Thu phí từ hoạt động dịch vụ

Một phần của tài liệu Cơ cấu thu nhập của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 54 - 59)

Giai đoạn 2017- 2019, tổng thu dịch vụ toàn hệ thống tăng trưởng trên 20%, năm 2019 đạt 6.122 tỷ đồng, tăng 1.074 tỷ đồng (+20% tỷ đồng) so với năm 2018, hoàn thành 108,3% kế hoạch được Hội đồng thành viên giao, đạt mức tăng trưởng lớn nhất từ trước đến nay. Mặc dù, Agribank đã có nhiều giải pháp phát triển dịch vụ, nhiều sản phẩm dịch vụ dựa trên hệ thống công nghệ được đưa ra nhưng tốc độ tăng thu nhập từ hoạt động này thực sự chưa tương xứng với tiềm năng của Agribank hiện có, đây thật sự là bài toán lớn đặt ra khi chúng ta mong mỏi tỷ lệ thu nhập từ hoạt động thu dịch vụ trong thu nhập từ 15% đến 20%.

43

Biểu đồ 2.9. Thu nhập từ hoạt động dịch vụ

Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm dịch vụ Agribank

Bảng 2.7: Số liệu thu dịch vụ giai đoạn 2017-2019

Chỉ tiêu 2017 2018 2019 Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) Thực hiện Tỷ trọng (%) _ 6 Ủy thác đại lý______ 209^^+21% % 5 +22%254 % 5 + 18%299 5% Ngân quỹ_________ 167 +25% 4 % 210 +26% 4 % 260 +24% 4% 8 Dịch vụ khác______ 40 8 + 10 % + 14%465 % 9 + 16%541 9% 44

Nguồn: Báo cáo tổng kết chuyên đề sản phẩm dịch vụ Agribank

Qua bảng số liệu cho thấy có 7/8 nhóm dịch vụ tăng trưởng so với các năm trước, trong đó dịch vụ E-Banking, thẻ tăng trưởng mạnh. Kết quả này cho thấy toàn hệ thống đã có sự quan tâm, tích cực thực hiện các biện pháp phát triển sản phẩm dịch vụ, nâng cao năng suất lao động về thu dịch vụ.

2.3.4.1 Thu từ thanh toán trong nước

Thanh toán trong nước (TTTN) vẫn là nhóm dịch vụ đạt doanh thu phí lớn nhất trong cơ cấu doanh thu phí dịch vụ, trong giai đoạn 2017-2019 doanh thu từ hoạt động này luôn tăng trưởng, năm 2019 tăng 3% so với năm 2018, tăng 14% so với năm 2017. Năm 2019, một số dịch vụ TTTN tăng trưởng mạnh trên kênh giao dịch tại quầy và kênh ngân hàng điện tử, phản ảnh rõ nét xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng và nền kinh tế. Thu phí dịch vụ thanh toán trong nước tạo ra từ các hoạt động đa dạng như: Thu từ dịch vụ chuyển tiền trong nước (là hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu); Thu từ dịch vụ thu hộ, chi hộ, ủy nhiệm chi thanh toán; Thu từ dịch vụ thanh toán hóa đơn....

2.3.4.2. Thu từ thanh toán quốc tế

Dịch vụ thanh toán quốc tế từ lâu đã được Agribank triển khai với 171 chi nhánh loại 1 trong nước và 1 chi nhánh nước ngoài. Agribank hiện đang

45

cung cấp 40 sản phẩm thanh toán quốc tế tới 164 quốc gia trong đó Mỹ là thị trường thanh toán chiếm thị phần lớn nhất. Một số sản phẩm có tính năng vượt trội như thanh toán biên giới Việt- Lào, thanh toán biên giới Việt Trung...Với sự đổi mới và phát triển về dịch vụ công nghệ, Agribank nhận được các giải thưởng lớn từ các ngân hàng uy tín, điều này khẳng định thương hiệu và chất lượng dịch vụ thanh toán trên thị trường quốc tế. Năm 2019, thu phí dịch vụ thanh toán quốc tế đạt 297 tỷ đồng, tăng 7% so với năm 2018 và tăng 10% so với năm 2017. Tỷ trọng thanh toán quốc tế so với tổng thu phí dịch vụ ở mức 5% -6%.

Với vai trò sứ mệnh là ngân hàng tam nông - ngân hàng của nông nghiệp, nông thôn và nông dân nên dịch vụ thanh toán quốc tế là lĩnh vực Agribank không có nhiều lợi thế, chủ yếu thu từ các giao dịch chuyển tiền (chiếm khoảng 80%) và phương thức thanh toán thư tín dụng. Thị phần thanh toán quốc tế của Agribank chỉ chiếm 2,3% (mục tiêu tối thiểu 7%/năm).

2.3.4.3. Thu từ dịch vụ kiều hối

Doanh thu phí dịch vụ kiều hối chuyển về Agribank tập trung vào 30 nước, tỷ trọng lớn nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Ân Độ, Malaysia qua các kênh chi trả khác nhau.

