Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Cơ cấu thu nhập của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 98)

Agribank kính đề nghị NHNN xem xét chấp thuận một số kiến nghị của Agribank như sau:

Báo cáo và xin ý kiến Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh kế hoạch, lộ trình cổ phần hóa phù hợp với thực tế tại Agribank. Sửa đổi khoản 1, Điều 1 Quyết định 01/QĐ-NHNN.m của Ngân hàng Nhà nước ngày 08/01/2018 về định hướng đến năm 2020 như sau: “Giữ vững ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam; triển khai đúng tiến độ các bước cổ phần hóa theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; phấn đấu trở thành một trong 150 ngân hàng lớn nhất trong khu vực Châu Á về quy mô tài sản”.

Xem xét chỉ đánh giá mức độ hoàn thành Phương án cơ cấu lại Agribank gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 theo các chỉ tiêu chung, đồng thời có xem xét các yếu tố khách quan tác động trực tiếp đến việc hoàn thành chỉ tiêu cấp vốn điều lệ. Đối với những chỉ tiêu về thị trường, thị phần (chỉ tiêu không thuộc hệ thống chỉ tiêu do NHNN giao) đề nghị NHNN xem xét đánh giá theo hướng khuyến khích, không bắt buộc, phù hợp với điều kiện kinh doanh của Agribank từng thời kỳ.

Trình Chính phủ cho phép các tổ chức tín dụng cũng như Agribank được tiếp tục cơ cấu lại đến thời điểm 31/12/2025, đảm bảo Agribank phát triển phù hợp với định hướng chiến lược ngành ngân hàng: là một trong những ngân hàng thương mại Nhà nước đóng vai trò chủ lực về quy mô thị phần, khả năng điều tiết thị trường; giữ vai trò chủ đạo trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn; đi đầu trong việc áp dụng công nghệ ngân hàng hiện đại, năng lực quản trị tiên tiến.

81

vay không có tài sản bảo đảm theo Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 và Nghị định 116/2018/NĐ-CP ngày 07/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ.

Xem xét hỗ trợ về nguồn vốn, tài chính nhằm thực hiện chính sách ưu đãi cho khách hàng: Tăng lãi suất áp dụng đối với số dư tiền gửi dự trữ bắt buộc của Agribank lên mức 2%/năm (hiện tại là 1%/năm); Bố trí tái cấp vốn cho Agribank để cho vay khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, hỗ trợ khách hàng khôi phục hoạt động (Quy mô tái cấp vốn tối thiểu 100.000 tỷ đồng, thời hạn cho vay từng đợt tối đa 12 tháng, lãi suất tối đa 2%/năm).

Cho phép điều chỉnh thời hạn thực hiện tỷ lệ Dư nợ cho vay so với Tổng tiền gửi quy định tại Thông tư 22 bắt đầu từ ngày 01/01/2022 và lùi tương ứng lộ trình thực hiện các biện pháp, kế hoạch xử lý để đảm bảo tuân thủ tỷ lệ Dư nợ cho vay so với Tổng tiền gửi.

Xem xét sửa đổi Thông tư 01/2020-TT-NHNN, cho phép cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo khách hàng (bỏ nội dung cơ cấu nợ theo dư nợ đến hạn và quy định một khách hàng chỉ có một nhóm nợ) do khách hàng thực sự khó khăn kể cả sau khi công bố hết dịch; Hướng dẫn bộ tiêu chí chi tiết để đánh giá khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và trong việc cho vay mới đối với các khách hàng này.

Hỗ trợ Agribank trong quá trình triển khai thực hiện Thông tư 13 và triển khai quản lý rủi ro , cho phép Agribank có lộ trình từng bước thực hiện quản lý rủi ro theo yêu cầu của Thông tư 13 và tiến tới tuân thủ các thông lệ quốc tế.

Sớm chỉnh sửa quy định về thời hạn bảo quản hóa đơn giao dịch tại POS, chứng từ đi kèm hóa đơn giao dịch không sử dụng thẻ từ 5 năm xuống còn 1

82

năm để phù hợp với thực tế và xu hướng trên thế giới.

Sớm ban hành chính sách về trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động thẻ nói riêng và rủi ro hoạt động của ngân hàng nói chung, xem xét việc thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro hoạt động thẻ, quy định cụ thể tỷ lệ trích lập và hướng dẫn việc sử dụng quỹ dự phòng để xử lý các trường họp rủi ro trong hoạt động thẻ.

