Kếtquả đạt được

Một phần của tài liệu Cơ cấu thu nhập của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 61)

2.4.1.1. Doanh thu hàng năm tăng trưởng ổn định cả về tỷ lệ tăng trưởng và số tuyệt đối

Giai đoạn 2017-2019, mặc dù phải đối mặt trước sự cạnh tranh gay gắt nhưng kết quả kinh doanh của Agribank vẫn tăng trưởng mạnh mẽ cả về số lượng lẫn chất lượng. Bình quân doanh thu tăng 18,3%/năm. Quy mô doanh thu lớn nhất trong toàn hệ thống ngân hàng thương mại.

2.4.1.2. Thu nhập từ hoạt động tín dụng tăng mạnh: Số tuyệt đối tăng từ 80.530 tỷ đồng trong năm 2017 lên 106.520 tỷ đồng vào năm 2019. Về tỷ

50

trọng thì thu nhập từ tín dụng trên tổng thu nhập từ hoạt động có xu hướng giảm dần với tỷ trọng 85,4% năm 2017 giảm còn 82,7% năm 2019.

2.4.1.3. Agribank đã từng bước chuyển đổi mô hình kinh doanh từ phụ thuộc vào hoạt động tín dụng sang mô hình kinh doanh đa dịch vụ

Lợi nhuận từ hoạt động dịch vụ góp phần không nhỏ vào tổng thu nhập hoạt động của ngân hàng trong điều kiện các hoạt động tín dụng tiềm ẩn nhiều rủi ro, các hoạt động đầu tư và kinh doanh chứng khoán gặp nhiều khó khăn trong thời điểm hiện nay. Agribank nhận thấy vai trò quan trọng của hoạt động dịch vụ đã có nhiều biện pháp đẩy mạnh phát triển hoạt động dịch vụ, đưa hoạt động dịch vụ từ đóng vai trò thứ yếu sang đóng vai trò trọng yếu. Vì vậy, hoạt động dịch vụ của toàn hệ thống đã đạt được những bước tiến quan trọng, triển khai SPDV bài bản, kết quả đạt được luôn hoàn thành mục tiêu đề ra.

Tỷ trọng thu nhập từ hoạt động ngoài tín dụng trên tổng thu nhập tăng dần qua từng năm từ 14,32 % năm 2017 lên 16,91% trong năm 2019 điều này cho thấy Agribank đã và đang cố gắng đa dạng cơ cấu thu nhập đồng thời điều chỉnh cơ cấu theo xu hướng dần tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động ngoài tín dụng.

2.4.1.4. Đa dạng hóa SPD V

Giai đoạn 2017-2019. phát huy lợi thế về mạng lưới, Agribank đã thực hiện đa dạng hóa, cung cấp dịch SPDV ngân hàng bán lẻ với chất lượng cao dựa trên nền tảng công nghệ thông tin hiện đại , đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng nhằm tăng thu dịch vụ, nâng cao tỷ trọng thu dịch vụ trong cơ cấu thu nhập. Giữ vững vị thế là ngân hàng hàng đầu về cung cấp dịch vụ ngân hàng khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân; Mở rộng thị phần, đảm bảo cạnh tranh về SPDV tại khu vực đô thị. Hoạt động dịch vụ

51

được triển khai tích cực, kết quả thu dịch vụ khá (Năm 2017 đạt 4.205 tỷ. tăng trưởng 21%; năm 2018 đạt 5.048 tỷ. tăng trưởng 20%; Năm 2019 đạt 6.122 tỷ. tăng trưởng 21%).

