chứng cứ khoa học
Có rất nhiều phương pháp, phác đồ điều trị trước đây đã trở nên lỗi thời, không còn đúng. Các thuốc đã được dùng trước đây có thể giờ đây đã bị kháng thuốc hay mới tìm ra các tác dụng phụ không mong muốn gây nguy hại cho bệnh nhân. Ví dụ: Trước đây, người ta khuyến cáo không dùng corticoide trên các bệnh nhân bị viêm màng não. Nhưng giờ đây, tất cả các bệnh nhân viêm màng não đều được xem xét dùng corticoide càng sớm càng tốt nhằm phòng ngừa các biến chứng thần kinh sau này cho bệnh nhân. Do đó, mọi bác sĩ đều phải biết cập nhật kiến thức y khoa thế giới hằng ngày, nắm bắt mọi thông tin thay đổi về thuốc, về phương pháp điều trị, phương pháp chẩn đoán. Bên cạnh đó, các cơ sở y tế thường xuyên tổ chức cho bác sĩ học các chương trình đào tạo y khoa liên tục, các buổi sinh hoạt khoa học kỹ thuật nhằm cập nhật, bàn luận các kiến thức mới. Nếu bác sĩ không cập nhật, học hỏi liên tục kiến thức mới, các quyết định xử trí trên bệnh nhân có thể không còn phù hợp.
Mọi y lệnh thực hiện trên bệnh nhân đều phải tuân theo các phác đồ điều trị, được xây dựng dựa trên các chứng cớ lâm sàng, qua các nghiên cứu được báo cáo trên thế giới. Không giống như các ngành nghề khác, các bác sĩ không thể tự nghĩ ra các cách điều trị riêng theo cảm tính hay theo tư duy suy luận của mình mà không thông qua các bằng chứng nghiên cứu trên lâm sàng. Điều này khiến cho sức sáng tạo của các bác sĩ giảm đặc biệt là các bác sĩ làm việc trong môi trường thiếu thốn các trang thiết bị, trình độ nghiên cứu khoa học còn hạn chế.
Muốn trở thành bác sĩ giỏi, bác sĩ còn phải có thời gian tích lũy những kinh nghiệm qua thời gian thực hành lâm sàng liên tục tại bệnh viện. Bác sĩ càng có nhiều thời gian thực hành lâm sàng, bác sĩ đó càng có kinh nghiệm xử lý các tình huống cấp cứu bệnh, kinh nghiệm chẩn đoán và điều trị, kinh nghiệm trong tiên lượng bệnh,… Đó là những kinh nghiệm khó có thể truyền đạt lại trên ghế nhà trường hay cho các bác sĩ trẻ trong một thời gian ngắn.
2.4.4. Môi trường làm việc đầy áp lực
Các bác sĩ phải chịu trách nhiệm các về các bệnh nhân mà mình đang chăm sóc, quản lý không chỉ chịu trách nhiệm về các quyết định thuốc điều trị trên bệnh nhân, các thủ thuật, phẫu thuật, các phương pháp điều trị mà còn trên cả những điều mình vô tình hay cố ý bỏ sót bệnh lý trên bệnh nhân. Ví dụ: Bệnh nhân vô bệnh viện vì các triệu chứng của tai biến mạch máu não, được chẩn đoán là nhồi máu não. Bệnh nhân được điêu trị tích cực theo phác đồ nhồi máu não. Tuy nhiên, bệnh nhân lại mang trong mình bệnh kèm theo là viêm phổi. Nếu bác sĩ không tầm soát, khám kỹ có thể bỏ sót bệnh viêm phổi trên bệnh nhân dẫn đến điều trị không kịp thời, nguy hiểm tính mạng cho họ.
Chỉ cần một sai sót trong chuyên môn, bác sĩ có thể bị khiển trách từ chính các bác sĩ trong khoa, trưởng khoa, hội đồng chuyên môn. Xa hơn nữa, họ còn có thể bị đưa ra tòa, chịu sự chỉ trích từ toàn thể cộng đồng khi các sai sót của họ bị phơi bày. Điều này tác động không nhỏ tới tâm lý bác sĩ.