Agribank đã triển khai nhiều giải pháp phát triển dịch vụ kiều hối, tuy nhiên tăng trưởng dịch vụ kiều hối rất khó khăn, không đạt mục tiêu đề ra, đây là chỉ tiêu duy nhất trong 8 chỉ tiêu không tăng trưởng trong giai đoạn 2017-2019. Tăng trưởng dịch vụ kiều hối năm 2017 là -1,83%, năm 2018, năm 2019 liên tiếp giảm -14% (mục tiêu tăng từ 2% đến 5%/ năm). Tỷ trọng giảm dần từ 3% năm 2017, 2% năm 2018, năm 2019 chỉ chiếm 1% tổng thu phí dịch vụ.

46

2.3.4.4. Thu từ dịch vụ thẻ

Năm 2019, dịch vụ thẻ tiếp tục giữ vững đà tăng trưởng, phát triển ổn định cả về quy mô, số lượng và chất lượng, giữ vững vị trí TOP 3 ngân hàng dẫn đầu thị trường. Thu dịch vụ thẻ tăng trưởng mạnh nhất so với hoạt động dịch vụ khác. Năm 2019, thu từ dịch vụ thẻ đạt 1.840 tỷ đồng, tăng 488 tỷ đồng (+36%) so với năm 2018, tăng hơn 2 lần so với năm 2017 (+106%). Tỷ trọng từ hoạt động này tăng vượt trội qua các năm, năm 2017 ở mức 21%, năm 2018 đạt 27% và năm 2019 ở mức 30%.

Đến 31/12/2019, tổng số thẻ đang hoạt động trên thị trường đạt trên 12,6 triệu thẻ, tăng 6%, chiếm thị phần 16%. Số lượng ATM đạt 3.061 máy (chiếm 16% thị phần), thiết bị EDC/POS đạt 24.554 thiết bị.

Agribank triển khai Đề án đẩy mạnh phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp, nông thôn. Đề án có vai trò và ý nghĩa kinh tế, xã hội to lớn trong việc đẩy mạnh chủ trương thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời phát triển dịch vụ thẻ tại thị trường nông nghiệp nông thôn.

2.3.4.5. Thu từ dịch vụ ngân hàng điện tử

Dịch vụ ngân hàng điện tử đạt mức tăng trưởng cao về cả chỉ tiêu thu dịch vụ và phát triển khách hàng. Thu dịch vụ E-Banking năm 2019 đạt 746 tỷ đồng, mức tăng trưởng cao nhất từ trước đến nay (+91%) so với năm 2018, (+115%) so với năm 2017. Tỷ trọng doanh thu từ E-banking cũng dần thay đổi tích cực, năm 2017, 2018 chỉ chiếm 8%, sang năm 2019 tăng lên 12%. Ngay từ đầu năm 2019, Agribank đã triển khai nhiều giải pháp tập trung để mở rộng số khách hàng mở tài khoản thanh toán và sử dụng các dịch vụ ngân hàng điện tử theo xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, theo đó tổng số tài khoản tiền gửi thanh toán đến nay

47

đạt 13,56 triệu tài khoản, chiếm 16% thị phần các NHTM. Số khách hàng Mobile banking đạt 9,86 triệu.

2.3.4.6. Thu từ dịch vụ ủy thác

Thu từ dịch vụ ủy thác và đại lý chủ yếu tập trung từ dịch vụ liên kết Ngân hàng bảo hiểm. Giai đoạn 2017- 2019, thu dịch vụ ủy thác đại lý tăng trưởng từ 18%-20%, tỷ trọng trong 3 năm đều chiếm 5%. Hiện có 171 chi nhánh loại I ký hợp đồng đại ý với ABIC, doanh thu đạt 1.474 tỷ đồng (+25,8%), ngoài ra khoản thu này được tao ra từ việc thực hiện thu hộ phí bảo hiểm nhân thọ cho Prudential, Dai-ichi Life, Chubb Việt Nam....

2.3.4.7. Thu từ dịch vụ ngân quỹ

Thu từ dịch vụ ngân quỹ năm 2017 đạt 167 tỷ đồng, năm 2018 đạt 210 tỷ đồng (+26%) so với năm 2017, năm 2019 đạt 260 tỷ đồng, tăng trưởng 24% so với năm 2018, mức tăng trưởng này đạt kế hoạch giao. Tỷ trọng doanh thu từ hoạt động này luôn ổn định trong 3 năm là 4%.

2.3.4.8. Thu từ dịch vụ khác

Thu từ dịch vụ khác năm 2019 đạt 541 tỷ đồng, tăng 16% so với năm 2018, tăng 33% so với năm 2017. Năm 2018 Agribank đã dừng các khoản thu phí dịch vụ tư vấn, các loại phí khác liên quan đến hoạt động cho vay ngoài quy định của NHNN và của Agribank nên kết quả nhóm dịch vụ khác của trong năm 2018 và 2019 giảm.

Một phần của tài liệu Cơ cấu thu nhập của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w