Mở rộng kênh phân phối điện tử (Internet Banking. E-Mobile Banking. Thẻ, ATM, EDC/POS) đáp ứng ngày càng cao nhu cầu giao dịch tiền gửi, thanh toán hóa đơn điện nước, viễn thông, học phí, mua vé tàu xe, vé máy bay, đặt phòng khách sạn, liên kết ví...Năm 2017, thu nhập từ hoạt động thẻ đạt 894 tỷ đồng, tăng 36,3%, năm 2018 đạt 1.352 tỷ đồng, tăng 51%, năm 2019 đạt 1.840 tỷ đồng, tăng 36%; dịch vụ Internet banking năm 2017 đạt 347 tỷ đồng, tăng trưởng 33%. năm 2018 đạt 390 tỷ đồng, tăng trưởng 12%; năm 2019 đạt 746 tỷ đồng. tăng trưởng 91%.

2.4.2. Hạn chế

So với tiềm năng và yêu cầu cải thiện cơ cấu thu nhập theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập dịch vụ qua việc phát triển sản phẩm dịch vụ của Agribank, bên cạnh những kết quả đạt được như trên, còn những hạn chế chủ yếu sau;

2.4.2.1. Cơ cấu thu nhập của Agribank chưa hợp lý, lãi cho vay vân là nguồn thu chủ yếu (trên 80%) trong cơ cấu thu nhập, thu dịch vụ chiếm tỷ lệ thấp.

Mặc dù Agribank đã xác định đúng tầm quan trọng của hoạt động dịch vụ và tính cấp thiết phải thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hoạt động này theo xu hướng phát triển chung của một ngân hàng hiện đại nên kết quả đạt được là thu nhập từ hoạt động dịch vụ tăng cả về số lượng lẫn về tỷ trọng trong cơ cấu thu nhập, nhưng nếu so sánh thì tỷ trọng này vẫn còn thấp hơn nhiều so với tỷ trọng thu nhập từ hoạt động tín dụng với con số chiếm trên 80% tổng thu nhập từ các hoạt động, tỷ trọng này là quá cao so với thông lệ quốc tế về tiêu

52

chuẩn hoạt động của một ngân hàng hiện đại. Điều này cũng chứng tỏ rằng Agribank vẫn đi theo lối mòn, quá tập trung vào phát triển công tác tín dụng và đầu tư, làm cho tỷ trọng thu từ hoạt động này chiếm tỷ trọng đa phần trong tổng thu nhập của Agribank trong khi tỷ trọng thu từ hoạt động dịch vụ, là hoạt động chủ lực của một ngân hàng hiện đại, lại chiếm một tỷ trọng rất khiêm tốn, đây cũng là thực trạng chung của hệ thống NHTM Việt Nam.

2.4.2.2. Quy mô thu nhập dịch vụ còn nhỏ so với quy mô hoạt động, tỷ lệ thu nhập dịch vụ trên tổng thu nhập còn thấp.

Công tác phát triển khách hàng tuy tăng trưởng nhưng chưa mạnh, số lượng tài khoản TGTT tại Agribank đạt hơn 14,2 triệu tài khoản. Tỷ lệ khách hàng có tài khoản thanh toán sử dụng các dịch vụ E-Banking, phát triển khách hàng mở tài khoản thanh toán còn chưa tương xứng với tiềm năng, chưa khai thác tốt cơ sở khách hàng để thực hiện tư vấn, bán chéo sản phẩm, số lượng thẻ phát hành tương đối lớn nhưng số dư trên tài khoản thẻ còn hạn chế; Thời gian phát hành thẻ quốc tế (thẻ Visa, MasterCard) còn dài, khách hàng chờ đợi lâu dẫn đến tính cạnh tranh và uy tín của Agribank bị giảm sút; Phí thanh toán thẻ visa cao, chưa cạnh tranh được với các NHTM khác.

