thương mại
Các nhân tố chủ quan
> Nhận thức về sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng
Mặc dù thời gian gần đây, các NHTM Việt Nam đã tỏ ra năng động hơn trong việc phát triển các dịch vụ ngoài lĩnh vực truyền thống là tín dụng, đưa thu nhập từ các dịch vụ phi truyền thống này lên cao. Tuy nhiên, hoạt động tín dụng vẫn chiếm phần lớn trong danh mục tài sản của các NHTM và là nghiệp vụ kinh doanh chính của các ngân hàng. Vì vậy, rủi ro tín dụng luôn là yếu tố thường trực đe dọa tới uy tín, lợi nhuận và hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Việc nhận thức được sự cần thiết của quản lý rủi ro tín dụng là đặc biệt quan trọng đối với các ngân hàng. Mới đây, theo khảo sát ngành Ngân hàng Việt Nam lần đầu tiên được thực hiện bởi KPMG, hơn 90% ngân hàng được hỏi cho biết sẽ gia tăng chi phí dành cho xây dựng quy trình quản trị rủi ro tín dụng tiên tiến hơn. Điều này chứng tỏ rằng, công tác quản lý rủi ro tín dụng được các ngân hàng ngày càng quan tâm.
> Sự phối hợp giữa các bộ phận trong hoạt động tín dụng
Mô hình tín dụng hiện đại, đòi hỏi sự độc lập giữa các chức năng trong việc tiếp xúc khách hàng, thẩm định, quản trị rủi ro... Tuy nhiên, đây không phải là sự độc lập hoàn toàn giữa các phòng ban chức năng, mà cần có sự phối hợp, cùng trao đổi thông tin giữa các phòng ban để có thể tháo gỡ các khó khăn cho các khách hàng vay vốn, thúc đẩy việc cấp tín dụng cho các khách hàng có “sức khỏe” tài chính tốt, đồng thời phát hiện sớm các rủi ro có thể xảy ra cho ngân hàng, giúp ngân hàng có biện pháp phòng ngừa trước, qua đó giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Trong mô hình hoạt động của các NHTM hiện nay, quy trình cấp tín dụng là một chuỗi hoạt động của nhiều bộ phận liên quan:
30
- Bộ phận kinh doanh là đơn vị tìm kiếm, tiếp cận thẩm định sơ bộ, thu thập và xử lý hồ sơ khách hàng.
- Bộ phận định giá là đơn vị chịu trách nhiệm thẩm định về giá trị và tính pháp lý của Tài sản đảm bảo, nhằm đưa ra giá trị tối đa mà ngân hàng có thể tài trợ cho khách hàng trên cơ sở thế chấp giá trị tài sản.
- Bộ phận thẩm định có trách nhiệm thẩm định khách hàng trên cơ sở hồ sơ của đơn vị kinh doanh cung cấp và các hoạt động thẩm định thực tế khách hàng.
- Trên cơ sở hồ sơ khách hàng của đơn vị cung cấp, các cấp phê duyệt sẽ ra các quyết định tín dụng liên quan đến món vay của khách hàng.
- Bộ phận phát triển sản phẩm có chức năng xây dựng bộ sản phẩm tín dụng dựa theo định hướng tín dụng từng thời kỳ.
- Khối quản trị rủi ro có chức năng giám sát các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng nhằm giảm tối đa rủi ro trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
> Các nguồn thông tin phục vụ cho hoạt động tín dụng
Phân tích hoạt động rủi ro tín dụng luôn dựa trên các thông tin định tính và định lượng về khách hàng. Vì vậy, độ tin cậy của các thông tin ảnh hưởng rất lớn tới kết quả phân tích, và qua đó ảnh hưởng tới các quyết định quan hệ tín dụng của ngân hàng với khách hàng.
Bên cạnh đó, các thông tin về báo cáo tín dụng của các khách hàng cũng cần được cập nhật, phân tích thường xuyên để các lãnh đạo ngân hàng có thể nắm bắt kịp thời về tình hình tín dụng của ngân hàng.
