Các tiêu chí định lượng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 82)

2.2.2.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức rủi ro

- Nợ quá hạn

Có thể thấy những năm gần đây nợ quá hạn trong cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh hầu như đang có xu hướng tăng cả về giá trị tuyệt đối và tỷ lệ nợ quá hạn. Nếu như nợ quá hạn của Chi nhánh năm 2015 chỉ ở mức 27,41 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,2% thì năm 2016 giảm ở mức 26,08 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 3,23% trong tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên đến năm 2017 nợ quá hạn trong cho vay KHCN lại tăng trở lại. Nợ quá hạn trong năm này là 57,56 tỷ đồng, tương ứng với tỷ trọng 5,53% trong tổng dư nợ. Nguyên nhân một phần là năm này dư nợ tín dụng tăng mạnh mẽ.

Thời gian qua, mặc dù bước vào chu kỳ kinh tế mới (2015-2020), bất động sảng hồi phục trở lại, GDP tăng cao nhưng vẫn cò những điểm nghẽn của nền kinh tế vẫn chưa thông, thị trường tiền tệ và TTCK vẫn chứa đựng nhiều bất ổn nội tại, sự hội nhập mạnh mẽ tạo ra cuộc đua giữa các doanh nghiệp, theo đó, nhiều doanh nghiệp phát triển nhưng cũng không ít doanh nghiệp giải thể, theo đó các cá nhân vay vốn kinh doanh vẫn còn hết sức khó khăn khi thị trường biến động không thuận lợi. Chính vì vậy, nợ quá hạn tín dụng cá nhân của Chi nhánh qua các năm tăng lên. Chi nhánh cũng đã có những biện pháp để xử lý các khoản nợ quá hạn như: đôn đốc khách hàng thu hồi công nợ, phát mại tài sản để thu hồi nợ, bán nợ.

Bảng 2.6: Tỷ lệ nợ quá hạn tín dụng cá nhân tại Chi nhánh qua các năm

Các sản phẩm vay Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn

Cho vay sô tiết _______kiệm_______

0,00 0,00% 0,00 0,00% 0,00 0,00% Thấu chi siêu tốc 0,01 0,01% 0,01 0,01% 0,01 0,01% Dream car 8,97 5,95% 8,33 5,93% 26,43 7,96% Dream Home 15,64 5,76% 15,05 5,98% 28,07 7,63% Premium Home 0,04 2,14% 0,05 2,15% 0,08 3,35% Fine House 0,93 2,56% 1,07 3,09% 1,00 5,50%

/-KT ^ TΛ r r . λ 1 9 1 r 1 r \

(Nguồn: Báo cáo tông kêt của Chi nhánh qua các năm)

48

Là chi nhánh của Bắc Á, lại được đặt ở nội thành Hà Nội, những năm qua dư nợ tín dụng cho vay khách hàng cá nhân của Chi nhánh không ngừng tăng trưởng khá cao. Tuy nhiên, địa bàn kinh doanh của Chi nhánh khá rộng lớn, số lượng khách hàng nhiều nên công tác kiểm soát chất lượng tín dụng trong cho vay KHCN tại Chi nhánh lại tương đối khó khăn. Bên cạnh đó, do chất lượng cán bộ nhân viên còn hạn chế và do lơ là, thậm chí do rủi ro đạo đức từ phía khách hàng, sự không trung thực trong khai báo thông tin, hay chất lượng thẩm định khách hàng còn hạn chế nên những năm qua vẫn phát sinh những sai phạm trong công tác cho vay nên đã làm phát sinh nợ xấu. Thêm vào đó, những biến động của nền kinh tế cũng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các khách hàng.

Song song đó, Chi nhánh chưa đẩy mạnh công tác thu hồi nợ, do Chi nhánh có một số khách hàng có nợ xấu quá hạn lớn đã phải khởi kiện, xử lý tài sản qua cơ quan Thi hành án nhưng tiến độ xử lý chậm. Hiện nay, Chi nhánh có 6 khách hàng đang giải quyết qua cơ quan thi hành án từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa giải quyết được để thu hồi nợ.

