Bài học có thể vận dụng đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc

Một phần của tài liệu 0236 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP quốc tế việt nam sở giao dịch hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 109)

Quốc tế Việt Nam

Từ những kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của các NHTM trong và ngoài nước có thể rút ra một số bài học sau:

Một là, xây dựng và hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro tín dụng, đảm bảo tính độc lập trong xử lý các khoản vay giữa cán bộ tín dụng (cán bộ khách hàng), các bộ quản lý nợ với cán bộ quản lý rủi ro tín dụng, cán bộ thẩm định. Tùy theo quy mô của chi nhánh, cấp chi nhánh cũng cần phải có đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro tín dụng chuyên trách.

Hai là, xây dựng thị trường mục tiêu, mức rủi ro chấp nhận của ngân hàng. Thị trường mục tiêu được xây dựng trên cơ sở phân tích các bước sau:

- Nhận dạng thị trường tiềm năng (phân theo vùng, ngành, sản phẩm.) dựa vào tổng quan của các thành viên tham gia thị trường;

46

- Liệt kê được các cơ hội trong thị trường đó;

- Theo dõi được môi trường kinh doanh, đánh giá được vị trí của ngân hàng trên mỗi thị trường và theo đó điều chỉnh được thị trường mục tiêu;

- Miêu tả được các yêu tố và chất lượng của khách hàng mục tiêu trên mỗi thị trường.

Kinh nghiệm của Citibank cho thấy việc xây dựng mức rủi ro chấp nhận dựa trên các yếu tố sau:

- Mức doanh thu; - Chất lượng quản lý; - Tăng trưởng tiềm năng; - Quan hệ với chính phủ;

- Vị trí trong ngành công nghiệp; - Các chỉ số tài chính;

- Các điều khoản tín dụng phù hợp;

- Thu nhập tiềm năng cho ngân hàng từ khoản vay đó.

Ba là, thường xuyên đào tạo và bồi dưỡng kiến thức cho cán bộ. Để nâng cao năng lực đánh giá, phân tích rủi ro tín dụng cho cán bộ thẩm định, cán bộ rủi ro chuyên trách nhằm từng bước xây dựng đội ngũ chuyên nghiệp về quản lý rủi ro vì không có phương pháp phân tích phức tạp, hiện đại nào có thể thay thế được kinh nghiệm và đánh giá của chuyên môn về quản lý rủi ro.

Bốn là, chú trọng hơn trong việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin vì công nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, tốc độ tiến bộ của công nghệ thông tin là rất nhanh, do đó cần chú trọng hơn nữa đến việc đầu tư và nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin nhằm phục vụ tích cực hơn cho việc phân tích, đánh giá, đo lường rủi ro tín dụng, thực hiện chấm điểm tín dụng theo tiêu chuẩn quốc tế, giám sát độc lập khoản vay, chú trọng phân loại nhóm khách hàng. Ngoài ra, hệ thống công nghệ này hỗ trợ rất nhiều cho hoạt động tín dụng, từ khâu

47

luân chuyển, lưu trữ hồ sơ giữa chi nhánh và Hội sở chính, đến khâu tác nghiệp về giải ngân, thu nợ, nhập - xuất tài sản bảo đảm cũng như hình thức của quyết định tín dụng, họp online thay vì họp trực tiếp, giải trình hồ sơ thông qua hệ thống điện tử, chữ ký điện tử thay vì chữ ký giấy.

Năm là, cân nhắc giữa lợi ích thu được và chi phí. Việc xây dựng và triển khai mô hình tín dụng theo thông lệ quốc tế đòi hỏi tốn kém nhiều về thời gian và chi phí. Tùy điều kiện của mình mà ngân hàng có hướng đi và lộ trình riêng. Ngoài ra, cần linh hoạt trong việc áp dụng chính sách đối với khách hàng, hay nói cách khác là với từng khách hàng thì ngân hàng nên có cách ứng xử khác nhau.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Hoạt động tín dụng tại các NHTM Việt Nam được đánh giá sẽ vẫn là hoạt động mang lại doanh thu và lợi chủ yếu trong nhiều năm tới. Cùng với việc không ngừng mở rộng tín dụng để đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế, các NHTM cũng ngày càng chú trọng hơn tới việc quản lý rủi ro tín dụng để hạn chế tốt nhất các rủi ro tín dụng có thể xảy ra đồng thời giảm thiểu các tác động tiêu cực cho nền kinh tế.

