Các tiêu chí định tính

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 62)

Do các chỉ tiêu định tính khá trừu tượng, nên để có những đánh giá thực tế và khách quan, tác giả thực hiện phỏng vấn 15 nhân viên tại Ngân hàng TMCP Bắc Á để có thể có được những ý kiến, những đánh giá tình hình thực tế về các chỉ tiêu định tính tại Chi nhánh.

Bảng hỏi được thiết kế theo câu hỏi mở, để tác giả có thể khai thác được nhiều ý kiến cá nhân của các nhân viên làm tín dụng cá nhân của Chi nhánh và chặt lọc các ý kiến để đưa vào phân tích trong bài.

Số bảng câu hỏi: 15

Thời gian phỏng vấn: 01/5- 01/7/2018 Đối tượng: Các nhân viên tín dụng cá nhân Hình thức phỏng vấn: Phỏng vấn trực tiếp

Sau khi tìm hiểu, nghiên cứu và tổng hợp kết quả đánh giá, tác giả phân tích thực trạng các chỉ tiêu định tính tại Chi nhánh như sau:

Một là, sự tuân thủ quy trình của cán bộ tín dụng tại ngân hàng

Tại Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Hà Nội, quy trình tín dụng được quy định rõ ràng trong Quy chế cho vay ban hành của Hội sở và sử dụng thống nhất cho toàn bộ Chi nhánh, cụ thể:

36

Sau khi tư vấn cho khách hàng sản phẩm vay vốn phù hợp với mục đích vay vốn và khả năng trả nợ của khách hàng thì cán bộ thẩm định yêu cầu khách hàng cung cấp hồ sơ theo danh mục sản phẩm tương ứng với sản phẩm vay vốn mà khách hàng đã chọn theo quy định của ngân hàng Bắc Á. Sau khi khách hàng cung cấp đầy đủ hồ sơ theo yêu cầu thì chuyển sang bước 2.

Bước 2: Kiểm tra tính chân thật bề ngoài của hồ sơ

Các cán bộ khách hàng có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu các thông tin trên giấy tờ xem có dấu hiệu giả mạo, chênh lệch thông tin và kiểm tra các giấy tờ đó có phù hợp với quy định của pháp luật và của Bắc Á không. Cụ thể như sau:

- Kiểm tra hồ sơ pháp lý của khách hàng: cán bộ thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra chứng minh thư của khách hàng xem có dấu giáp lai không, có còn thời hạn hiệu lực theo quy định của pháp luật không, các thông tin có đầy đủ, rõ ràng không, có dấu hiệu tẩy xóa, cắt ghép làm giả giấy tờ không. Sau đó kiểm tra đối với các giấy tờ pháp lý còn lại như sổ hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn/giấy xác nhận tình trạng độc thân của khách hàng xem có dấu hiệu giả mạo không, các thông tin trên các giấy tờ có tr ng khớp với nhau không.

- Kiểm tra hồ sơ mục đích vay vốn, phương án vay vốn của khách hàng: cán bộ thẩm định sẽ kiểm tra thông qua các giấy tờ khách hàng cung cấp, đối chiếu với bản gốc của khách hàng và với các giấy tờ khác của khách hàng, kiểm tra xem có bị giả mạo không để hạn chế việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích. Như đối với khách hàng vay vốn mua nhà thì cần cung cấp hợp đồng mua nhà, giấy đặt cọc...kiểm tra phương án vay vốn của khách hàng có hợp lý không, có ph hợp với khả năng tài chính của khách hàng không để tránh tình trạng xác định thời hạn cho vay của khách hàng quá ngắn trong khi khả năng trả nợ của khách hàng không đủ để thực hiện nghĩa vụ trả

37

nợ tương ứng với thời hạn vay như trên dẫn đến rủi ro cho ngân hàng do khách hàng không trả được nợ hoặc trả không đủ số tiền như quy định.

- Kiểm tra hồ sơ tài chính của khách hàng: kiểm tra các giấy tờ khách hàng cung cấp như hợp đồng lao động, sao kê lương.có dấu hiệu làm giả không, các thông tin trên các giấy tờ tài chính có hợp lý, phù hợp với nhau không. Trong trường hợp có nghi ngờ thì cần tiến hành xác minh lại thông qua các kỹ năng nghiệp vụ khác.

- Kiểm tra hồ sơ tài sản bảo đảm của khách hàng: kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ, tìm hiểu sơ qua về bất động sản khu vực có tài sản bảo đảm và ước lượng giá trị tài sản bảo đảm.

