MỘT SỐ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu 0236 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP quốc tế việt nam sở giao dịch hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 123)

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

> Tạo lập và hoàn thiện khung pháp lý nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng.

Bất cứ sự thay đổi nào về chính sách kinh tế - xã hội đều tác động tới hoạt động của các tổ chức, cá nhân và kế hoạch phát triển trong tương lai. Chính sách quản lý kinh tế vĩ mô của Chính phủ chưa hoàn thiện, thường xuyên có những thay đổi, thiếu tính ổn định dẫn đến các doanh nghiệp phải điều chỉnh hoạt động, chuyển hướng hoạt động có thể gây nên thua lỗ, mất

106

khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Vì vậy, Chính phủ cần xây dựng một hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán, tham khảo ý kiến của các Bộ, ngành liên quan và có sự định hướng lâu dài, tạo môi trường kinh tế vĩ mô ổn định; các thay đổi trong chính sách cần được công khai các nội dung dự kiến thay đổi và có một khoảng thời gian nhất định để các tổ chức, cá nhân có thể chuyển đổi hoạt động cho phù hợp.

Hiện nay, báo cáo tài chính của các doanh nghiệp được lập dựa trên 26 chuẩn mực kế toán được bộ tài chính ban hành, cùng với đó, hoạt động kiểm toán tuân thủ theo 37 chuẩn mực kiểm toán. Tuy nhiên vẫn còn nhiều hạn chế trong khung pháp lý trên, vẫn còn nhiều chuẩn mực quốc tế chưa có chuẩn mực Việt Nam, nhiều doanh nghiệp chưa thực hiện việc kiểm toán độc lập... Do đó, Chính phủ cũng cần xem xét và hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về tài chính nhằm tạo điều kiện tốt hơn cho việc áp dụng của tổ chức, cá nhân, cũng như việc xem xét các báo cáo tài chính của ngân hàng.

> Xây dựng các hệ thống chỉ tiêu trung bình ngành

Việc tiếp cận thông tin để đánh giá xếp hạng tín dụng khách hàng hiện gặp nhiều khó khăn. Các chỉ số, thông tin về triển vọng kinh doanh ngành, các chỉ số tài chính trung bình ngành. hiện rất khó tiếp cận và hầu như không tiếp cận được. Vì vậy, Chính phủ cần giao cho các cơ quan ban ngành phối hợp để thực hiện việc ban hành các chỉ tiêu trung bình ngành kinh tế. Đây là thông tin quan trọng để thực hiện việc đánh giá khách hàng trên cơ sở so sánh với chỉ tiêu trung bình ngành, triển vọng kinh doanh để đánh giá đúng về khả năng tài chính, kế hoạch phát triển của khách hàng. Trên cơ sở đó sẽ có những quyết định tín dụng hợp lý.

> Có cơ chế, chế tài chặt chẽ để quản lý thị trường bất động sản

Hiện tại, đa phần tài sản thế chấp tại các ngân hàng đều là bất động sản. Trong thời kỳ trước khủng hoảng kinh tế toàn cầu 2008, thị trường bất động

107

sản Việt Nam tăng trưởng rất nóng, giá bất động sản liên tục tăng cao, khi thị trường sụt giảm vào thời gian khủng hoảng, thanh khoản thị trường đi xuống, giá nhà đất đi xuống. Điều này đã tạo khó khăn cho ngân hàng trong việc thanh lý các tài sản bảo đảm là bất động sản để thu hồi vốn tín dụng. Do đó, trong tương lai cần có các biện pháp thích hợp để quản lý thị trường bất động sản tốt hơn, vừa giúp cho đại bộ phận dân cư có thể sở hữu nhà, đồng thời đưa giá trị bất động sản về giá trị thực của nó, vừa đảm bảo an toàn đối với ngân hàng xét theo một góc độ nhất định.

