Các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng khách hàng doanh

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMTNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 42)

doanh nghiệp nhỏ và vừa

1.2.4.1 Các nhân tố từ phía ngân hàng

- Chính sách cho vay

Chính sách cho vay là đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động cho vay đi đúng quỹ đạo liên quan đến việc mở rộng hay thu hẹp vốn vay. Nó có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của một ngân hàng. Một chính sách cho vay đúng đắn sẽ thu hút được nhiều khách hàng, đảm bảo khả năng sinh lời của hoạt động cho vay. Bất cứ ngân hàng nào muốn có được hiệu quả hoạt động cho vay cao đều phải có chính sách phù hợp với điều kiện của ngân hàng và thị trường.

- Chất lượng thẩm định

Quá trình cho vay vốn được bắt đầu từ khi thẩm định, phát tiền vay, kiểm tra sử dụng vốn vay, xử lý các phát sinh đến khi thu hồi được nợ vay. Thẩm định là khâu quan trọng nhất, quyết định đến chất lượng của khoản vay, làm tốt khâu này sẽ tạo tiền đề cho việc thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi, tạo điều kiện cho vốn vay luân chuyển có hiệu quả.

Khi quyết định cấp vốn, ngân hàng phải tính toán đảm bảo theo đúng quy định của chế độ tín dụng hiện hành để thực hiện đầu tư có hiệu quả. Trước khi ký duyệt cho vay phải tính đến sự an toàn của vốn vay, khả năng hoàn trả vốn vay, khả năng sinh lời. Thực hiện tốt quy trình cho vay sẽ hạn chế được rủi ro, nâng cao mức độ an toàn cho vốn vay.

Hiệu quả cho vay tuỳ thuộc vào việc lập ra một quy trình cho vay đảm bảo tính lôgíc khoa học và việc thực hiện tốt các bước trong quy trình cho vay cũng như sự phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng giữa các bước. Quy trình cho vay vốn gồm ba giai đoạn chính sau:

Xét đề nghị vay của khách hàng và thực hiện cho vay: Trong giai đoạn này hiệu quả cho vay phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định của khách hàng về các nội dung: Sự cần thiết phải đầu tư, thẩm định về phương diện thị trường, thẩm định về phương diện kỹ thuật, thẩm định về phương diện tổ chức, thẩm định về mặt tài chính, thẩm định về các chỉ tiêu kinh tế xã hội. Ngoài ra còn phụ thuộc vào việc chấp hành các quy định về điều kiện, thủ tục vay vốn của ngân hàng.

Kiểm tra giám sát quá trình sử dụng vốn vay và theo dõi rủi ro: Việc thiết lập hệ thống kiểm tra hữu hiệu, áp dụng có hiệu quả các hình thức, biện pháp kiểm tra sẽ góp phần nâng cao chất lượng cho vay của ngân hàng.

Thu nợ và thanh lý: Sự linh hoạt của ngân hàng trong khâu thu nợ sẽ giúp ngân hàng giảm thiểu được những rủi ro, hạn chế những khoản nợ quá hạn.

- Khả năng huy động vốn

Để nâng cao hiệu quả cho vay, ngân hàng thương mại cần đáp ứng đủ nhu cầu vốn hợp lý cho các doanh nghiệp nói chung và DNNVV nói riêng để doanh nghiệp có thể duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục. Với đặc thù hoạt động kinh doanh tiền tệ tín dụng, các ngân hàng thương mại chủ yếu sử dụng các nguồn gửi tiết kiệm của dân cư và các tổ chức kinh tế đáp ứng nhu cầu cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thì các ngân hàng thương mại phải không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng hoạt động huy động vốn.

