp, các tài sản có rủi ro tín dụng nằm trong các giới hạn thống nhất với các tiêu chuẩn thận trọng và các giới hạn nội bộ, phát

27

hiện sớm các khoản tín dụng xấu, các khoản tín dụng có vấn đề.

Do đó, ngân hàng cần xây dựng một hệ thống xếp hạng tín dụng hiện đại, phù hợp với công nghệ của ngân hàng và các tiêu chuẩn thế giới. Các khách hàng cần được ngân hàng xếp hạng định kỳ, đánh giá lại món vay và tài sản thế chấp, để từ đó có mức phân bổ dự phòng, điều chỉnh lại chính sách cấp tín dụng cho khách hàng phù hợp với chính sách tín dụng của ngân hàng.

> Phân loại nợ và trích lập dự phòng

Sau khi thực hiện việc định kỳ xếp hạng doanh nghiệp, ngân hàng cần thực hiện việc phân loại nợ của khách hàng và trích lập dự phòng để giảm thiểu ảnh hưởng nghiêm trọng tới ngân hàng trong trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng, khách hàng không thể trả được nợ. Khi đó, ngân hàng sẽ có thể sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của mình để bù đắp một phần rủi ro tín dụng.

> Kiểm tra, kiểm soát nội bộ

“Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ" là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng được thiết lập trên cơ sở phù hợp với quy định pháp luật hiện hành và được tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời các rủi ro và đạt được các mục tiêu mà tổ chức tín dụng đã đặt ra. Ngân hàng cần thiết lập chặt chẽ hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ để giám sát và giảm thiểu rủi ro tín dụng phát sinh từ chính trong nội bộ ngân hàng. Các chính sách của ngân hàng cần được cán bộ tín dụng tuân thủ nghiêm ngặt và cần được kiểm soát chặt chẽ bởi việc kiểm soát nội bộ của các ngân hàng. Khi các chính sách được thi hành nghiêm túc bởi các cán bộ tín dụng, rủi ro tín dụng gây ra bởi yếu tố chủ quan là chính ngân hàng sẽ được kiểm soát và giảm thiểu.

> Phân tán rủi ro tín dụng

28

tín dụng. Việc đa dạng hóa danh mục sẽ làm giảm tối đa rủi ro do các khoản

vay có mức độ rủi ro khác nhau theo năng lực, quy mô khách hàng, theo ngành hàng, tính chất sở hữu. Ví dụ như vào năm 2004, giá dầu tăng, các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nhẹ như sản xuất bảo bì thua lỗ nhiều

khi nguồn nguyên vật liệu là sản phẩm hóa dầu chủ yếu phải nhập khẩu, nhưng các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp nặng lại không. Các doanh

nghiệp mới vào ngành, quy mô nhỏ thường năng động, uyển chuyển hơn, ít bị

tổn thương và dễ khắc phục hậu quả hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn khi

gặp rủi ro. Có những ngành hàng đặc biệt nhạy cảm với những thay đồi về chính sách như xuất nhập khẩu có điều kiện (phụ thuộc vào giấy phép, thuế,

hạn ngạch....)

Các dự án cho vay dài hạn thường có rủi ro cao hơn là cho vay ngắn hạn. Các khoản vay lớn thường có chi phí quản lý thấp hơn cho vay nhỏ. Các khoản vay bằng ngoại tệ thường phải chịu thêm rủi ro về tỷ giá. Chính vì thế, các ngân hàng cần đa dạng hóa danh mục cấp tín dụng của mình để giảm thiểu rủi ro do sự phụ thuộc vào một ngành nghề, lĩnh vực hoạt động, thành phần kinh tế. nhất định.

> Các biện pháp bảo đảm tín dụng

Các biện pháp bảo đảm tín dụng chính là nguồn trả nợ thứ cấp cho các khoản cấp tín dụng nếu như phương án kinh doanh, dự án đầu tư của khách hàng gặp rủi ro, dòng tiền của khách hàng không đúng như dự kiến. Do đó, ngân hàng cần phải có chính sách về các TSĐB hợp lý đối với các khoản cấp tín dụng của mình. Tuy nhiên, TSĐB chỉ là điều kiện cần cho việc vay vốn, nguồn tiền trả nợ cần được tạo ra từ chính dự án, phương án kinh doanh của doanh nghiệp để chính dự án, phương án kinh doanh sẽ là cầu nối cho ngân hàng và doanh nghiệp, thông qua đó tạo ra sự phát triển chung của toàn nền kinh tế.

29

Một phần của tài liệu 0236 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP quốc tế việt nam sở giao dịch hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 32 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w