Sau khi kiểm tra tính chân thật bề ngoài của hồ sơ không có dấu hiệu giả mạo, sai lệch thì cán bộ thẩm định sẽ ghi lại một số các thông tin cơ bản trong hồ sơ của khách hàng như mục đích vay, số tiền vay, thời hạn vay, phương thức trả nợ dự tính, nguồn thu của khách hàng, tài sản bảo đảm của khách hàng. đồng thời trình ban lãnh đạo xem xét hồ sơ và đi thẩm định thực tế tình hình khách hàng và tài sản bảo đảm.

Bước 3: Đi thẩm định thực tế khách hàng (đặc biệt áp dụng với các khách hàng có nguồn thu không phải từ lương) và tài sản bảo đảm

Hiện nay, Chi nhánh phân rõ trách nhiệm thẩm định khách hàng đối với từng giá trị khoản vay. Cụ thể như với những món vay trên một tỷ thì giám đốc trung tâm KHCN của Chi nhánh sẽ trực tiếp đi thẩm định cùng với trưởng phòng và cán bộ khách hàng. Còn lại sẽ do các trưởng phòng kinh doanh cùng các cán bộ khách hàng trực tiếp đi thẩm định, đồng thời chịu trách nhiệm bán cáo trung thực, khách quan về tình hình khách hàng đối với giám đốc trung tâm KHCN.

- Thẩm định thực tế tình hình khách hàng: Đến trực tiếp cơ sở sản xuất của khách hàng, cửa hàng, nhà cho thuê.đối với các khách hàng có nguồn

38

thu không phải từ lương để đối chiếu với các hồ sơ giấy tờ khách hàng cung cấp xem có trùng khớp không. Chẳng hạn, đối với nguồn thu từ cho thuê nhà thì cán bộ thẩm định đến trực tiếp căn nhà cho thuê đó để kiểm tra và tìm hiểu thông tin cho thuê từ các khách hàng trực tiếp thuê tại đó hoặc khu vực xung quanh xem giá cho thuê của khách hàng có phù hợp không, hay kiểm tra cơ sở kinh doanh của khách hàng xem hàng hóa, lượng hàng tồn kho của khách hàng có đúng như khách hàng cung cấp không, đánh giá các sản phẩm khách hàng đang kinh doanh có nhiều rủi ro không...

+ Đến nơi cư trú của khách hàng (khách hàng không cư trú tại tài sản là tài sản bảo đảm của khách hàng) đến trực tiếp để kiểm tra thông tin trên sổ hộ khẩu/ sổ tạm trú có đúng không, đánh giá nhà cửa của khách hàng để phán đoán khả năng tài chính của khách hàng, tìm hiểu các thông tin về khách hàng thông qua hàng xóm của khách hàng.

- Thẩm định thực tế tình hình tài sản bảo đảm của khách hàng (tài sản bảo đảm là bất động sản, nhà cửa, máy móc.): cán bộ thẩm định khi đi thẩm định tài sản bảo đảm của khách hàng cần mang theo bản photo giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản bảo đảm của khách hàng để tiến hành đối chiếu các thông tin trên giấy tờ và tình hình thực tế. Chẳng hạn tài sản bảo đảm là bất động sản, cán bộ thẩm định cần đối chiếu các thông tin về diện tích tài sản, từ sơ đồ thửa đất trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối chiếu với mảnh đất thực tế xem các thông tin trên giấy chứng nhận có đúng với tài sản thực tế không để tránh trường hợp thẩm định nhầm tài sản bảo đảm dẫn đến định giá sai tài sản bảo đảm, ngoài ra các cán bộ thẩm định cần tìm hiểu các thông tin về thửa đất thông qua người dân ở khu vực xung quanh xem thửa đất có tranh chấp không, xem giá cả tài sản bảo đảm của các mảnh đất xung quanh như thế nào, giá trị giao dịch gần nhất là bao nhiêu.Còn đối với trường hợp tài sản bảo đảm bao gồm cả bất động sản và công trình xây dựng trên đất thì ngoài việc thẩm định bất động sản còn phải thẩm định cả công trình xây dựng trên

Câu

hỏi Nội dung câu hỏi

Rất

kém Kém

Trung

bình Tốt Rất tốt

39

đất như xem xét đánh giá công trình xây dựng trên đất của khách hàng có giấy phép xây dựng không, diện tích xây dựng công trình, tổng diện tích xây dựng của công trình, số căn, số tầng, kết cấu của công trình, năm xây dựng, thời hạn sử dụng còn lại.. .theo hồ sơ và theo hiện trạng thực tế của công trình xây dựng trên đất.