Hỗ trợ Agribank tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển mạng lưới mới với mô hình quản lý đa dạng, phù hợp với thực tiễn phát triển công nghệ trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, phù hợp với đặc thù của Agribank, đảm bảo hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh, kiểm soát rủi ro.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Chương 3 luận văn đã hoàn thành các nội dung chủ yếu sau:

- Phân tích sự cần thiết, những khó khăn thuận lợi, quan điểm, định hướng và mục tiêu cải thiện cơ cấu thu nhập của Agribank, luận văn cho rằng, trước yêu cầu hội nhập quốc tế, tính cấp bách đặt ra đối với các NHTM Việt Nam nói chung trong đó có Agribank là vừa phải phát triển, vừa phải đa dạng hoá và mở rộng sản phẩm dịch vụ, từ đó nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập .

- Đề xuất một hệ thống giải pháp đồng bộ phát triển sản phẩm dịch vụ tại Agribank trong tiến trình phát triển. Các giải pháp đó có tính logic, bổ trợ cho nhau và trong phạm vi Agribank có thể thực thi được.

- Đề xuất một số kiến nghị có liên quan đối với Chính phủ, Bộ Tài chính. NHNN Việt Nam trong việc hỗ trợ, tạo điều kiện thực hiện các giải pháp của luận văn đưa ra.

83

KẾT LUẬN

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế toàn cầu hiện nay, Việt Nam đã và đang thực hiện chiến lược phát triển thị trường, mở cửa và hội nhập. Việc gia nhập EVFTA và phát triển các mối quan hệ song phương, đa phương với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới đã mở ra cho nền kinh tế những cơ hội phát triển. Tuy nhiên, bên cạnh những cơ hội và lợi thế có thể phát huy, nền kinh tế nước ta còn phải đối mặt với những thách thức, đặc biệt là sự gia tăng cạnh tranh trên thị trường, không chỉ giữa các doanh nghiệp trong nước mà còn với các tập đoàn lớn xuyên quốc gia. Trong bối cảnh đó , nền kinh tế Việt Nam cũng như các ngành kinh tế trong nước cùng tìm ra hướng đi phù hợp của riêng mình để tồn tại và phát triển.

Ngành ngân hàng được coi là ngành chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế, mặc dù đã có nhiều đổi mới trong hoạt động ngân hàng. Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển. Ngành ngân hàng nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, chưa thực sự đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về dịch vụ ngân hàng. Đây chính là một điểm yếu mà các ngân hàng cần quan tâm nhằm phát triển và hoàn thiện hơn để có thể cạnh tranh được với các ngân hàng nước ngoài trong xu thế hội nhập.

Để hội nhập và phát triển, bên cạnh việc có thể nâng cao sức cạnh tranh trong môi trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải cố gắng xây dựng, hoàn thiện và phát triển theo mô hình ngân hàng đa năng, có cơ cấu thu nhập phù hợp với xu hướng ngân hàng hiện đại bằng cách tập trung vào việc phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại, bên cạnh những nghiệp vụ ngân hàng truyền thống. Sản phẩm dịch vụ ngân hàng hiện đại là một trong những lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng và

84

là xu thế tất yếu, phù hợp với xu hướng, quy luật chung trong tiến trình hội nhập và phát triển các ngân hàng trong khu vực và trên thế giới.

Trong những năm gần đây, xu hướng thu nhập từ hoạt động dịch vụ đang ngày một chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập của các ngân hàng trên thế giới. Trong khi đó, thu nhập của các NHTM ở Việt Nam vẫn thu từ hoạt động tín dụng là chủ yếu (chiếm tới trên 80% tổng thu nhập của mỗi ngân hàng). Tiếp tục thực hiện chiến lược đổi mới và cơ cấu lại hoạt động của các NHTM ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập, yêu cầu mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ đang trở nên hết sức cấp bách. Agribank là một đơn vị thành viên trong hệ thống ngân hàng Việt Nam không nằm ngoài nhu cầu cấp thiết đó.

Thời gian qua, Agribank đã thực hiện nhiều biện pháp đồng bộ để mở rộng và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và bước đầu đã thu được những kết quả khả quan. Tuy nhiên, so với tiềm năng và yêu cầu hội nhập cần phải có nhiều giải pháp phù hợp hơn nữa để phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ trong điều kiện hội nhập.