2.4.2.3. Thị phần TTQT của Agribank vân chưa được cải thiện

Thị phần Thanh toán quốc tế của Agribank vẫn chưa được cải thiện (2,13% thị phần TTQT tại Việt Nam); doanh số TTQT của nhiều chi nhánh giảm, thu phí TTQT tăng chậm; số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT thấp xa so với các NHTM lớn. Khả năng cạnh tranh trong cung ứng SPDV thu hút khách hàng pháp nhân chưa cao, đặc biệt là cung cấp các gói sản phẩm liên kết, kết nối thanh toán và cung cấp dịch vụ tiện ích ngân hàng hiện đại đối với khách hàng xuất khẩu. Chính sách, cơ chế về TTQT, KDNT,

53

chương trình tài trợ xuất nhập khẩu ưu đãi lãi suất của Agribank chưa phát huy hiệu quả, thời hạn quá ngắn, điều kiện ưu đãi, đối tượng khách hàng hạn chế. Danh mục sản phẩm TTQT, KDNT chưa đa dạng, chủ yếu là truyền thống, trong khi nhu cầu khách hàng đòi hỏi sản phẩm tài trợ thương mại ngày càng cao như sản phẩm phái sinh giá cả hàng hóa, bao thanh toán...

Thu phí TTQT tăng chậm, lãi KDNT sụt giảm mạnh tại nhiều chi nhánh; số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ TTQT thấp xa so với các NHTM lớn như Vietcombank, BIDV, Vietinbank. Nhiều chi nhánh giảm sút mạnh về cả doanh số TTQT và thu phí dịch vụ cũng như lãi KDNT. Một số chi nhánh không phát sinh nghiệp vụ TTQT hoặc phát sinh rất ít hoặc một số chi nhánh có địa bàn nhiều tiềm năng phát triển nhưng kết quả hoạt động TTQT vẫn rất khiêm tốn, không tương xứng với tiềm năng trên địa bàn. Thị phần TTBM có dấu hiệu sụt giảm, kết quả hoạt động TTBM tăng trưởng thấp. Danh mục sản phẩm TTQT, KDNT còn đơn điệu, chủ yểu là các sản phẩm truyền thống, trong khi nhu cầu khách hàng đòi hỏi sản phẩm tài trợ thương mại ngày càng cao như tài trợ trước giao hàng, tài trợ sau giao hàng, gói sản phẩm chiết khấu bộ chứng từ, các gói sản phẩm phù hợp với từng phân khúc khách hàng (sản phẩm TTQT kết hợp với tài trợ tín dụng; cho vay thế chấp bằng thư tín dụng xuất khẩu).

2.4.2.4. về dịch vụ ngân hàng bảo hiểm

Xuất phát từ thế mạnh của Agribank về mạng lưới rộng, số lượng lao động lớn, lĩnh vực đầu tư chủ yếu trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn và đặc biệt là kết quả hoạt động dịch vụ đạt được thời điểm 2017-2019 làm cơ sở cho Agribank xây dựng các chỉ tiêu: Tỷ lệ 70-80% khách hàng HSX được bảo hiểm và trên 50% dư nợ khách hàng HSX được bảo hiểm.

54

Mặc dù Agribank áp dụng nhiều giải pháp để phát triển dịch vụ ngân hàng bảo hiểm nhưng đến nay việc phát triển loại hình dịch vụ này vẫn gặp nhiều khó khăn, cụ thể: Năm 2019, tỷ lệ khách hàng HSX được bảo hiểm đạt 63% ; Dư nợ khách hàng HSX được bảo hiểm đạt 21%,dự kiến khó hoàn thành mục tiêu đề ra;

2.4.2.5. Doanh thu dịch vụ kiều hối không hoàn thành chỉ tiêu đề ra

Hiện nay, Việt Nam có hơn 4 triệu người định cư, sinh sống tại 105 quốc gia, vùng lãnh thổ, lượng tiền kiều hối chuyển về liên tục tăng, nhu cầu chuyển tiền ngoại tệ ra nước ngoài tăng mạnh. Tuy nhiên tăng trưởng từ dịch vụ kiều hối rất khó khăn, không đạt mục tiêu đề ra, doanh số thu từ dịch vụ kiều hối của Agribank chiếm tỷ trọng thấp nhất trong tổng thu phí dịch vụ, tăng trưởng -14% trong cả năm 2018 và năm 2019 trong khi mục tiêu đề ra là +10%/năm. Thị phần với các đối tác của Agribank như Western Union sụt giảm dần, hợp tác với ngân hàng nước ngoài như Hàn Quốc, Đài Loan không hiệu quả.