Bác sĩ lâm sàng luôn là người đầu tiên chịu trách nhiệm pháp lý trên bệnh nhân nếu có xảy ra sai sót chuyên môn dù nguyên do không phải trực tiếp do bác sĩ đó gây nên. Ví dụ: điều dưỡng thực hiện sai y lệnh, kết quả cận lâm sàng sai, bác sĩ đọc kết quả cận lâm sàng sai,…Chính vì thế trách nhiệm pháp lý luôn là vấn đề khiến các bác sĩ phải tìm cách bảo vệ cho chính mình. Ví dụ: có rất nhiều bệnh không cần thiết phải nằm lại tại bệnh viện điều trị, nhưng thân nhân hoặc bệnh nhân yêu cầu, bác sĩ vẫn phải cho bệnh nhân điều trị nội trú. Vì nếu không cho nhập viện, bệnh nhân có vấn đề gì mà bác sĩ không thể lường trước được, bác sĩ sẽ lại phải là người chịu trách nhiệm trước pháp luật.
2.4.5. Mang tính xã hội và nhân đạo cao
Trong các lĩnh vực khác, luôn tồn tại quan hệ mua bán theo cơ chế thị trường. Người cung cấp có thể bán hoặc không tùy theo sự mặc cả giữa bên bán và bên mua. Trong ngành y, không bệnh viện nào được quyền từ chối tiếp nhận bệnh nhân đến khám, chữa bệnh, đặc biệt trong tình huống cấp cứu. Dù bệnh nhân không có tiền chi trả viện phí, bệnh viện vẫn phải trích quỹ từ các khoản thu nhập chăm lo cho họ đến khi họ vượt qua khỏi cơn nguy kịch và điều trị khỏi bệnh nếu có thể.
2.4.6. Các ngày nghỉ lễ không được nghỉ trọn vẹn
Bác sĩ không được nghỉ trọn vẹn các ngày nghỉ lễ tết. Trong các dịp nghỉ lễ, bệnh viện vẫn luôn phải đảm bảo hoạt động của bệnh viện diễn ra bình thường. Bác sĩ phải chia nhau ra trực các ngày đó. Không giống như các cơ quan nhà nước khác, họ có quyền được ngủ, nghỉ ngơi trong các đêm trực của mình, bác sĩ luôn phải túc trực 24/24 bất kể ngày đêm, các hoạt động khám, chữa bệnh, xử trí tình huống khẩn cấp, các ca mổ khẩn, mọi việc đều diễn ra như ngày thường.
2.4.7. Được xếp vào loại lao động trí óc, nhưng bác sĩ vẫn phải lao động bằngchân tay chân tay
Trong quá trình khám chữa bệnh, bác sĩ không chỉ phải suy nghĩ các vấn đề trên bệnh nhân và hướng điều trị, họ còn phải lao động bằng tay chân. Khi khám bệnh, họ phải thực hiện đầy đủ các động tác: nhìn, sờ, gõ, nghe, các nghiệm pháp, lấy máu xét nghiệm, lấy mẫu đàm, mẫu bệnh phẩm làm xét nghiệm, các thủ thuật,...Trong các tình huống cấp cứu, họ phải thực hiện rất nhiều các thủ thuật hao tốn nhiều sức lực như: hồi sinh tim phổi, đặt nội khí quản, lấy khí máu động mạch, lắp đặt máy thở,…Trong phẫu thuật, có những bệnh lý họ phải đứng mổ nhiều giờ liền. Bác sĩ càng giỏi bao nhiêu, càng cần phải tự mình làm nhiều thứ trong thăm khám và điều trị.
2.5. TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN2.5.1. Nghiên cứu trong nước 2.5.1. Nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Mai Hồng Quân (2016): “Các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Bình Định”. Nghiên cứu tiến hành khảo sát đối với 130 bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế 03 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố thuộc tỉnh Bình Định. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 03 yếu tố tác động đến hài lòng đối với công việc của các bác sĩ, bao gồm: (1) Quyền tự chủ của bác sĩ, (2) Gánh nặng công việc, (3) Đãi ngộ của tổ chức.