Đa dạng hóa các nguồn thông tin sẽ giúp các cấp quản lý có được cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động tín dụng của ngân hàng, từ đó đưa ra các biện pháp xử lý kịp thời, tránh ảnh hưởng xấu tới hoạt động của ngân hàng.
31
bất kỳ lĩnh vực nào. Trong hoạt động tín dụng ngân hàng cũng vậy, để thẩm định dự án, thẩm định khách hàng trước hết phải có thông tin về dự án, về khách hàng đó, để làm tốt công tác giám sát sau khi cho vay cũng cần có thông tin. Thông tin càng chính xác, kịp thời thì càng thuận lợi cho ngân hàng trong việc đưa ra quyết định cho vay, theo dõi việc sử dụng vốn vay và tiến độ trả nợ. Thông tin chính xác, kịp thời, đầy đủ còn giúp cho ngân hàng xây dựng hoặc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chính sách tín dụng một cách linh hoạt cho phù hợp với tình hình thực tế. Tất cả những điều đó góp phần nâng cao chất lượng tín dụng cho ngân hàng.
> Công nghệ
Công nghệ được áp dụng phù hợp, đồng bộ với toàn bộ hệ thống ngân hàng, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế sẽ đóng góp không nhỏ vào hiệu quả của việc quản lý rủi ro tín dụng. Đơn cử, như việc sử dụng các ứng dụng công nghệ trong việc định lượng rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn của Basel II, sẽ giúp ngân hàng có thể có cái nhìn xác thực về rủi ro tín dụng hơn là việc định lượng rủi ro theo tuổi nợ mà đa số các ngân hàng đang áp dụng hiện nay.
Trong quy trình phê duyệt tín dụng tập trung tại một số ngân hàng hiện nay, hồ sơ vay vốn của khách hàng được lưu trữ và luân chuyển qua các bộ phận bằng hệ thống phần mềm tín dụng. Nhờ vậy, rút ngắn được thời gian và khoảng cách luân chuyển hồ sơ giữa các bộ phận tham gia vào quy trình tín dụng. Đây cũng sẽ là kho tư liệu lưu trữ thông tin khách hàng phục vụ cho hoạt động của ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
Công nghệ ngân hàng, trang thiết bị kỹ thuật cũng là một nhân tố tác động tới chất lượng tín dụng của ngân hàng, nhất là trong thời đại khoa học kỹ thuật phát triển như vũ bão hiện nay. Một ngân hàng sử dụng công nghệ hiện đại, được trang bị các phương tiện kỹ thuật chất lượng cao sẽ tạo điều kiện đơn giản hóa các thủ tục, rút ngắn thời gian giao dịch, đem lại sự tiện lợi
32
tối đa cho khách hàng vay vốn. Đó là tiền đề để ngân hàng thu hút thêm khách hàng, mở rộng tín dụng. Sự hỗ trợ của các phương tiện kỹ thuật hiện đại còn giúp cho việc thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, công tác lập kế hoạch, xây dựng chính sách tín dụng có hiệu quả hơn.
> Trình độ đội ngũ cán bộ
Đội ngũ cán bộ chính là điểm mấu chốt của các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động quản lý rủi ro tín dụng. Việc phát hiện, nhận biết rủi ro tín dụng đòi hỏi cán bộ phân tích rủi ro tín dụng phải có khả năng phân tích, phán đoán tốt, cùng với đó kinh nghiêm nhận dạng rủi ro phải tốt. Cán bộ phân tích rủi ro, ước lượng được rủi ro tín dụng, thông qua đó đề xuất các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng sẽ giúp ích ngân hàng rất nhiều trong việc quản lý rủi ro tín dụng.
Trong môi trường kinh doanh hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng là rất khốc liệt. Áp lực về doanh số cũng như những cám dỗ nghề nghiệp dễ dẫn đến việc cán bộ ngân hàng thông đồng với khách hàng chỉnh sửa hồ sơ, làm sai lệch các thông tin, từ đó ảnh hưởng đến các quyết định tín dụng của ngân hàng.
