Các kếtquả kinh doanh chính

Một phần của tài liệu Cơ cấu thu nhập của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 44)

Năm 2019 là năm đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thành các nhiệm vụ đặt ra trong năm 2020 và cho giai đoạn tái cơ cấu 2016-2020, Agribank đã hoàn thành toàn diện kế hoạch năm 2019, hoạt động kinh doanh tiếp tục tăng cao về hiệu quả gắn với mở rộng quy mô hợp lý. Hoạt động của Agribank chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp vốn nhiều rủi ro, tỷ suất sinh lời thấp, trong khi vừa đảm nhiệm vai trò của một Ngân hàng thực thi chính sách, Agribank vẫn có sự bứt phá về lợi nhuận, lợi nhuận trước thuế đạt mức cao nhất trong 31 năm qua.

27

Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu hoạt động kinh doanh

5 Dư nợ nền kinh tế 876.496 +17,7% 1.004.762 +14,6% 1.121.970 +11,7% 6 Tỷ lệ dư nợ cho vay NNNT 73,6% 70,5% 69,8% 7 Tỷ lệ NX theo QĐ01 6,71% 2,98% 2,14% 8 Thu phí dịch vụ 4.205 +20% 5.048 +20% 6.122 +21,3% 9 Tỷ lệ thu ròng ngoài tín dụng 10,3% 9,9% 11,45% 10 Tỷ lệ an toàn hoạt động Theo quy định NHNN Theo quy định XHW Theo quy định NHNN

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank

Quy mô vốn, tài sản của Agribank liên tục tăng qua các năm, tổng tài sản luôn có mức tăng bình quân so với năm trước từ 11-15%; Các khoản tăng chủ yếu là tiền mặt, tiền gửi tại NHNN, cho vay khách hàng

28

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ tăng trưởng tổng tài sản của Agribank

Đơn vị: tỷ đồng

Quy mô tổng tài sản qua các năm

■ Series 1

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank

2.2.2. Hoạt động huy động vốn

Năm 2019, trước một số thách thức về huy động vốn (giảm lãi suất huy động tại các kỳ hạn dưới 6 tháng; các quy định về chính sách tiền gửi Kho bạc Nhà nước; giá vàng trong nước tăng và duy trì ở mức cao; công tác phát hành trái phiếu dài hạn gặp nhiều khó khăn), Agribank đã chủ động triển khai nhiều giải pháp linh hoạt trong công tác huy động vốn. Nhờ vậy, vốn huy động của Agribank tăng trưởng đạt kế hoạch, đáp ứng đủ nhu cầu của khách hàng, an toàn thanh khoản và đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động theo quy định

29

Biểu đồ 2.2: Tổng vốn huy động tại Agribank

Đơn vị: tỷ đồng NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG (Đơn vị: Tỷ đồng) 1,400,000 1,200,000 1,000,000 800,000 600,000 400,000 200,000 0

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank

Xác định huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt trong quản trị điều hành hoạt động kinh doanh. Agribank đã tập trung chỉ đạo, linh hoạt điều hành công tác huy động vốn phù hợp với tình hình thị trường, đảm bảo nguồn vốn tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng, triển khai các biện pháp đồng bộ, quyết liệt để huy động nguồn vốn từ dân cư và các tổ chức kinh tế. Nguồn vốn huy động trên thị trường 1 giai đoạn 2016-2019 tăng trưởng bình quân 13,6%/năm, đạt mục tiêu tại phương án cơ cấu lại. Đến 31/12/2019, tổng nguồn vốn đạt 1.351.404 tỷ đồng, trong đó vốn huy động từ nền kinh tế đạt 1.347.382 tỷ đồng, vốn huy động nội tệ chiểm 98,9% tổng vốn huy động từ nền kinh tế, nguồn vốn huy động từ tiền gửi dân cư chiếm tỷ trọng 79,1%. Agribank tiếp tục duy trì thị phần huy động vốn lớn nhất từ khách hàng dân

30

cư và tổ chức kinh tế (chiếm 14,4% thị phần). Lãi suất huy động, phí điều hòa vốn được điều hành chủ động theo diễn biến thị trường và tuân thủ quy định của NHNN. Mặt bằng lãi suất năm 2019 duy trì ở mức thấp, phù hợp với các NHTM lớn để đảm bảo khả năng cạnh tranh, tạo điều kiện giảm lãi suất cho vay theo định hướng của Chính phủ, NHNN.