3.3.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

> Ban hành khung xây dựng hệ thống tín dụng nội bộ khách hàng

Hiện tại, các NHTM Việt Nam nói chung và VIB nói riêng đã và đang xây dựng hệ thống tín dụng nội bộ theo các mô hình của các NHTM nước ngoài. Việc áp dụng trực tiếp các mô hình này vào Việt Nam có thể không mang lại được các kết quả như mong đợi. NHNN nên nghiên cứu và cân nhắc thực hiện việc ban hành khung cơ bản về việc xây dựng hệ thống tín dụng nội bộ và yêu cầu định kỳ rà soát lại hệ thống tín dụng nội bộ nhằm đảm bảo phù hợp với sự biến động của nền kinh tế.

> Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng CIC

Các thông tin mà ngân hàng có thể sử dụng trên website của trung tâm thông tin tín dụng CIC là rất hạn chế, chủ yếu mới chỉ là tình hình quan hệ tín dụng (danh sách tổ chức tín dụng quan hệ, diễn biến dư nợ trong kỳ, nợ không đủ tiêu chuẩn của doanh nghiệp). Chính vì vậy, CIC không những cần thiết phải mở rộng quy mô thông tin, mà chất lượng thông tin cũng cần được cải thiện. Theo quy định hiện tại, tổ chức tín dụng sẽ phải xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đồng thời sử dụng kết quả xếp hạng trên CIC để tham chiếu, và nếu kết quả xếp hạng rủi ro khách hàng tại ngân hàng hay CIC cao hơn thì nợ của khách hàng sẽ phải được xếp hạng theo nhóm cao hơn đó. Do

108

đó, việc nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm CIC là nhu cầu cấp thiết để đảm bảo cho chính sách của NHNN được thực thi có hiệu quả như mong đợi, đồng thời giảm thiểu được rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

> Hoàn thiện mô hình hoạt động công ty quản lý tài sản VAMC

Nghị định 53/2013/NĐ-CP quy định công ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) chịu sự quản lý nhà nước, thanh tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước. Để đảm bảo Công ty quản lý tài sản hoạt động có hiệu quả theo các mục tiêu mà Chính phủ và NHNN đề ra, cần phải tạo dựng một khuôn khổ pháp lý, một môi trường xử lý nợ xấu với sự tham gia của các bên có liên quan, những điều kiện hỗ trợ về nguồn lực, cũng như sự đồng thuận của toàn xã hội.

Về tiêu chí lựa chọn các khoản nợ xấu là: VAMC chỉ mua những khoản nợ xấu mà VAMC có thể xử lý hiệu quả hơn là để tự các ngân hàng xử lý; nên tập trung vào xử lý các khoản nợ xấu của tư nhân hơn là các khoản nợ xấu của các DNNN; và các khoản nợ xấu của một doanh nghiệp, cá nhân tại các ngân hàng khác nhau cần được đánh giá và xử lý đồng thời, bất kể trường hợp khoản nợ tại một hoặc một số ngân hàng không được phân loại vào nhóm nợ xấu. Cơ chế này sẽ tạo điều kiện để thực hiện tái cấu trúc toàn diện doanh nghiệp, bảo đảm xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu về bản chất.

Về giá mua các khoản nợ xấu: Việc mua các khoản nợ xấu của VAMC theo giá thị trường và sử dụng trái phiếu đặc biệt để mua lại khoản nợ xấu theo giá gốc đồng thời yêu cầu các TCTD trích lập dự phòng rủi ro cho các trái phiếu này là một phương án phù hợp với điều kiện kinh tế hiện nay cũng như mục đích của NHNN về tái cơ cấu hệ thống TCTD gắn với tái cơ cấu các doanh nghiệp, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Trong trường hợp giữa VAMC và các ngân hàng không đi đến một thỏa thuận về giá thị trường của các khoản nợ xấu, một tổ chức độc lập sẽ có trách nhiệm đánh giá khách quan khoản nợ

109

xấu này, và hai bên phải chấp nhận mức giá do tổ chức độc lập đưa ra. Ngoài ra, VAMC và các ngân hàng có thể thỏa thuận với một mức giá bằng bình quân mức giá các khoản nợ xấu tương tự đã được mua theo giá thị trường, đi kèm với một cam kết khi thực hiện xử lý xong, các khoản lãi, hoặc lỗ từ việc xử lý sẽ được phân chia lại theo một tỷ lệ nhất định. Điều này là cần thiết nhằm đẩy nhanh tiến độ xử lý các khoản nợ xấu.