Cho dù khoa học kỹ thuật hiện đại đã mở ra cơ hội tự động hóa trong nhiều lĩnh vực, song nhân tố con người vẫn luôn giữ vai trò quyết định. Đặc biệt trong hoạt động tín dụng ngân hàng là hoạt động phức tạp, có liên quan đến nhiều vấn đề của đời sống xã hội thì vai trò của con người lại càng quan trọng. Các phương tiện kỹ thuật hiện đại chỉ có thể trợ giúp chứ không thể thay thế được sự nhạy cảm hay kinh nghiệm của người cán bộ tín dụng. Do đó, vấn đề nhân sự là vấn đề cực kỳ quan trọng đối với mỗi ngân hàng, trong đó nổi bật lên hai vấn đề: chất lượng nhân sự và quản lý nhân sự. Chất lượng nhân sự ở đây không chỉ đơn thuần đề cập đến trình độ chuyên môn mà còn
33
bao gồm cả lương tâm, đạo đức, tác phong, kỷ luật lao động của người cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng. Chất lượng nhân sự tốt, biểu hiện ở sự năng động sáng tạo trong công việc, tinh thần trách nhiệm và ý thức tổ chức kỷ luật cao của các cán bộ, trong một chừng mực nào đó có thể giúp ngân hàng bù đắp lại những hạn chế về công nghệ, kỹ thuật, nhờ đó mà ngân hàng vẫn có thể tồn tại và phát triển được cho dù phải cạnh tranh với những đối thủ có tiềm lực mạnh hơn về công nghệ, trang thiết bị kỹ thuật. Bên cạnh chất lượng nhân sự thì công tác quản lý nhân sự cũng cần đặc biệt chú ý, bởi lẽ không phải cứ có cán bộ tín dụng giỏi là có chất lượng tín dụng cao. Mỗi cán bộ tín dụng đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, điều quan trọng là phải bố trí, sắp xếp công việc của họ sao cho phát huy hết thế mạnh và hạn chế điểm yếu của từng người, đồng thời có chế độ đãi ngộ hợp lý nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động của từng thành viên trong một guồng máy thông nhất cùng hướng tới một mục tiêu chung là nhu cầu chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Các nhân tố khách quan
> Nhân tố khách hàng vay
Thông thường, khách hàng vay vốn là nhằm thực hiện phương án sản xuất kinh doanh với mong muốn phương án đó hiệu quả, có thể trang trải chi phí, trả hết nợ vay và đem lại lợi nhuận cho khách hàng. Nhưng thực tế sự tham vọng về lợi nhuận có thể đưa khách hàng đến với những phương án đầu tư mạo hiểm, vượt quá năng lực quản lý của khách hàng; hoặc do năng lực quản lý, điều hành kém dẫn đến thất thoát trong hoạt động, đưa ra quyết định chậm chạp làm lỡ cơ hội... Tất cả điều này có ảnh hưởng lớn tới kết quả hoạt động của khách hàng và làm ảnh hưởng trực tiếp chất lượng tín dụng của các khoản tín dụng được cấp cũng như rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
34
không phù hợp với tính chất nguồn vốn huy động được cũng sẽ đem đến những rủi ro lớn cho ngân hàng. Ví dụ, khách hàng vay vốn ngắn hạn nhưng
lại sử dụng đầu tư tài sản dài hạn... Do đó, việc quản lý sử dụng vốn của khách hàng sau giải ngân là hoạt động không thể thiếu trong quy trình tín dụng, nhưng nó có phần đang bị buông lỏng trong hoạt động của một số ngân
hàng hiện nay.