2.2.3. Hoạt động sử dụng vốn

Có thể nói, nghiệp vụ huy động vốn là bàn đạp còn sử dụng vốn là lực quyết định đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Sự ổn định trong công tác huy động vốn đã phần nào tạo nền tảng vững chắc đối với hoạt động tín dụng của Agribank. Agribank luôn chú trọng mở rộng quy mô tín dụng hợp lý gắn với đảm bảo các tỷ lệ an toàn hoạt động, đáp ứng kịp thời vốn vay của nền kinh tế đặc biệt trong nông nghiệp, nông thôn và các lĩnh vực ưu tiên của Chính Phủ. Bám sát định hướng cơ cấu lại, Agribank đã triển khai các giải pháp mở rộng tín dụng trên cơ sở an toàn, hiệu quả, tập trung vào lĩnh vực sản xuất và các lĩnh vực ưu tiên, đặc biệt là thực hiện chính sách cho vay phát triển nông nghiệp, nông thôn, luôn duy trì tỷ lệ dư nợ cho vay lĩnh vực NNNT 65-70%/Tổng dư nợ cho vay nền kinh tế; kiểm soát tăng trưởng tín dụng phù hợp với chỉ tiêu kế hoạch được NHNN giao, đảm bảo tuân thủ các tỷ lệ an toàn hoạt động; kiểm soát chặt chẽ tín dụng đôi với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro cao như bât động sản, chứng khoán; tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án BOT, BT giao thông.

Năm 2019, kinh tế Việt Nam đã có nhiều thành tựu đột phá, tăng trưởng đạt 7,02%, thuộc nhóm cao nhất thế giới và cao gấp 2,5 lần mức tăng trưởng của lạm phát; lạm phát ở mức 2,73% là mức thấp nhất trong 3 năm trở lại đây

31

và là năm đầu tiên Việt Nam có kim ngạch xuất nhập khẩu vượt mức 500 tỷ USD. Song song với sự tăng trưởng của nền kinh tế, ngành ngân hàng cũng có những dấu mốc đáng chú ý như: đã có 11 tổ chức tín dụng hoàn thành mua lại toàn bộ nợ bán VAMC, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn hệ thống 1,89%, tăng trưởng tín dụng cả năm đạt mức 13%, nhiều ngân hàng đạt lợi nhuận ở mức kỷ lục. Tại Agribank, tăng trưởng tín dụng đạt mức 11,67%, đưa tỷ lệ nợ xấu nội bảng về mức 1,46%; đã mua lại toàn bộ nợ bán VAMC và được đánh giá là Ngân hàng có kết quả xử lý nợ xấu tốt nhất hệ thống ngân hàng

Biểu đồ 2.3: Hoạt động tín dụng của Agribank giai đoạn 2017-2019

Đơn vị: Tỷ đồng

DƯ NỢ NỀN KINH TẾ (Đơn vị: Tỷ đồng)

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh Agribank

Tăng trưởng tín dụng trong những năm qua luôn đạt kế hoạch đề ra và phù hợp với chỉ tiêu NHNN giao. Năm 2016, tín dụng tăng 17,5; năm 2017 tăng 17,6%/ chỉ tiêu NHNN giao tối đa 18%; năm 2018 tăng 14,6%/chỉ tiêu NHNN giao tối đa 15%; năm 2019 tăng 11,7%/chỉ tiêu NHNN giao tối đa

32

12%. Năm 2019, Agribank tiếp tục là ngân hàng chiếm thị phần lớn nhất trong cho vay khách hàng (đạt 13,6%).