Xét về cơ cấu nợ quá hạn, nhìn chung nợ quá hạn tại Chi nhánh chỉ tập trung vào một số sản phẩm cho vay, cụ thể:

Bảng 2.7: Nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn theo sản phẩm tại Chi nhánh qua các năm

Smart Life 1,10 2,98% 1,05 3,11% 1,70 5,45% Business Ready 0,00 0,01% 0,00 0,01% 0,00 0,01% Dream School 0,72 1,15% 0,52 49 0,37% 0,26 1,97%

(Nguồn: Báo cáo tín dụng qua các năm)

Qua bảng 2.7 cho thấy cho vay sổ tiết kiệm: Nợ QH tại Chi nhánh đối với sản phẩm này không phát sinh vì cho vay sổ tiết kiệm đã thỏa thuận khi đến hạn khoản vay nếu khách hàng không trả được nợ thì Ngân hàng sẽ tự động tất toán sổ tiết kiệm của khách hàng để trích nợ theo thỏa thuận lúc phát vay, do vậy nợ quá hạn của sản phẩm này qua các năm đều bằng 0%.

Tiếp theo là Dream car, với việc bùng nổ phương tiện đi lại, việc mua sắm ô tô đi lại tăng cao, khách hang dễ tiếp cận với nhu cầu hơn dẫn đến dư nợ SP này tăng. Mặt khách ngân hàng có chính sách liên kết với các show room ô tô nên việc phân phối ô tô và giới thiệu khách hàng vay khá thuận tiện và tăng đều trong thời gian qua. Nhưng với việc cho vay các KH ở địa bàn xa như: Vĩnh phúc, Hải dương, Bắc giang, Bắc Ninh, Hà Nam... nên việc quản lý khách hàng vay cũng như kiểm tra định giá lại TSBĐ ko đươc tốt, dẫn đến KH chây ỳ trả nợ, nợ quá hạn tăng cao. Nếu như Ngân hàng không có chính sách thắt chặt các điều kiện cho vay, cũng như các quy định quản lý tốt hơn về sản phẩm này thì trong thời gian tới khi Dư nợ lớn hơn nhiều thì dễ dẫn đến nợ quá hạn tăng ngoài tầm kiềm soát, nếu như năm 2015 dư nợ sản phẩm này là 5,95% thì đến năm 2017, sản phẩm này có nợ quá hạn là 7,96% - cao nhất năm 2017.

Bên cạnh đó, mũi nhọn TD cá nhân ngoài cho vay sổ tiết kiệm là cho vay mua bất động sản không thuộc dự án (là Dream home) sản phẩm này khá thông dụng, lượng KH vay nhiều, dễ đáp ứng điều kiện vay cho nên dư nợ lớn nhất. Nhiều khách hàng mua để đầu cơ, tích trữ hoặc kinh doanh lướt sóng cho nên khi thị trường biến động lớn vài năm gần đây dẫn đến khách hàng gặp nhiều khó khăn, nợ quá hạn tăng qua các năm. Năm 2015 tỷ lệ nợ quá hạn là 5,76% thì năm 2017 là 7,63% - có tỷ lệ nợ quá hạn ở mức cao thứ 2 trong toàn bộ các sản phẩm (đứng sau tỷ lệ nợ quá hạn của Dream car)

50

Song song đó, tại Chi nhánh còn có sản phảm cho vay tiêu dùng có tài sản bảo đảm và sản phẩm xây sửa nhà (fine house, Smart Life), 2 sản phẩm này khá thông dụng, lượng dư nợ trung bình, dư nợ QH mức trung bình. Do khách hàng có mục đích vay cho nhu cầu thực tế và cải thiện cuộc sống, bên cạnh đó sản phẩm cũng ít biến động thị trường, khách hàng có thiện chí trả nợ nên dư nợ QH ở mức trung bình, chiếm khoảng 2-5% qua các năm.