Bất kỳ loại hàng hóa dịch vụ nào muốn tiêu thụ được thì cần phải có người mua. Tín dụng ngân hàng cũng vậy, ngân hàng không thể cho vay nếu như không có người vay. Xét trong phạm vị toàn bộ nền kinh tế thì nhu cầu vốn trung và dài hạn cho dầu tư phát triển là cần thiết nhưng với từng NHTM thì không phải lúc nào cũng vậy. Do số lượng doanh nghiệp có quan hệ với ngân hàng là có hạn và có những lúc nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp này không cao, chẳng hạn trong giai đoạn hoạt động kinh doanh gặp khó khăn thì các doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất. Trong trường hợp đó nhu cầu vốn trung và dài hạn của các doanh nghiệp sẽ không cao và do đó ngân hàng sẽ gặp khó khăn nếu muốn mở rộng tín dụng.
Để đảm bảo an toàn, tránh rủi ro khi cho vay, các NHTM thường đặt ra những điều kiện, tiêu chuẩn tín dụng nhằm phân loại và chọn ra những khách hàng có thể hay không thể cho vay. Chỉ những khách hàng nào đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của ngân hàng thì mới được xem xét cho vay. Những điều kiện tiêu chuẩn này có thể rất khác nhau tùy theo ngân hàng cụ thể, song nhìn chung các ngân hàng đều quan tâm tới một số vấn đề sau:
- Tính hợp lý, hợp pháp của mục đích sử dụng vốn vay
- Năng lực tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh của khách hàng - Tính khả thi của dự án
- Các biện pháp bảo đảm
35
tiêu chuẩn tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng của ngân
hàng. Bởi nếu đa số các khách hàng không thể đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng, có thể do điều kiện đặt ra quá khắt khe, không thực tế hoặc do khả
năng của các doanh nghiệp quá thấp, thì ngân hàng không thể mở rộng cho vay trong khi vẫn bảo đảm an toàn tín dụng.
Khi cho vay thì ngân hàng trông đợi khoản trả nợ sẽ được lấy từ chính kết quả hoạt động của dự án chứ không phải bằng cách phát mại tài sản thế chấp, cầm cố. Điều này lại phụ thuộc vào hiệu quả quản lý và sử dụng vốn vay của doanh nghiệp. Có nhiều yếu tố cần thiết để đảm bảo cho việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao, trong đó có một số nhân tố giữ vai trò quyết định như: vị thế, năng lực công nghệ, chất lượng đội ngũ nhân sự, trình độ quản lý của doanh nghiệp.
> Nhân tố từ phía các cơ quan quản lý và môi trường pháp lý
Cơ quan trực tiếp quản lý, kiểm tra giám sát hoạt động của các NHTM là NHNN Việt Nam. Đây là nơi xây dựng các định hướng, chính sách cho hoạt động ngân hàng nói chung là một hoạt động tín dụng nói riêng, là cơ quan ban hành các quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, trực tiếp kiểm tra, giám sát việc thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trong hoạt động của hệ thống ngân hàng. Vì vậy, nếu các văn bản, quy định của NHNN phù hợp, mang tính chuẩn mực thì sẽ là một định hướng tốt cho các NHTM trong việc triển khai quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả.
Môi trường pháp lý không chặt chẽ, nhiều khe hở và bất cấp sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp yếu kém làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo ngân hàng. Môi trường pháp lý không chặt chẽ và thiếu sự ổn định cũng khiến các nhà đầu tư trung thực e dè, không dám mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, do đó hạn chế nhu cầu về vốn tín dụng ngân hàng cũng như làm tăng rủi ro trong hoạt động tín dụng.
36
> Nhân tố môi trường
Hoạt động của ngân hàng và khách hàng đều chịu tác động của môi trường tự nhiên - kinh tế - chính trị, xã hội.
Môi trường tự nhiên không tác động trực tiếp tới hoạt động tín dụng của NHTM mà vai trò của nó thể hiện qua sự tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng mà hoạt động của chúng phụ thuộc vào nhiều vào điều kiện tư nhiên như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp. Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi hay bất lợi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách hàng, qua đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Là một tế bào trong nền kinh tế, sự tồn tại và phát triển của ngân hàng cũng như doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường này. Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo. Đặt biệt, trong điều kiện