Về nguồn vốn: Toàn bộ nguồn tài trợ cho VAMC thuộc sở hữu của Chính phủ không nên chỉ huy động từ mỗi ngân sách, đặc biệt là khi các quy mô của các khoản nợ xấu là tương đối lớn. Trong điều kiện ngân sách gặp khó khăn hiện nay và trên nguyên tắc gắn trách nhiệm xử lý nợ xấu với nguồn gốc phát sinh nợ xấu, VAMC phát hành trái phiếu đặc biệt để mua lại nợ xấu từ phía các NHTM là một giải pháp hoàn toàn phù hợp.

Về xử lý các khoản nợ xấu đã được chuyển giao: Một khi VAMC mua các khoản nợ xấu từ các ngân hàng, việc làm đầu tiên là phân loại các khoản nợ xấu vào các nhóm khác nhau nhằm tạo điều kiện cho việc quản lý cũng như xử lý các khoản nợ này. Về mặt hoạt động, các nhân viên của VAMC nên được chia thành hai nhóm. Nhóm thứ nhất là nhóm đánh giá xem các khoản nợ xấu có thể tiếp tục duy trì tín dụng hay không. Trong trường hợp khoản vay có khả năng phục hồi thì nhóm thứ nhất sẽ tiến hành các biện pháp như điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thời hạn trả nợ, thay đổi mức lãi suất, thậm chí miễn giảm một phần hay toàn bộ lãi, bán lại khoản nợ đã mua cho một ngân hàng khác, chuyển nợ thành vốn góp, vốn cổ phần... Trường hợp khoản nợ không thể duy trì được, nhóm thứ hai sẽ đề xuất thỏa thuận với các bên liên quan để xử lý TSBĐ, hoặc nếu không đạt được thỏa thuận thì TSBĐ sẽ được đem ra bán đấu giá. Ngoài ra, nhằm đạt được tỷ lệ thu hồi vốn tối đa, VAMC cần phải xử lý khoản nợ xấu phù hợp với các điều kiện thị trường. Trong trường hợp khoản vay đang trong giai đoạn thực hiện và giá trị tài sản nếu được xử lý

110

ngay sẽ mang lại hiệu quả sinh lời thấp, các NHTM và VAMC có thể tạo điều kiện tiếp tục cấp vốn cho dự án này để khi thực hiện xử lý tài sản, đem lại hiệu quả cao nhất

Khẩn trương hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng: nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.

3.3.3. Kiến nghị với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quốc tế Việt Nam

> Hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng phù hợp với tiến trình

phát triển của ngân hàng và nền kinh tế.

Đối với NHTM, việc tối đa hóa lợi nhuận luôn phải gắn liền với nó là mục tiêu giữ rủi ro trong một phạm vi, giới hạn cho phép mà ngân hàng có thể chấp nhận. Tối ưu hóa rủi ro phải được thực hiện thông qua việc hoàn thiện quản lý rủi ro riêng lẻ của các khoản vay, quản lý rủi ro danh mục... Và cao hơn, là ngân hàng phải có một mô hình quản lý rủi ro phù hợp để mang lại hiệu quả tối ưu cho ngân hàng. Áp dụng mô hình quản lý rủi ro sẽ giúp ngân hàng chủ động hơn trong việc ứng phó với rủi ro, chuyên nghiệp hơn trong việc xử lý rủi ro, đồng thời giúp ngân hàng có sự nhìn nhận chính xác hơn về triển vọng kinh doanh trong tương lai, từ đó có khả năng hoạch định chính sách cho phù hợp.

> Hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và sử dụng các công cụ đo lường rủi ro tín dụng.

Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phải được xây dựng cụ thể riêng cho ba nhóm đối tượng khách hàng gồm: khách hàng doanh nghiệp, tổ chức tín dụng và khách hàng cá nhân, hộ kinh doanh. Tổng số điểm của khách hàng được xác định theo thang điểm tối đa là 100, được chia cho bộ chỉ tiêu tài chính và bộ chỉ tiêu phi tài chính theo tỷ trọng nhất định. Ngân hàng cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ cho riêng mình và đảm bảo các quy

111

định về xếp hạng tín dụng nội bộ của Ngân hàng Nhà nước đưa ra.