- Công tác tổ chức hoạt động ngân hàng

Ngân hàng có một cơ cấu tổ chức khoa học sẽ đảm bảo được sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các cán bộ, nhân viên, các phòng ban trong ngân hàng, giữa các chi nhánh trong hệ thống với nhau cũng như với các cơ quan khác liên quan đảm bảo cho ngân hàng hoạt động nhịp nhàng, thống nhất có hiệu quả, qua đó tạo điều kiện đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, theo dõi quản lý chặt chẽ sát

sao các khoản vốn huy động cũng như các khoản cho vay, từ đó nâng cao hiệu quả cho vay.

Để hoạt động có hiệu quả, ngân hàng phải cụ thể hoá và sắp xếp các bộ phận, phòng, ban một cách khoa học trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc quản lý tốt tài sản nợ, tài sản có. Từng bộ phận trong ngân hàng cần được phân định rõ chức năng, nhiệm vụ đặc biệt là các bộ phận tác nghiệp tín dụng.

- Chất lượng cán bộ

Con người có vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định sự thành bại trong quản lý vốn, tài sản của ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay của ngân hàng nói riêng. Hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển và đa dạng, sử dụng các phương tiện làm việc tiên tiến, hiện đại nên việc tuyển chọn cán bộ phải đảm bảo có đạo đức, nghiệp vụ chuyên môn để có khả năng tiếp thu và ứng dụng khoa học tiên tiến. Trình độ cán bộ quản lý điều hành và cán bộ tín dụng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thẩm định khoản vay.

- Thông tin tín dụng

Thông tin tín dụng là yếu tố không thể thiếu. Trên cơ sở những thông tin đã thu thập được người quản lý có thể đưa ra quyết định đúng đắn về việc đầu tư mở rộng cho vay hoặc biện pháp cần thiết liên quan đến việc theo dõi quản lý thu hồi nợ.

Nguồn cung cấp thông tin có thể từ nhiều nguồn khác nhau, từ bên trong, bên ngoài hệ thống. Muốn thu thập thông tin nhanh chóng, chính xác, toàn diện thì đòi hỏi phải có bộ phận tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin, ngoại trừ những thông tin bị nhiễu. Chất lượng thông tin ảnh hưởng trực tiếp đến khoản vay vì vậy chất lượng thông tin càng cao khả năng phòng ngừa rủi ro trong hoạt động kinh doanh càng lớn

- Kiểm tra nội bộ, thanh tra

Thông qua công tác kiểm soát nội bộ giúp cho cán bộ điều hành công việc theo đúng cơ chế, quy chế và đúng pháp luật. Mặt khác, nắm được sai sót, lệch lạc trong hoạt động cho vay, có biện pháp khắc phục kịp thời. Thông qua kiểm tra,

kiểm soát đảm bảo cho hoạt động ngân hàng thông suốt, có hiệu quả đảm bảo lợi ích của ngân hàng, có chế độ thưởng phạt nghiêm minh. Nâng cao chất lượng kiểm tra, kiểm soát nội bộ sẽ góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cho vay.

- Trang thiết bị phục vụ cho hoạt động cho vay

Trang thiết bị cũng là một yếu tố góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả cho vay của ngân hàng. Nó là công cụ, phương tiện phục vụ cho việc tổ chức, quản lý, kiểm soát nội bộ, kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay, thực hiện các nghiệp vụ giao dịch với khách hàng. Đặc biệt với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin hiện nay, các trang thiết bị tin học đã giúp cho ngân hàng có được thông tin và xử lý thông tin nhanh chóng, kịp thời, chính xác trên cơ sở đó có quyết định tính đúng đắn, không bỏ lỡ thời cơ trong kinh doanh, giúp cho quá trình quản lý tiền vay và thanh toán được thuận tiện nhanh chóng và chính xác.

1.2.4.2. Các nhân tố từ phía khách hàng

- Nhu cầu đầu tư của doanh nghiệp: Khách hàng là đối tượng vay vốn tại ngân

hàng. Nếu khách hàng không có nhu cầu thì ngân hàng cũng không thể cho vay. Nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp có thể là ngắn hạn để tài trợ cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong một chu kì, hoặc nhu cầu vay trung, dài hạn để đầu tư tài sản cố định, máy móc, thiết bị... Nhu cầu vốn của mỗi doanh nghiệp ở mỗi thời điểm là khác nhau.