Với các lý luận cơ bản tại Chương 1 sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về rủi ro tín dụng, ảnh hưởng của rủi ro tín dụng, cũng như các tiêu chí định lượng phản ánh rủi ro tín dụng, nhận định được tầm quan trọng phải quản lý rủi ro tín dụng, xác định mục tiêu quản lý rủi ro tín dụng; các nội dung phải quản lý rủi ro tín dụng, đồng thời xác định các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro tín dụng. Thông qua đó giúp cho ngân hàng có thể có hiểu rõ đồng thời có chiến lược rõ ràng để quản trị rủi ro tín dụng.

48

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM - SỞ GIAO DỊCH HÀ NỘI

2.1. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ

PHẦN QUỐC TẾ VIỆT NAM - SỞ GIAO DỊCH HÀ NỘI

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam, tên viết tắt là Ngân hàng Quốc Tế (VIB) được thành lập ngày 18 tháng 9 năm 1996, trụ sở đặt tại 16 Phan Chu Trinh, Q. Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Đến ngày 15/08/2014, sau 18 năm hoạt động, VIB đã trở thành một trong những ngân hàng TMCP hàng đầu Việt Nam với tổng tài sản đạt gần 80.000 tỷ đồng, vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt gần 8.200 tỷ đồng. VIB hiện có 3.500 cán bộ nhân viên phục vụ khách hàng tại gần 160 chi nhánh và phòng giao dịch tại trên 27 tỉnh/thành trọng điểm trong cả nước. Trong quá trình hoạt động, VIB đã được các tổ chức uy tín trong nước, nước ngoài và cộng đồng xã hội ghi nhận bằng nhiều danh hiệu và giải thưởng, như: danh hiệu Thương hiệu mạnh Việt Nam, danh hiệu Ngân hàng có dịch vụ bán lẻ được hài lòng nhất, Ngân hàng thanh toán quốc tế xuất sắc, ngân hàng có chất lượng dịch vụ khách hàng tốt nhất, đứng thứ 3 trong tổng số 500 doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam về doanh thu do báo VietnamNet bình chọn....

Năm 2010 ghi dấu một sự kiện quan trọng của VIB với việc Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) -Ngân hàng bán lẻ số 1 tại Úc và là Ngân hàng hàng đầu thế giới với trên 100 năm kinh nghiệm đã chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB với tỉ lệ sở hữu cổ phần ban đầu là 15%. Sau một năm chính thức trở thành cổ đông chiến lược của VIB, ngày

49

20/10/2011, CBA đã hoàn thành việc đầu tư thêm 1.150 tỷ đồng vào VIB, tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần của CBA tại VIB từ 15% lên 20% nhằm tăng cường cơ sở vốn, hệ số an toàn vốn, mở rộng cơ hội kinh doanh và quy mô hoạt động cho VIB. Mối quan hệ hợp tác chiến lược này tạo điều kiện cho VIB tăng cường năng lực về vốn, công nghệ, quản trị rủi ro ... để triển khai thành công các kế hoạch dài hạn trong chiến lược kinh doanh của VIB và đặc biệt là nâng cao chất lượng Dịch vụ Khách hàng hướng theo chuẩn mực quốc tế.

Là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc cải tổ hoạt động kinh doanh, VIB luôn định hướng lấy khách hàng làm trọng tâm, lấy chất lượng dịch vụ và giải pháp sáng tạo làm phương châm kinh doanh với quyết tâm “Trở thành ngân hàng luôn sáng tạo và hướng đến khách hàng tại Việt Nam”. Một trong những sứ mệnh được ban lãnh đạo VIB xác định ngay từ ngày đầu thành lập là “Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng”. Do vậy, hiện VIB đã và đang tăng cường hiệu quả sử dụng vốn, cùng năng lực quản trị điều hành, tiếp tục chú trọng phát triển mạng lưới ngân hàng bán lẻ và các sản phẩm mới thông qua các kênh phân phối đa dạng để cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho các nhóm khách hàng trọng tâm, đồng thời nâng cao chất lượng dịch vụ để phục vụ khách hàng ngày càng tốt hơn.

Tầm nhìn: Trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng tại

Việt Nam.

Sứ mệnh:

- Đối với khách hàng: Vượt trội trong việc cung cấp các giải pháp sáng tạo nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng.