S hài lòng đôấi v i công vi cự ớ ệ
Đãi ng c a t ch cộ ủ ổ ứ
Gánh n ng công vi cặ ệ
Quyêần t ch c a bác sĩự ủ ủ
Hình 2.3. Mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của bác sĩ đang làm việc tại trung tâm y tế các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
Bình Định
(Nguồn: Mai Hồng Quân, 2016)
Nghiên cứu của Vũ Văn Tuyên (2015): “Các giải pháp nâng cao mức độ hài lòng đối với công việc của các bác sĩ tại bệnh viện quận Thủ Đức”. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 347 Bác sĩ đang làm việc tại bệnh viện quận Thủ Đức. Kết quả nghiên cứu đã đề xuất 10 yếu tố tác động đến hài lòng đối với công việc của các bác sĩ, bao gồm: (1) Chất lượng khám chữa bệnh, (2) Hồ sơ y tế điện tử, (3), Sự tự chủ, (4) Quan hệ với các bác sĩ đồng nghiệp, (5) Quan hệ với các nhân viên khác, (6) Quan hệ với bệnh nhân, (7) Thời gian cá nhân, (8) Thu nhập, (9) Nguồn lực, (10) Pháp lý và những điều liên quan đến trách nhiệm pháp lý. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ thực hiện đánh giá mức độ hài lòng của các Bác sĩ thông qua 10 yếu tố trên và nghiên cứu chưa thực hiện phân tích hồi quy để đo lường mức độ tác động của các nhân tố này.
Nghiên cứu của Trần Minh Tiến (2014): “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc và lòng trung thành đối với tổ chức của dược sỹ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh”. Nghiên cứu tiến hành khảo sát 300 Dược sỹ hiện đang làm việc trong các tổ chức/ doanh nghiệp Dược trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 05 yếu tố tác động đến sự thõa mãn trong công việc và lòng trung thành với tổ chức, bao gồm: (1) Được tôn trọng – thể hiện bản thân, (2) Đồng nghiệp, (3) Bản chất công việc, (4) Thương hiệu của tổ chức và (5) Tiền lương – Thu nhập.
S thõa mãn trong công vi cự ệ Lòng trung thành v i t ch cớ ổ ứ
Tiêần lương – Thu nh pậ
Thương hi u c a t ch cệ ủ ổ ứ
B n chầất công vi cả ệ
Đôầng nghi pệ
Được tôn tr ng – th hi n b n thầnọ ể ệ ả
Hình 2.4. Mô hình Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn trong công việc và lòng trung thành đối với tổ chức của dược sỹ trên địa bàn TP. HCM
(Nguồn: Trần Minh Tiến, 2014)
2.5.2. Nghiên cứu trên thế giới
Nghiên cứu của Friedberg và các cộng sự (2013): “Factors Affecting Physician Professional Satisfaction and Their Implications for Patient Care, Health Systems, and Health Policy”. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu sự hài lòng trong công việc của bác sĩ tại Mỹ. Nghiên cứu đã được khảo sát 447 bác sĩ tại sáu bang: Colorado, Massachusetts, North Carolina, Texas, Washington, and Wisconsin. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra 11 yếu tố tác động đến hài lòng đối với công việc của các bác sĩ, bao gồm: (1) Chất lượng khám chữa bệnh, (2) Hồ sơ y tế điện tử, (3), Sự tự chủ và kiểm soát công việc, (4) Lãnh đạo, (5) Mối quan hệ với các bác sĩ đồng nghiệp, (6) Sự công bằng và được tôn trọng, (7) Khối lượng công việc, (8) Nội dung công việc, (9) Mối quan hệ với các nhân viên khác, (10) Thu nhập, (11) Pháp lý và những điều liên quan đến trách nhiệm pháp lý.