Sau khi thẩm định thực tế tình hình khách hàng nếu phát hiện các hành vi gian lận cung cấp thông tin sai sự thật của khách hàng thì Chi nhánh sẽ từ chối cho vay, hay tài sản bảo đảm đang có tranh chấp, hoặc tính thanh khoản thấp ngân hàng có thể từ chối nhận tài sản bảo đảm đó và yêu cầu khách hàng bổ sung tài sản bảo đảm khác, hoặc nhận thấy các dấu hiệu bất thường giữa các thông tin như khách hàng có mức thu nhập cao, có nhu cầu mua xe ô tô nhưng nội thất nhà cửa không có giá trị, sơ sài, ở nhà cấp bốn.. .thì ngân hàng sẽ tiến hành xác minh lại.

Bước 4: Thẩm định khách hàng

Sau khi thực hiện đầy đủ 3 bước trên cán bộ thẩm định sẽ tiến hành thu thập thêm một số các thông tin từ nhiều kênh khách nhau như mạng, gọi điện cho công ty khách hàng đang làm việc để xác minh xem khách hàng có phải là nhân viên của công ty, vị trí làm việc của khách hàng có đúng như giấy tờ khách hàng cung cấp không.. .kết hợp với các thông tin thu được từ việc đánh giá hồ sơ khách hàng và đi thẩm định thực tế khách hàng để tiến hành đánh giá lại xem khách hàng có đủ điều kiện vay vốn không. Như tiến hành định giá tài sản bảo đảm và kiểm tra xem giá trị tài sản bảo đảm của khách hàng có đủ để đảm bảo cho khoản vay của khách hàng tại Chi nhánh không, hay chấm điểm khách hàng xem khách hàng có đủ điều kiện vay vốn tại ngân hàng không.. .Lập báo cáo thẩm định và trình cấp có thẩm quyền tại Chi nhánh phê duyệt.

Bước 5: Phê duyệt tín dụng tại Chi nhánh

Sau khi trình hồ sơ khách hàng và báo cáo thẩm định để ban lãnh đạo xem xét phê duyệt. Ban lãnh đạo Chi nhánh sẽ xem xét và ra quyết định cho vay đối với khách hàng và ký vào đề nghị vay vốn của khách hàng. Sau đó cán bộ khách hàng sẽ chuyển toàn bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng và các

40

giấy tờ khác kèm theo theo quy định của Bắc Á lên trung tâm phê duyệt tín dụng hội sở để tái thẩm định và ra quyết định cho vay cuối cùng.

Mặc dù luận văn chia quy trình thẩm định tín dụng thực tế tại Chi nhánh thành 5 buớc cụ thể, rõ ràng xong thực tế 4 buớc đầu tiên của quy trình đuợc tiến hành đan xen nhau để giảm thiểu thời gian thẩm định.

Nhìn chung, quy trình cấp tín dụng cá nhân tại Chi nhánh khá chặt chẽ nhung việc tuân thủ không phải lúc nào cũng đuợc thực hiện nghiêm ngặt, nhiều truờng hợp cho thấy cán bộ tín dụng thực hiện quy trình đã chủ quan nên thực hiên sơ sài số buớc, ngay cả trong khâu ban đầu là thu nhận hồ sơ, kiểm tra tính pháp lý của khách hàng, chứng minh khách hàng đã cũ, số chứng minh thu bị mờ hoặc ảnh cũng bị mờ nhìn cũng không rõ nhung cán bộ cũng không xác minh lại, việc đối chiếu kiểm tra thông tin lại tại địa phuơng cũng ít đuợc thực hiện.

Đặc biệt là buớc thẩm định khách hàng cá nhân, trong đó có khâu đến trực tiếp cơ sở sảnh xuất của khách hàng, vì nhiều khách hàng có cơ sở kinh doanh ở các nơi xa, do tin tuởng khách hàng nên không đến hoặc đến nhung kiểm tra, thẩm định qua loa, theo đó tờ trình thẩm định mang tính hình thức, không sát thực tế.