Luận văn đã tập trung nghiên cứu các vấn đề một cách khoa học, với minh họa thực tiễn hoạt động dịch vụ tại Agribank, đã thực hiện được những nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, hệ thống hoá cơ sở lý luận về các hoạt động, đặc biệt là hoạt động dịch vụ của một NHTM, từ các khái niệm, phân loại hoạt động dịch vụ và vai trò phát triển hoạt động dịch vụ đối với Agribank. Luận văn cũng khái quát cơ cấu thu nhập, phân tích xu hướng thay đổi cơ cấu thu nhập của một số ngân hàng thương mại lớn tại Việt Nam.

85

Thứ hai, phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu thu nhập tại Agribank, tập trung vào các nội dung chính như: mức độ tăng trưởng và tỷ trọng các thành phần chính của thu nhập...Từ đó, rút ra những kết quả đạt được và tồn tại cùng với nguyên nhân gây ra tồn tại trong cơ cấu thu nhập của Agribank.

Thứ ba, từ các cơ sở lý luận và thực tiễn, trên cơ sở định hướng cơ cấu lại và cải thiện cơ cấu thu nhập của Agribank, luận văn đưa ra giải pháp có tính thực tiễn nhằm phát triển sản phẩm dịch vụ, qua đó tăng tỷ trọng thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập Agribank; đồng thời kiến nghị với Nhà nước, các ngành, cấp chính quyền để thực hiện các giải pháp này./.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Agribank (2017, 2018, 2019), Báo cáo tài chính, Báo cáo thường niên.

2. Agribank (2017, 2018, 2019), Báo cáo tổng kết chuyên đề kế hoạch nguồn vốn ; Báo cáo tổng kết chuyên đề tài chính kế toán ; Báo cáo tổng kết chuyên đề tín dụng ; Báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm dịch vụ ; Báo cáo tổng kết chuyên đề tiền tệ kho quỹ.

3. Agribank (2014), Hệ thống tài khoản kế toán.

4. ACB (2017.2018.2019), Báo cáo tài chính.

5. BIDV (2017.2018.2019), Báo cáo tài chính.

6. Chính phủ (2012), Phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015,Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012.

7. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2010), Luật các tổ chức tín dụng, số 47/2010/QH12.

8. Nguyễn Thị Quy (2008), Dịch vụ ngân hàng hiện đại, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

9. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình Ngân hàng Thương mại, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

10. Nghiêm Xuân Thành (2020), Đóng góp của thu nhập từ hoạt động dịch vụ vào tổng thu nhập của ngân hàng thương mại- Các ngân hàng thương mại Việt Nam đang ở đâu, Tạp chí Ngân hàng số 9/2020.

11. Lê Hoàng Tùng (2020), Giải pháp chuyển dịch cơ cấu thu nhập của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam theo hướng gia tăng tỷ trọng thu nhập dịch vụ, Tạp chí Ngân hàng số 10/2020.

12. Peter S. Rose (2003), Quản trị Ngân hàng Thương mại. Bản dịch của Phạm Long. Nguyễn Huy Hoàng. Nguyễn Đức Hiển, Nhà xuất bản Tài chính, Hà Nội

13. Phạm Thị Đan Phượng (2008), Giải pháp tăng tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ trong cơ cấu thu nhập của ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Luận văn thạc sĩ - Trường Đại học kinh tế TP. Hồ Chí Minh.

14. Techcombank (2017.2018.2019), Báo cáo tài chính.

15. Thủ tướng chính phủ (2018), Phê duyệt chiến lược phát triển ngành ngân hàng tới năm 202,. định hướng năm 2030, số 986/QĐ-TTg ngày 8/8/2018.

16. Thủ tướng chính phủ (2017), Phê duyệt đề án «Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016-2020 », số 1058/QĐ-TTg

17. Thủ tướng chính phủ (2017), Về chế độ tài chính đối với Tổ chức tín dụng, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài và giám sát tài chính. đánh giá hiệu quả đầu tư vốn Nhà nước tại Tổ chức tín dụng do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và Tổ chức tín dụng có vốn Nhà nước, số 93/2017/NĐ-CP ngày 07/8/2017.

18. Vietcombank (2017,2018,2019), Báo cáo tài chính

19. VP Bank (2017,2018,2019), Báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu Cơ cấu thu nhập của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 92 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w