S hài lòng trong công vi cự ệ
Pháp lý và nh ng điêầu liên quan đêấn pháp lýữ
S công bằầng và đự ược tôn tr ngọ
Thu nh pậ
Môấi quan h v i nhần viên khácệ ớ
N i dung công vi cộ ệ
Khôấi lượng công vi cệ
Môấi quan h v i bác sĩ đôầng nghi pệ ớ ệ
Lãnh đ oạ
S t ch và ki m soát công vi cự ự ủ ể ệ
Hôầ s y têấ đi n tơ ệ ử
Chầất lượng khám ch a b nhữ ệ
Hình 2.5. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của các bác sĩ tại Mỹ
(Nguồn: Friedberg và các cộng sự, 2013) Nghiên cứu của Wada và các cộng sự (2009): “Physician job satisfaction and working conditions in Japan”. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu sự hài lòng trong công việc và điều kiện làm việc của bác sĩ tại Nhật Bản. Mục tiêu của nghiên cứu này là để xác định các yếu tố của điều kiện làm việc liên quan đến sự hài lòng của các bác sĩ tại Nhật Bản. Thông qua một bảng câu hỏi cho tất cả các bác sĩ tốt nghiệp từ một trường y tế tại Nhật Bản về điều kiện làm việc đã được xác định từ 10 khía cạnh khác nhau: (1) Thu nhập công bằng, (2) Nguồn lực bệnh viện, (3) Sự hài lòng nghề nghiệp, (4) Khó khăn trong việc chăm sóc bệnh nhân, (5) Thiếu thời gian cá nhân, (6) Công việc hành chính, (7) Khối lượng công việc, (8) Quan hệ với đồng nghiệp bác sĩ, (9) Quan hệ với nhân viên và (10) Quan hệ với bệnh nhân.
S hài lòng trong công vi cự ệ
Thiêấu th i gian cá nhầnờ
Quan h v i b nh nhầnệ ớ ệ
Quan h v i nhần viênệ ớ
Quan h v i đôầng nghi p bác sĩệ ớ ệ
Khôấi lượng công vi cệ
Công vi c hành chínhệ
S hài lòng nghêầ nghi pự ệ
Khó khằn trong vi c chằm sóc b nh nhầnệ ệ
Nguôần l c b nh vi nự ệ ệ
Thu nh p công bằầngậ
S hài lòng trong công vi c c a Bácự ệ ủ
Các môấi quan h trong công vi cệ ệ
Phầần thưởng cá nhần Danh l iợ
Gánh n ng công vi c liên quanặ ệ
Chằm sóc b nh nhầnệ
Hình 2.6. Mô hình nghiên cứu các yếu tố của điều kiện làm việc liên quan đến sự hài lòng của các bác sĩ tại Nhật Bản
(Nguồn: Wada và các cộng sự, 2009)
Nghiên cứu Bovier và Perneger (2003): “Predictors of work satisfaction among physicians”. Bovier và Perneger (2003) nghiên cứu về sự hài lòng trong công việc giữa các bác sĩ Thụy Sĩ, nhằm kiểm tra các yếu tố quyết định sự hài lòng trong công việc. Nghiên cứu đã xây dựng mô hình khung lý thuyết với 05 nhân tố của sự hài lòng với các biến quan sát độc lập như sau: (1) Chăm sóc bệnh nhân, (2) Gánh nặng công việc liên quan, (3) Danh lợi, (4) Phần thưởng cá nhân, (5) Các mối quan hệ trong công việc.
Hình 2.7. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc của các bác sĩ tại Thụy Sĩ
Như vậy, các nghiên cứu trước đây đã khám phá ra được các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên với tổ chức. Tuy nhiên, việc lựa chọn mô hình khảo sát và đối tượng khảo sát là khác nhau, kết quả nghiên cứu cũng có những khác biệt đáng kể về mức độ tác động của từng thành phần lên sự hài lòng và lòng trung thành của nhân viên với tổ chức. Điều đó cho thấy không có mô hình chung cho tất cả các loại hình tổ chức. Đó cũng là cơ sở để nghiên cứu này thực hiện việc kiểm định đánh giá thang đo ảnh hưởng lên lòng trung thành với tổ chức của bác sĩ ngành y tế tại Bà Rịa – Vũng Tàu.