2.4.2.6. Chất lượng dịch vụ còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi từ phía khách hàng

Hoạt động của một số dịch vụ mới đôi khi còn nhiều trục trặc, chẳng hạn, hệ thống thanh toán thẻ ATM, các ngân hàng đã kết nối liên thông với nhau thông qua các tổ chức chuyển mạch thẻ nhưng do hệ thống của các ngân hàng chưa đồng bộ dẫn đến tốc độ xử lý giao dịch còn chậm, số lượng các giao dịch không thành công phát sinh nhiều nên phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ. Các máy ATM do Agribank quản lý, vận hành cá biệt có thời điểm từ chối giao dịch với khách hàng do đường truyền bị lỗi hay bị quá tải.

55

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế, mua bán ngoại tệ, bảo lãnh thanh toán hàng nhập khẩu, các dịch vụ ngân hàng điện tử... phát triển còn hạn chế. Một số SPDV còn hạn chế về quy mô và phạm vi phát triển, triển khai do phụ thuộc vào đối tác trong việc kết nối, mở rộng kênh thanh toán bên cạnh đó một số khách hàng có yêu cầu riêng biệt về nghiệp vụ dẫn đến khó khăn trong việc khai thác và phát triển dịch vụ.

2.4.3. Nguyên nhân

2.4.3.1. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, Agribank cũng như hầu hết các NHTM khác tại Việt Nam còn quá quan tâm nghiệp vụ huy động vốn và cho vay.

Hoạt động cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ NHTM nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế không chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà cả đối với bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay mà tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu để ngân hàng từ đó bồi hoàn lại tiền gửi của khách hàng, bù đắp lại các chi phí kinh doanh và tạo ra được lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên. hoạt động cho vay là hoạt động mang tính rủi ro lớn, vì vậy cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ thì mới có thể ngăn ngừa hoặc giảm thiểu rủi ro.

Thứ hai, Agribank còn gặp khó khăn trong việc phát triển khách hàng và thị phần

- Dịch vụ thẻ

Trước đây dịch vụ thẻ là một trong những dịch vụ Agribank có thế mạnh và tăng trưởng cao trong nhiều năm. Agribank đã xây dựng mục tiêu là 1 trong 3 ngân hàng hàng đầu VN về thẻ (25% thị phần phát hành thẻ và giao

56

dịch thẻ tại Việt Nam và 5-7% thị phần thẻ quốc tế). Tuy nhiên. trong những năm gần đây hoạt động dịch vụ thẻ của Agribank gặp khó khăn do thị trường thẻ có sự cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM với nhau, giữa NHTM với công ty Fintech, trung gian thanh toán... áp dụng công nghệ 4.0 với nhiều ứng dụng ví điện tử, mobile banking cạnh tranh trực tiếp đối với giao dịch về thẻ.

- Dịch vụ ngân hàng bảo hiểm

Tập quán chưa quen tham gia bảo hiểm ở Việt Nam, phần đông dân chúng chưa hiểu rõ về bảo hiểm, còn e ngại tham gia các hợp đồng bảo hiểm dài hạn, các phương tiện thông tin đại chúng đôi khi còn gây hiểu sai lệch về bảo hiểm; Thời điểm xây dựng Phương án, Agribank dự kiến Chính phủ tiếp tục triển khai chương trình bảo hiểm nông nghiệp sau thời gian thí điểm từ năm 2011-2013, tuy nhiên chính sách hỗ trợ cho bảo hiểm nông nghiệp mới được triển khại từ năm 2018 (Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018); Bên cạnh đó, hầu hết các khách hàng của Agribank là khách hàng nhỏ lẻ hoạt động trong lĩnh vực NNNT nên vận động khách hàng này sử dụng dịch vụ bảo hiểm là rất khó khăn.