Cần sớm nghiên cứu và xây dựng mô hình lượng hóa cụ thể mức độ rủi ro của doanh nghiệp cũng như mô hình định lượng để xác định giới hạn tín dụng trên cơ sở mức độ rủi ro của doanh nghiệp; xây dựng mô hình đánh giá và cảnh báo sớm rủi ro để áp dụng chung cho toàn hệ thống. Hiện tại, mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng của Basel 2 đã được nhiều ngân hàng sử dụng để lượng hóa rủi ro. VIB có thể tham khảo và tìm cách áp dụng phù hợp với ngân hàng nhằm tạo điều kiện lượng hóa được các rủi ro một cách chính xác hơn so với việc áp dựng mô hình định tính như hiện tại.

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Từ những vấn đề còn hạn chế, tồn tại trong quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam - Sở giao dịch Hà Nội đã được phân tích ở chương 2, chương 3 của luận văn đã đưa ra một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng. Đông thời luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, Ngân hàng nhà nước nhằm không ngừng cải tiến, đổi mới hỗ trợ cho Doanh nghiệp và Ngân hàng hoạt động sản xuất kinh doanh an toàn hiệu quả, đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế đât nước.

112 KẾT LUẬN

Trong bối cảnh tái cơ cấu hệ thống ngân hàng được xác định là 1 trong 3 trụ cột chính giúp tái cấu trúc lại nền kinh tế. Hơn bao giờ hết, tại thời điểm này Chính phủ, NHNN, các bộ ban ngành cũng các NHTM cần xem xét, ban hành và củng cố chặt chẽ hơn nữa hệ thống văn bản pháp quy nhằm tái cơ cấu thành công hệ thống ngân hàng. Quản trị rủi ro tín dụng cần được các NHTM xem xét như hoạt động trọng tâm đảm bảo sự phát triển ổn định và bền vững ngân hàng cũng như của nền kinh tế.

Trên cơ cở vận dụng các phương pháp nghiên cứu, bám sát mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, luận văn đã hoàn thành các nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu các lý luận cơ bản về rủi ro tín dụng cũng như việc quản lý rủi ro tín dụng.

- Luận văn nghiên cứu tổng quát về tổ chức và hoạt động, cũng như đi sâu phân tích, lý giải thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch VIB Hà Nội qua đó đánh giá được những nguyên nhân, hạn chế còn tồn tại trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng của Sở giao dịch VIB Hà Nội.

- Trên cơ sở đánh giá thực trạng quản lý rủi ro tín dụng tại Sở giao dịch VIB Hà Nội, luận văn đã đề xuất một số giải pháp cụ thể để công tác quản lý rủi ro phát huy hiệu quả tốt hơn và giảm thiểu hơn nữa những rủi ro tín dụng có thể xảy ra.

- Luận văn cũng đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN và VIB. Với xu thế phát triển hiện nay, quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng sẽ được các ngân hàng, những nhà khoa học, người làm chuyên môn nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện nó phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS.TS. Trần Huy Hoàng, Quản trị ngân hàng, Trường Đại học kinh tế TP.HCM, NXB Lao động xã hội, 2010.

2. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng, NXB thống kê, 2010.

3. Peter S.Rose, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, năm 2003. 4. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi, Quản trị ngân hàng thương mại, NXB Tài

chính, năm 2006

5. PGS.TS. Tô Ngọc Hưng, Ngân hàng thương Mại, NXB Thống kê, 2009. 6. PGS.TS. Nguyễn Thị Quy, Dịch vụ ngân hàng hiện đại, NXB Khoa học

xã hội, 2008.

7. Luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12.

8. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN về việc sửa đổi bổ sung một số điều của

quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng ban hành theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN.

9. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ và trích lập dự phòng để

Một phần của tài liệu 0236 giải pháp nâng cao chất lượng quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM CP quốc tế việt nam sở giao dịch hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 123)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(130 trang)
w