Với sản phẩm cho vay nhà dự án (Primeum home), do ít khách hàng đủ điều kiện vay theo quy định của Ngân hàng nên dư nợ ít, do BAB chưa có chính sách liên kết với dự án nhà nào cung cấp sản phẩm nhà dự án cho KH mà chỉ có KH nhỏ lẻ có nhu cầu bù đắp nguồn vốn thiếu hụt tạm thời, nên dư nợ cũng thấp và nợ quá hạn cũng chỉ ở mức 2 %- 3%.

Cuối cùng là các sản phẩm cho vay bổ sung vốn KD (Business Ready) và SP cho vay (Dream school) - đây là các sản phẩm mới ban hành sản phẩm, lượng KH vay hầu như không có vì vay bổ sung vốn KH thưởng chủ yếu cho vay công ty, cá nhân vay hộ gia đình kinh doanh thường ở xa địa bàn vay nên chi nhánh không xét duyệt cho vay vì khó quản lý. Cho vay dream school thì còn mới lạ, sản phẩm chưa thiết thực vì thường vay nộp học phí dư nợ vay ít trong khi thời gian thẩm định hồ sơ quá lâu nên mức tỷ lệ nợ quá hạn của các sản phẩm này dưới 2%.

Nhìn chung, thực tế tại Chi nhánh, các quy trình cho vay hay điều kiện cho vay của các sản phẩm cũng không khác nhau và theo quy định chung, nên phát sinh nợ quá hạn nhìn chung nằm ở nhu cầu vay vốn cao hay thấp, dư nợ tín dụng của các sản phẩm càng cao thì tương ứng nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn càng cao.

- Nợ xấu

Có thể nhận thấy nợ xấu trong tín dụng cá nhân của Chi nhánh những năm qua có những năm đều có xu hướng gia tăng cà về giá trị và tỷ lệ, và tỷ lệ nợ xấu xấp xỉ gần tỷ lệ nợ quá hạn, điều này là do nợ nhóm 2 tại Chi nhánh rất thấp mà nợ các nhóm 3,4,5 chiếm tỷ trọng rất lớn trong nợ quá hạn. Năm

51

2015, nợ xấu của Chi nhánh chỉ ở mức 26,72 tỷ đồng, chiếm 3,21% trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân. Đây là năm ngành ngân hàng vẫn đối mặt với thực trạng nợ xấu cao. Chi nhánh đã có biện pháp, văn bản cụ thể để chỉ đạo giải quyết tình hình nợ xấu của Chi nhánh, đặt mục tiêu là đưa tỷ lệ nợ xấu nói chung về mức dưới 3 % theo quy định của NHNN nhưng Chi nhánh đã không hoàn thành được kế hoạch, tỷ lệ nợ xấu tín dụng khách hàng cá nhân của Chi nhánh vẫn tăng lên, nợ xấu ở mức 3,19%. Con số này tăng mạnh lên vào năm 2017 với mức 3,42% - tương ứng nợ xấu tín dụng cá nhân năm này là 35,60 tỷ đồng.

Đvt: tỷ đồng

Biểu đồ 2.7: Tình hình nợ xấu tín dụng cá nhân tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Chi nhánh qua các năm)

Chi nhánh áp dụng nhiều biện pháp xử lý nợ xấu. Ban Giám đốc chi nhánh đã đẩy mạnh xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro trích lập qua các năm, khoanh nợ, giãn nợ, thu hồi nợ bằng phát mãi tài sản bảo đảm. Nhưng công tác thu hồi nợ vẫn gặp khó khăn, cụ thể, đó là khó khăn của Chi nhánh về thu giữ tài sản do khách hàng không hợp tác trong việc bàn giao tài sản; một số cơ quan chức năng (UBND, cơ quan công an,...) chưa phối hợp, tham gia hỗ trợ một cách tích cực để giải quyết khó khăn cho Chi nhánh. Mặt khác, điều