2.6. MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU2.6.1. Mô hình nghiên cứu 2.6.1. Mô hình nghiên cứu
Từ cơ sở các lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, trên cơ sở kế thừa và chọn lọc các nhân tố ảnh hưởng để tìm hiểu mối tương quan của các nhân tố với lòng trung thành của nhân viên đối với tổ chức, tác giả sử dụng các thành phần trong các nghiên cứu thực nghiệm của Bovier và Perneger (2003), Wada và các cộng sự (2009), Friedberg và các cộng sự (2013), Trần Minh Tiến (2014), Vũ Văn Tuyên (2015), Mai Hồng Quân (2016). Trên nền tảng các nghiên cứu thực nghiệm trên cùng là cùng nghiên cứu về sự hài lòng và lòng trung thành của bác sĩ tại các bệnh viện là cơ sở lý thuyết vững chắc, giúp nghiên cứu vận dụng mô hình phù hợp với điều kiện nghiên cứu tại ngành y tế Bà Rịa – Vũng Tàu.
Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế ở Việt Nam nói chung, điều kiện của tỉnh BRVT nói riêng, mô hình nghiên cứu không thể phản ánh toàn bộ mà có sự điều chỉnh, bổ sung một số biến quan sát cho phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương. Từ đó, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu ban đầu gồm 06 nhân tố: (1) Chất lượng khám chữa bệnh, (2) Hồ sơ y tế điện tử, (3) Sự tự chủ trong công việc, (4) Thu nhập, (5) Nguồn lực bệnh viện, (6) Mối quan hệ với bác sĩ đồng nghiệp.
Căn cứ vào kết quả nghiên cứu định tính, 2/3 thành viên nhóm thảo luận cũng cho rằng 06 yếu tố mà tác giả đã nêu trong quá trình thảo luận là khá đầy đủ về nghiên cứu lòng trung thành của bác sĩ. Bên cạnh đó, nhóm thảo luận đồng ý bổ sung vào 01 yếu tố được đánh giá là có ảnh hưởng đáng kể đối với lòng trung thành
S hài lòng trong công vi cự ệLòng trung thành v i t ch cớ ổ ứ
C h i đào t o và thằng têấnơ ộ ạ
Môấi quan h v i bác sĩ đôầng nghi pệ ớ ệ
Nguôần l c b nh vi nự ệ ệ
Thu nh pậ
S t ch trong công vi cự ự ủ ệ
Hôầ s y têấ đi n tơ ệ ử
Chầất lượng khám ch a b nhữ ệ
của bác sĩ, là “Cơ hội đào tạo và thăng tiến” vào nghiên cứu tại ngành y tế Bà Rịa – Vũng Tàu.
Qua cơ sở lý thuyết đã nêu và kết quả nghiên cứu định tính. Mô hình nghiên cứu được tác giả đề xuất bao gồm 07 biến độc lập: (1) Chất lượng khám chữa bệnh, (2) Hồ sơ y tế điện tử, (3) Sự tự chủ trong công việc, (4) Thu nhập, (5) Nguồn lực bệnh viện, (6) Mối quan hệ với bác sĩ đồng nghiệp, (7) Cơ hội đào tạo và thăng tiến; một biến trung gian: Sự hài lòng trong công việc và biến phụ thuộc là lòng trung thành đối với tổ chức được trình bày cụ thể trong hình 2.8 trang 25.
Hình 2.8. Mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến lòng trung thành đối với tổ chức của bác sĩ ngành y tế tỉnh BRVT
(Nguồn: tác giả nghiên cứu và đề xuất)
2.6.2. Giả thuyết nghiên cứu
Chất lượng khám chữa bệnh
Chất lượng khám chữa bệnh là mức độ gia tăng sức khỏe mong muốn mà các dịch vụ y tế cho các cá nhân và cộng đồng, phù hợp với kiến thức chuyên môn hiện tại. Chất lượng khám chữa bệnh là bất kỳ hoạt động nào làm cải thiện cơ hội có