- Dịch vụ thanh toán quốc tế

Với vai trò sứ mệnh là ngân hàng tam nông-ngân hàng của nông nghiệp, nông thôn và nông dân nên dịch vụ thanh toán quốc tế là lĩnh vực Agribank không có nhiều lợi thế, chủ yếu thu từ các giao dịch chuyển tiền (chiếm khoảng 80%) và phương thức thanh toán thư tín dụng. Thế mạnh của Agribank trong đầu tư lĩnh vực “tam nông” nên khách hàng doanh nghiệp của Agribank hầu hết là doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực nông lâm, thủy hải sản; tuy nhiên trong những năm gần đây các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này gặp rất nhiều khó khăn: Xuất khẩu thủy sản khó vào

57

thị trường Mỹ do bị áp thuế chống bán phá giá kèm theo chương trình giám sát nhập khẩu thủy sản, khó vào thị trường EU và các thị trường lớn khác do cảnh báo thẻ vàng cho Việt Nam về việc đánh bắt bất hợp pháp; Xuất khẩu nông sản gặp khó khăn do rào cản kỹ thuật, yêu cầu về an toàn thực phẩm và truy xuất nguồn gốc gây nhiều khó khăn cho xuất khẩu. Bên cạnh đó, hoạt động thanh toán biên giới của Agribank gặp khó khăn do chính sách biên mậu của nước đối tác thay đổi thường xuyên gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh XNK biên giới.

Thứ ba, hạ tầng công nghệ thông tin

Công nghệ là yếu tố trước hết ảnh hưởng đến phát triển dịch vụ, nhưng công nghệ ngân hàng ở Agribank còn chưa đồng bộ, hiện đại dẫn đến việc triển khai các sản phẩm, dịch vụ mới cho khách hàng còn chậm, chất lượng dịch vụ chưa cao. Một số chương trình, dự án quan trọng liên quan đến tác nghiệp như Kho dữ liệu, quản lý quan hệ khách hàng, quản trị rủi ro toàn diện chưa được thực hiện nên việc trích xuất, khai thác số liệu từ hệ thống CNTT để quản lý khách hàng, quản trị rủi ro chưa được đầy đủ chính xác. Đây đều là các nghiệp vụ ngân hàng mới, gắn với các yêu cầu, tiêu chuẩn quản lý ngân hàng hiện đại, tương đối phức tạp và khó nên các đơn vị nghiệp vụ đầu mối đang phải nghiên cứu tìm hiểu để đưa ra các yêu cầu nghiệp vụ.

Thứ tư về mạng lưới hoạt động

- Hệ thống mạng lưới chi nhánh, phòng giao dịch của Agribank duy trì cả ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, nơi dân cư thưa vắng, theo yêu cầu của cấp ủy, chính quyền địa phương dẫn tới hiệu quả kinh doanh thấp, chi phí hoạt động cao trong khi NHNN chưa phê duyệt Đề án điểm giao dịch lưu động bằng ô tô chuyên dùng giai đoạn II dẫn đến khó thực hiện cơ cấu lại hệ thống

58

phòng giao dịch.

- Tính chia sẻ quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chi nhánh không thống nhất khi xử lý các giao dịch liên quan đến nhiều chi nhánh. Thực trạng việc triển khai một dịch vụ liên quan đến khách hàng lớn có giao dịch tại nhiều chi nhánh, hầu hết do các chi nhánh tự tổ chức ký kết và thực hiện. Trong trường hợp này, quyền lợi của chi nhánh được đáp ứng, các nghiệp vụ phát sinh được xử lý tốt. Ngược lại, khi chi nhánh cho rằng quyền lợi không thoả đáng, trách nhiệm xử lý sẽ thuộc chi nhánh ký thực hiện dịch vụ. Thực trạng trên đây

Một phần của tài liệu Cơ cấu thu nhập của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w