Ngân hàng

2015 2016 2017

NH Bắc Á - Chi nhánh Hà Nội 3,12% 3,19% 3,42% Vietcombank - Chi nhánh Hà Nội 1,38% 2,96% 2,65% Vietinbank- Chi nhánh Hà Nội 3,01% 2,33% 2,09% Techcombank- Chi nhánh Hà Nội 3,02% 2,94% 3,01% Agribank- Chi nhánh Hà Nội 2,31% 2,98% 2,68% MB - Chi nhánh Hà Nội 3,11% 3,04% 3,3%

52

kiện tài sản bảo đảm được xử lý phải không là tài sản tranh chấp, trong khi hiện nay chưa có văn bản hướng dẫn thế nào là tài sản đang tranh chấp, dẫn đến cách hiểu về tài sản tranh chấp giữa các cơ quan tố tụng tại nhiều nơi, nhiều cấp là khác nhau, gây khó khăn khi xử lý tài sản.

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu nợ xấu tín dụng cá nhân tại NHTMCP Bắc Á chi nhánh Hà Nội

(Nguồn: Báo cáo tín dụng Chi nhánh qua các năm)

Xét về cơ cấu nợ xấu, sau khi liên lạc và đánh giá, phân tích khách hàng thì Chi nhánh cũng phân loại nợ xấu thành 3 loại là nợ xấu có khả năng thu hồi 1 phần, nợ xấu có khả năng mất trắng và nợ xấu có khả năng thu hồi 100%. Theo đó, có thể thấy, qua các năm, nợ xấu có khả năng thu hồi 100% có tỷ trọng giảm dần có nợ xấu có khả năng mất trắng đang có xu hướng tăng dần. Nợ xấu có khả năng thu hồi một phần chiếm tỷ trọng cao nhất (trên 80%), những khoản nợ này đều do Chi nhánh thúc đẩy thu hồi nợ hoặc sử dụng các biện pháp phát mại tài sản để có thể thu hồi nợ cho Chi nhánh, giảm thiểu tối đa thiệt hại của Chi

53

nhánh. Như vậy, qua cơ cấu nợ xấu cũng cho thấy chất lượng tín dụng cá nhân tại Chi nhánh ngày càng kém.

Bảng 2.8: Tình hình nợ xấu của một số Chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Hà Nội

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Dự phòng RRTD 9,39 8,99 12,53 Sử dụng dự phòng RRTD 0,37 0,35 0,67 Tỷ lệ dự phòng RRTD 1,10% 1,11% 1,20% Tỷ lệ sử dụng dự phòng RRTD 0,0430% 0,0432% 0,0642%

(Nguồn: Tác giả thu thập dữ liệu)

So với các Chi nhánh của các ngân hàng khác trên địa bàn Hà Nội thì có thể thấy, hệ số nợ xấu của phần lớn các chi nhánh khác mặc dù chịu tình trạng chung của nền kinh tế khó khăn, nhưng nhiều Chi nhánh quản lý nợ xấu của mình khá tốt, nên mức nợ xấu ở mức thấp, thậm chí nhiều Chi nhánh của một số ngân hàng lớn như Vietcombank chi nhánh Hà Nội, Agribank chi nhánh Hà Nội ở mức dưới 3%. Qua bảng 2.8 cho thấy Ngân hàng Bắc Á chi nhánh Hà Nội có mức tỷ lệ nợ xấu là cao hơn so với các ngân hàng khác trên địa bàn, phản ánh chất lượng tín dụng của Chi nhánh thấp hơn các ngân hàng khác.