Cơ cấu tín dụng tiếp tục chuyển dịch đúng định hướng, ưu tiên đầu tư cho vay NNNT, sản xuất kinh doanh và các lĩnh vực ưu tiên của Chính phủ, phù hợp với cơ cấu kỳ hạn nguồn vốn, tuân thủ các tỷ lệ an toàn trong hoạt động cấp tín dụng. Dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn đạt 782.145 tỷ đồng, chiếm 69,7% tổng dư nợ cho vay của Agribank. Năm 2019 Agribank đã 2 lần giảm lãi suất cho vay đối với 5 lĩnh vực ưu tiên, hướng dòng vốn vào đối tượng sản xuất kinh doanh, tăng trưởng tín dụng xanh, năng lượng sạch, ứng dụng công nghệ cao. Agribank thực hiện tốt nhiệm vụ là một NHTM Nhà nước hàng đầu có khả năng điều tiết thị trường, giữ vai trò chủ lực trong tín dụng nông nghiệp, nông thôn

2.2.4. Hoạt động dịch vụ

Giai đoạn 2016-2020, Agribank đã nỗ lực xây dựng và triển khai các giải pháp chuyển đổi mô hình kinh doanh từ lệ thuộc hoạt động tín dụng sang mô hình kinh doanh đa dịch vụ, bao gồm (i) phát triển các sản phẩm dịch vụ, tăng thu ngoài tín dụng; (ii) ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng công nghệ thông tin, giảm chi phí giao dịch, ứng dụng công nghệ thông tin trong cung ứng sản phẩm dịch vụ; (iii) mở rộng quan hệ hợp tác đại lý với tổ chức tín dụng nước ngoài, đẩy mạnh tiếp cận thị trường tài chính quốc tế.

Bên cạnh việc đầu tư cho hệ thống thiết bị máy móc nhằm vận hành ổn định, đáp ứng yêu cầu mở rộng và phát triển sản phẩm dịch vụ, Agribank còn đẩy mạnh giải pháp nghiên cứu áp dụng các giải pháp công nghệ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 để phát triển, mở rộng tiện ích, nâng cao chất lượng dịch vụ E-Banking, chuyển tiền liên ngân hàng 24/7 dịch vụ Internet

STT Chỉ tiêu 31/12 /2017 31/12 2018 31/12 2019 33

Banking, phát triển thanh toán không dùng tiền mặt của nền kinh tế như liên kết ví điện tử; hợp tác thu hộ, chi hộ; đặt vé tàu xe, thanh toán hóa đơn, thanh toán QR...

Ngoài ra Agribank còn triển khai các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc khách hàng, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế

Agribank tập trung triển khai thành công nhiều sản phẩm, chức năng, tiện ích mới trong lĩnh vực thẻ giúp cho nghiệp vụ thẻ đạt thị phần Top 3. Agribank ngày càng tăng cường các giải pháp ngân hàng điện tử, thực hiện các dự án công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ. Agribank đã mở rộng quan hệ hợp tác đại lý với tổ chức tín dụng nước ngoài, đẩy mạnh tiểp cận thị trường tài chính quốc tế.

Đến 31/12/2019, Agribank đã cung cấp danh mục 220 Sản phẩm dịch vụ và tiện ích trên thị trường, thường xuyên cải tiến đa dạng hóa gắn với nền tảng công nghệ hiện đại, đáp ứng nhu cầu về dịch vụ, tài chính ngân hàng theo mặt bằng chung tại thị trường Việt Nam. Thu dịch vụ toàn hệ thống đạt 6.695 tỷ đồng, tăng 24,5% so với năm 2018 trong đó nhóm sản phẩm dịch vụ hiện đại (E-Banking) có xu hướng tăng trưởng mạnh trong tổng thu dịch vụ.

2.3. Thực trạng cơ cấu thu nhập của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

Một phần của tài liệu Cơ cấu thu nhập của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(98 trang)
w