Câu 1

Việc tuân thủ quy trình cho vay cá nhân tại ______Chi nhánh______

0% 0% 20,00% 66,67% 13,33%

Câu 2

Anh chị vui lòng cho điểm từng buớc trong _______quy trình_______

Bước 1: Thu thập hồ

sơ khách hàng 0% 0% 26,67%

53,33

% 20,00%

Bước 2: Kiểm tra tính chân thật bề ngoài của ________hồ sơ________

Bước 3: Đi thẩm định thực tế khách hàng 0% 13,33 % 33,33% 33,33 % 20,00% Bước 4 : Thẩm định ______khách hàng______ 0% 20% 46,67% 26,67 % 6,67%

Bước 5: Phê duyệt tín

________dụng________ 0% 0% 13,33%

80,00

% 6,67% 41

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Qua kết quả khảo sát cho thấy, nhìn chung có đến 20% đánh giá mức độ tuân thủ quy trình ở mức trung bình, có 66,67% đánh giá là tốt và 13,33% đánh giá là rất tốt, điều này cho thấy vẫn còn một số bộ phân nhân viên đánh giá về mức độ tuân thủ quy trình chua tốt, nghiên cứu sâu hơn vào từng buớc quy trình cho thấy, đại đa số các buớc đuợc đánh giá là tốt và rất tốt, tuy nhiên vẫn còn nhiều ý kiến đánh giá mức thực hiện các buớc ở mức trung bình, dặc biệt là đối với buớc 3 đi thẩm định có đến 33,33% đánh giá chua tốt, và khâu 4, thẩm định khách hàng chua đuợc đánh giá cao với 46,67% đánh giá mức độ trung bình và 20% đánh giá còn kém.

Về câu hỏi mở, "Anh chị vui lòng cho biết những khó khăn cụ thể trong việc tuân thủ quy trình tín dụng cá nhân tại Chi nhánh", qua nhiều ý kiến tổng hợp cho thấy chủ yếu là do những khó khăn nhu: "Chưa có nhiều kinh nghiệm nên một số trường hợp định giá tài sản bảo đảm còn lúng túng" (Chị Linh); "Việc thẩm định tài sản bảo đảm khá phức tạp, liên quan nhiều đến tính pháp lý, quy định Nhà nước và yếu tố thị trường nên cũng khó" (Anh Đạt); "Nhiều khách hàng không trung thực, nếu họ có chủ tâm gian dối thì nhân viên khó có thể biết được" (Chị Chi); "Nhiều khách hàng vay vốn nhưng khi xác minh nguồn thu nhập thì lại ở xa vì họ đầu tư chung vốn làm ăn xa nên cũng khó khăn đi lại, mình thẩm định thông tin lâu lại ảnh hưởng đến thời gian hoạt động của họ, hơn nữa nhiều khi là cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ, khác với doanh nghiệp nên kiểm tra doanh thu lợi nhuận rất khó" (Chị Tuơi) .

Loại Mức độ rủi ro Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Aa+ Thấp 66,8% 65,7% 66,1% Aa Thấp 64% 7,9% 83% Aa- Thấp 75% 66% 64% Bb+ Trung bình 4,0% 3,8% 42% Bb Trung bình 3,5% 4,1% 3,5% Bb- Trung bình 20% 3,5% 28% Cc+ Cao 3,2% 1,3% 21% Cc Cao 1,4% 1,2% 1,9% Cc- Cao 20% 3,5% 3,1% C cao 3,25% 2,48% 1,73% 42

Như vậy, thời gian tới, cần có những phương án khắc phục khó khăn còn hạn chế trong việc tuân thủ quy trình tín dụng, vì qua khảo sát có thể thấy khó khăn bắt nguồn từ tính chất các công việc trong quy trình tín dụng cá nhân.

Hai là, chất lượng của tài sản bảo đảm trong cấp tín dụng cá nhân

Nhìn chung, đa số các sản phẩm cho vay cá nhân của Chi nhánh đều cần tài sản bảo đảm, tuy nhiên, thực tế tại Chi nhánh việc thẩm định tài sản bảo đảm còn nhiều khó khăn.

Biểu đồ 2.4: Kết quả khảo sát đánh giá về chất lượng tài sản bảo đảm

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)

Qua đánh giá có thể thấy có 80% nhân viên đánh giá chất lượng tài sản bảo đảm tốt, có 13,33% đánh giá rất tốt nhưng vẫn còn 6,67% đánh giá trung bình. Nguyên nhân là tại Chi nhánh cũng có phát sinh tài sản bảo đảm có sự không trung thực nên tài sản bảo đảm này (xe ô tô) đã được thực hiện để gán nợ cho đối tượng khác, nhưng do yếu tố phức tạp nên khách hàng vẫn cầm giấy tờ xe và đem thế chấp tại Chi nhánh để vay, những trường hợp như vậy việc xử lý rất mất thời gian mà khách hàng thì lại trốn nợ. Bên cạnh đó, có những tài sản bảo đảm khó phát mại nên mãi Chi nhánh không thu hồi được vốn. Chính vì vậy mà chất lượng tài sản bảo đảm cần được Chi nhánh kiểm tra

43

tốt hơn, nguyên nhân chủ yếu của những truờng hợp này là do sự bất cân xứng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 50 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w