- Trích lập dự phòng RRTD

Để đối phó với nguy cơ rủi ro tín dụng, Chi nhánh chấp hành quy định về trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Trên cơ sở kết quả phân loại nợ hàng quý và hàng năm, Chi nhánh tính toán và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng. Chi nhánh đã thực hiện việc phân loại tài sản “Có”, trích lập dự phòng rủi ro trong từng quý và giám sát hoạt động thu hồi nợ.

54

Năm 2015, mức trích lập dự phòng rủi ro là 9,39 tỷ đồng, năm 2016 là 8,99 tỷ đồng, năm 2017 là 12,53 tỷ đồng .

Việc gia tăng dự phòng RRTD qua các năm nguyên nhân chủ yếu là do tăng truởng quy mô tín dụng. Điều này cho thấy bên cạnh việc phát triển quy mô thì việc đảm bảo an toàn trong kinh doanh luôn đuợc Chi nhánh quan tâm.

Bảng 2.9: Tình hình trích lập và sử dụng DP RRTD tại Chi nhánh

(Nguồn: Báo cáo kêt quả hoạt động kinh doanh)

Việc sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng để xử lý rủi ro hiện nay đuợc thực hiện theo Quy chế sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng do Ngân hàng TMCP Bắc Á ban hành vào ngày 30/12/2013. Năm 2015, Chi nhánh sử dụng 0,37 tỷ đồng để bù đắp rủi ro tín dụng cho những khoản nợ bắt buộc phải kết xuất ngoại bảng, năm 2016 là 0,35 tỷ đồng, năm 2017 là 0,67 tỷ.

Nguyên tắc sử dụng dự phòng rủi ro nhu sau:

- Sử dụng dự phòng cụ thể đã trích của từng khoản nợ để xử lý rủi ro tín dụng đối với chính khoản nợ đó.

- Phát mãi tài sản đảm bảo để thu hồi nợ: Truờng hợp dự phòng cụ thể không đủ để xử lý khoản nơi, đơn vị đầu mối tiếp nhận TSBĐ phải khẩn truơng tiến hành việc phát mại TSBĐ (nếu có) theo thỏa thuận với khách hàng và quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

55

- Trường hợp sử dụng dự phòng cụ thể và số tiền thu được từ phát mại TSBĐ không đủ để bù đắp rủi ro thì dùng dự phòng chung để xử lý.

Chi nhánh Hà Nội cũng xác định rõ việc xử lý nợ bằng dự phòng không phải xóa nợ nên không được phép thông báo cho khách hàng dưới mọi hình thức. Các khoản nợ được xử lý tiếp tục đưa ra tài khoản ngoại bảng để theo dõi và thu hồi, tính lãi như bình thường. Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng quyết định việc sử dụng quỹ dự phòng.

Khách hàng cá nhân bị chết, mất tích sẽ được xem xét xử lý bằng dự phòng. Hoặc các khoản nợ nhóm 5 được quy định theo chính sách phân loại tài sản có, mức trích lập, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro trong hoạt động của ngân hàng Bắc Á. Tuy nhiên, các khoản nợ nhóm 5 này phải có tài liêu chứng minh các biện pháp mà Chi nhánh đã áp dụng để đôn đốc thu hồi nợ.

Định kỳ cuối quý hoặc theo thông báo của Trụ sở chính, phòng khách hàng rà soát, đánh giá các khoản nợ xấu tại đơn vị thuộc đối tượng có thể xử lý bằng dự phòng báo cáo Phó Giám đốc phục trách quản lý khách hàng. Sau khi có ý kiến, phòng khách hàng gửi báo cáo cho Phòng quản lý rủi ro để lập tờ trình, trình Giám đóc chi nhánh phê duyệt trình Hội đồng xử lý rủi ro tín dụng. phòng QLRR đầu mối, phối hợp với Phòng Quản trị Tín dụng, Phòng khách hàng hoàn thiện hồ sơ đề xuất xử lý RRTD theo quy định. Trung tâm xử lý nợ

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần bắc á chi nhánh hà nội,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 62 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w