- Đối với nhân viên: Xây dựng văn hóa hiệu quả, tinh thần doanh nhân và môi trường làm việc hiệu quả.

50

- Đối với cộng đồng: Tích cực đóng góp vào sự phát triển cộng đồng... Ngày 05/08/2008, Thống đốc NHNN có quyết định số 1749/QĐ- NHNN và công văn số 7072/NHNN-CNH chấp thuận đề nghị chuyển địa điểm đặt Trụ sở chính và mở Sở giao dịch của Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB). Theo đó, VIB chuyển Trụ sở chính từ số 64-68 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội sang địa điểm mới đặt tại tầng 8, 9, 10 Tòa nhà Viet Tower 198B Tây Sơn, phường Trung Liệt, quận Đống Đa, Tp. Hà Nội. Đồng thời, NHNN cũng chấp thuận cho VIB mở Sở giao dịch tại số nhà 64-68 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Tp. Hà Nội. Từ ngày 16/01/2014, VIB Sở Giao Dịch đã đổi tên thành Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam - Chi nhánh Lý Thường Kiệt. Tuy nhiên, đề tôn trọng đề tài, học viên vẫn giữ nguyên tên luận văn nghiên cứu như đăng ký ban đầu “Giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Sở giao dịch Hà Nội”

2.1.2. Cơ cấu tổ chức điều hành của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam - Sở giao dịch Hà Nội

Sở giao dịch VIB Hà Nội đi vào hoạt động trên nền 01 Trụ sở chính và 03 Phòng giao dịch là:

- Trụ sở chi nhánh: Số 64-68 Lý Thường Kiệt, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm.

- Phòng giao dịch Thụy Khuê: Số 20 Thụy Khuê, phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ.

- Phòng giao dịch Tây Hồ: Số 45 Âu Cơ, phưởng Quảng An, quận Tây Hồ. - Phòng giao dịch Lê Thánh Tông: Số 5 Lê Thánh Tông, phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm.

51

cung cấp các dịch vụ tài chính cho nhóm khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh,

doanh nghiệp... Trong tương lai Sở giao dịch VIB Hà Nội sẽ tiến tới trở thành

một trong những chi nhánh đầu tiên đưa ra các sản phẩm mới của VIB đến với khách hàng. Sở giao dịch VIB Hà Nội hoạt động theo mô hình ngân hàng

bán lẻ, cung cấp các sản phẩm dịch vụ ngân hàng đa năng trên nền công nghiệp hiện đại hóa để thỏa mãn nhu cầu về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng

tiện ích cao cho khách hàng.

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức Sở giao dịch VIB Hà Nội

Chức năng chung của các phòng, ban, bộ phận:

- Đầu mối đề xuất, tham mưu, giúp việc Giám đốc chi nhánh xây dựng kế hoạch, chương trình công tác, các biện pháp, giải pháp triển khai nhiệm vụ thuộc chức năng nhiệm vụ được phân giao, các văn bản hướng dẫn, pháp chế

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Giá trị Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng Giá trị Tăng trưởng 52

thuộc lĩnh vực nghiệp vụ được giao.

- Chủ động tổ chức triển khai nhiệm vụ được giao; trực tiếp thực hiện, xử lý, tác nghiệp các nghiệp vụ thuộc lĩnh vực của mình, theo đúng quy chế, thẩm quyền, quy trình nghiệp vụ, góp phần vào việc hoàn thành nhiệm vụ kinh doanh của toàn Chi nhánh.

- Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong Chi nhánh theo quy trình nghiệp vụ; chịu trách nhiệm về những ý kiến tham gia theo chức chức năng, nhiệm vụ của phòng, bộ phận về nghiệp vụ và các vấn đề chung của Chi nhánh.

- Tổ chức lưu trữ hồ sơ, quản lý thông tin, tổng hợp và lập các báo cáo, thống kê trong phạm vi nhiệm vụ, nghiệp vụ của phòng để phục vụ công tác quản trị điều hành của Chi nhánh, của VIB và theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước.

- Thường xuyên cải tiến phương pháp làm việc, đào tạo, rèn luyện cán bộ về phong cách giao dịch, kỹ năng nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp để nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng, đáp ứng yêu cầu phát triển. Giữ uy tín, tạo hình ảnh, ấn tượng tốt đẹp về Chi nhánh.

- Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tuân thủ nội quy lao động, thoả ước lao động tập thể, tham gia phong trào thi đua...

2.1.3. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam - Sở giao dịch Hà Nội từ 2011 - 2014

a. về hoạt động huy động vốn

Ngay từ khi thành lập, chi nhánh luôn xác định huy động vốn là một trong các mục tiêu trọng yếu quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh, là nền móng để xây dựng một ngân hàng vững chắc không chỉ tại đơn vị mà còn chung cho cả VIB. Nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm, đảm bảo nguồn vốn cho nhu cầu thanh khoản. Có được kết quả đó là do chi nhánh đã đa dạng hoá nguồn vốn bằng việc thực hiện các hình thức, biện pháp, kênh

53

huy động vốn linh hoạt, có hiệu quả bên cạnh các sản phẩm huy động vốn truyền thống như: tiết kiệm dự thưởng, phát hành giấy tờ có giá ngắn hạn dưới hình thức kỳ phiếu, các hình thức khuyến mại, chăm sóc khách hàng như tặng quà, tặng lãi suất, thẻ mua hàng... Mặt khác, kể từ khi thành lập đến nay chi nhánh đã mở rộng mạng lưới huy động vốn, nâng cao chất lượng thanh toán, tổ chức nhận tiền gửi, chi trả và phục vụ thanh toán qua ngân hàng thuận tiện cho khách hàng với nhiều sản phẩm đa dạng chất lượng cao.

Huy động vốn của Sở giao dịch VIB Hà Nội đều tăng trưởng qua các năm với tỷ lệ tăng trưởng năm 2012, năm 2013 và đến hết 2014 tương ứng là 10.59%; 10.70%; 11.86%.

Bảng 2.1: Huy động vốn tại Sở giao dịch VIB Hà Nội giai đoạn 2011-2014

Tiền gửi không kỳ

hạn 53 109,5 3121,79 11.17% 141,195 15.93% 2147,99 4.81%

Tiền gửi có kỳ hạn 550,3

92 4617,99 12.28% 677,423 9.62% 1772,05 13.97%

Tiền gửi ký quỹ 2,2

91 2,377 3.72% 2,930 23.30% 3,309 12.93% Tổng cộng 662,2 37 742,16 4 12.07% 821,549 10.70% 923,35 3 12.39%

Chỉ tiêu phân loại

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Giá trị Tỷ lệ% Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ% Giá trị Tỷ lệ %

Theo kỳ hạn tiền gửi 662,23

7 100 742,164 100 821,549 100 923,353 100

Tiền gửi không kỳ

hạn 53109,5 16.54 121,793 16.41 141,195 17.19 147,992 16.03 Tiền gửi VND 84,1 46 12.71 82,7 81 11.15 110,06 9 13.40 123,78 0 13.41

Tiền gửi Ngoại tệ 25,4

08 3.84 39,0 13 5.26 31,127 3.79 24,212 2.62 Tiền gửi có kỳ hạn 550,3 92 83.11 617,99 4 83.27 677,42 3 82.46 772,05 1 83.61 Tiền gửi VND 487,0 16 5473. 09533,5 71.89 607,911 74.00 688,494 74.56

Tiền gửi Ngoại tệ 63,3

76 9.57

84,4

85 11.38 69,512 8.46 83,558 9.05

Tiền gửi ký quỹ 2,291 0.35 2,377 0.32 2,930 0.36 3,309 0.36

Tiền gửi VND 1,405 0.21 1,371 0.18 1,883 0.23 2,029 0.22

Tiền gửi Ngoại tệ 886 0.13 1,005 0.14 1,048 0.13 1,280 0.14

Theo khu vực kinh tế 662,23

7 100.00 742,164 100.00 821,549 100.00 923,353 100.00 Tổ chức kinh tế 295,0 73 44.56 311,220 41.93 382,817 46.60 414,409 44.88 Cá nhân 367,1 64 55.44 430,94 3 58.07 438,73 3 53.40 508,94 4 55.12

(Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm của Sở giao dịch VIB Hà Nội)

Huy động vốn tăng trưởng ổn định trên 10% mỗi năm:

- Chiếm phần lớn trong giá trị tăng ròng huy động vốn là Tiền gửi có kỳ

Một phần của tài liệu 0236 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP quốc tế việt nam sở giao dịch hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 57 - 109)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w