> Ban hành khung xây dựng hệ thống tín dụng nội bộ khách hàng
Hiện tại, các NHTM Việt Nam nói chung và VIB nói riêng đã và đang xây dựng hệ thống tín dụng nội bộ theo các mô hình của các NHTM nước ngoài. Việc áp dụng trực tiếp các mô hình này vào Việt Nam có thể không mang lại được các kết quả như mong đợi. NHNN nên nghiên cứu và cân nhắc thực hiện việc ban hành khung cơ bản về việc xây dựng hệ thống tín dụng nội bộ và yêu cầu định kỳ rà soát lại hệ thống tín dụng nội bộ nhằm đảm bảo phù hợp với sự biến động của nền kinh tế.
> Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC
Các thông tin mà ngân hàng có thể sử dụng trên website của trung tâm thông tin tín dụng CIC là rất hạn chế, chủ yếu mới chỉ là tình hình quan hệ tín dụng (danh sách tổ chức tín dụng quan hệ, diễn biến dư nợ trong kỳ, nợ không đủ tiêu chuẩn của doanh nghiệp). Chính vì vậy, CIC không những cần thiết phải mở rộng quy mô thông tin, mà chất lượng thông tin cũng cần được cải thiện. Theo quy định hiện tại, tổ chức tín dụng sẽ phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đồng thời sử dụng kết quả xếp hạng trên CIC để tham chiếu, và nếu kết quả xếp hạng rủi ro khách hàng tại ngân hàng hay CIC cao hơn thì nợ của khách hàng sẽ phải được xếp hạng theo nhóm cao hơn đó. Do
108
đó, việc nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm CIC là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo cho chính sách của NHNN được thực thi có hiệu quả như mong đợi, đồng thời giảm thiểu được rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
> Hoàn thiện mô hình hoạt động công ty quản lý tài sản VAMC
Nghị định 53/2013/NĐ-CP quy định công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Để đảm bảo Công ty quản lý tài sản hoạt động có hiệu quả theo các mục tiêu mà Chính phủ và NHNN đề ra, cần phải tạo dựng một khuôn khổ pháp lý, một môi trường xử lý nợ xấu với sự tham gia của các bên có liên quan, những điều kiện hỗ trợ về nguồn lực, cũng như sự đồng thuận của toàn xã hội.
Về tiêu chí lựa chọn các khoản nợ xấu là: VAMC chỉ mua những khoản nợ xấu mà VAMC có thể xử lý hiệu quả hơn là để tự các ngân hàng xử lý; nên tập trung vào xử lý các khoản nợ xấu của tư nhân hơn là các khoản nợ xấu của các DNNN; và các khoản nợ xấu của một doanh nghiệp, cá nhân tại các ngân hàng khác nhau cần được đánh giá và xử lý đồng thời, bất kể trường hợp khoản nợ tại một hoặc một số ngân hàng không được phân loại vào nhóm nợ xấu. Cơ chế này sẽ tạo điều kiện để thực hiện tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp, bảo đảm xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu về bản chất.
Về giá mua các khoản nợ xấu: Việc mua các khoản nợ xấu của VAMC theo giá thị trường và sử dụng trái phiếu đặc biệt để mua lại khoản nợ xấu theo giá gốc đồng thời yêu cầu các TCTD trích lập dự phòng rủi ro cho các trái phiếu này là một phương án phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay cũng như mục đích của NHNN về tái cơ cấu hệ thống TCTD gắn với tái cơ cấu các doanh nghiệp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong trường hợp giữa VAMC và các ngân hàng không đi đến một thỏa thuận về giá thị trường của các khoản nợ xấu, một tổ chức độc lập sẽ có trách nhiệm đánh giá khách quan khoản nợ
109
xấu này, và hai bên phải chấp nhận mức giá do tổ chức độc lập đưa ra. Ngoài ra, VAMC và các ngân hàng có thể thỏa thuận với một mức giá bằng bình quân mức giá các khoản nợ xấu tương tự đã được mua theo giá thị trường, đi kèm với một cam kết khi thực hiện xử lý xong, các khoản lãi, hoặc lỗ từ việc xử lý sẽ được phân chia lại theo một tỷ lệ nhất định. Điều này là cần thiết nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản nợ xấu.
Về nguồn vốn: Toàn bộ nguồn tài trợ cho VAMC thuộc sở hữu của Chính phủ không nên chỉ huy động từ mỗi ngân sách, đặc biệt là khi các quy mô của các khoản nợ xấu là tương đối lớn. Trong điều kiện ngân sách gặp khó khăn hiện nay và trên nguyên tắc gắn trách nhiệm xử lý nợ xấu với nguồn gốc phát sinh nợ xấu, VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt để mua lại nợ xấu từ phía các NHTM là một giải pháp hoàn toàn phù hợp.
Về xử lý các khoản nợ xấu đã được chuyển giao: Một khi VAMC mua các khoản nợ xấu từ các ngân hàng, việc làm đầu tiên là phân loại các khoản nợ xấu vào các nhóm khác nhau nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý cũng như xử lý các khoản nợ này. Về mặt hoạt động, các nhân viên của VAMC nên được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là nhóm đánh giá xem các khoản nợ xấu có thể tiếp tục duy trì tín dụng hay không. Trong trường hợp khoản vay có khả năng phục hồi thì nhóm thứ nhất sẽ tiến hành các biện pháp như điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ, thay đổi mức lãi suất, thậm chí miễn giảm một phần hay toàn bộ lãi, bán lại khoản nợ đã mua cho một ngân hàng khác, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần... Trường hợp khoản nợ không thể duy trì được, nhóm thứ hai sẽ đề xuất thỏa thuận với các bên liên quan để xử lý TSBĐ, hoặc nếu không đạt được thỏa thuận thì TSBĐ sẽ được đem ra bán đấu giá. Ngoài ra, nhằm đạt được tỷ lệ thu hồi vốn tối đa, VAMC cần phải xử lý khoản nợ xấu phù hợp với các điều kiện thị trường. Trong trường hợp khoản vay đang trong giai đoạn thực hiện và giá trị tài sản nếu được xử lý
110
ngay sẽ mang lại hiệu quả sinh lời thấp, các NHTM và VAMC có thể tạo điều kiện tiếp tục cấp vốn cho dự án này để khi thực hiện xử lý tài sản, đem lại hiệu quả cao nhất
Khẩn trương hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.