- Đạo đức và uy tín của khách hàng liên quan tới khả năng s ẵn sàng trả nợ và

việc sử dụng vốn vay đúng mục đích. Trên thực tế, có nhiều doanh nghiệp cố tình cung cấp những thông tin giả mạo, sai sự thật nhằm mục đích lừa đảo, như “vẽ” các thông tin chung về doanh nghiệp, các số liệu trong báo cáo tài chính, hoặc phương án sản xuất kinh doanh để từ đó chiếm dụng nguồn vốn của ngân hàng nhưng lại sử dụng cho một mục đích khác, đó là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.

- Năng lực tài chính của khách hàng:

Năng lực tài chính của khách hàng được thể hiện trên thông qua các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh

doanh, được thể hiện thông qua các chỉ số về khả năng thanh toán, năng lực hoạt động, cơ cấu vốn và khả năng sinh lời. Khi kiểm tra trực tiếp khách hàng, năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện thông qua cơ sở hạ tầng, khả năng hoạt động của máy móc thiết bị, luồng tiền vào, luồng tiền ra, lượng tiền mặt tồn quỹ, hàng tồn kho của doanh nghiệp... Doanh nghiệp có năng lực tài chính tốt khi doanh thu, lợi nhuận, khả năng sinh lời cao và ổn định, có khả năng thanh toán tốt, vốn lưu động được luân chuyển thường xuyên, không bị ứ đọng trong hàng tồn kho và khoản phải thu, có cơ cấu vốn ở mức hợp lý, hệ số nợ thấp. Khả năng tài chính tốt là điều kiện để doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh tốt, tăng cường đầu tư mua sắm máy móc thiết bị hiện đại, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực, dẫn đến các sản phẩm đầu ra sẽ có chất lượng cao hơn, do vậy tiềm năng đem lại lợi nhuận lớn. Doanh nghiệp sẽ sẵn có những nguồn vốn để trả nợ đến hạn cho ngân hàng.

- Phương án, dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Phương án, dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng càng có tính khả thi và hiệu quả sẽ càng có khả năng sinh lời cao, đảm bảo khả năng hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi theo đúng thời hạn của hợp đồng. Đối với các dự án kinh doanh, ngoài xem xét khía cạnh tài chính, cần phải xem xét cả hiệu quả kĩ thuật, thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ đầu ra, khả năng cung cấp nguyên vật liệu và các yếu tố đầu vào, địa điểm sản xuất kinh doanh/ xây dựng dự án, phương diện nhân lực, tổ chức, quản lý cũng như các rủi ro có thể xảy ra. Phương án, dự án sản xuất kinh doanh của khách hàng là những hoạt động xảy ra trong tương lai chưa thể dự đoán trước, do vậy, khi càng có nhiều căn cứ để thẩm định cũng như phương án, dự án có tính khả thi và hiệu quả thì khả năng sinh lời càng chắc chắn và rủi ro được giảm thiểu, do vậy chất lượng các khoản cấp tín dụng cho khách hàng sẽ được đảm bảo.

- Tài sản bảo đảm.

Tài sản bảo đảm được coi là nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng trong trường hợp khách hàng không trả được nợ. Đây cũng được coi là yếu tố ràng buộc vật chất đối với khách hàng, là một căn cứ để ngân hàng cấp tín dụng cho khách hàng.

TSBĐ có tính pháp lý, không bị tranh chấp, tính thanh khoản cao và đảm bảo được toàn bộ nghĩa vụ của khách hàng sẽ đảm bảo cho một khoản vay có chất lượng.

1.2.4.3 Các nhân tố khác

Ngoài các nhân tố về ngân hàng và khách hàng, còn có các nhân tố khác về môi trường kinh tế xã hội, các chính sách của nhà nước, pháp lý ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa:

- Môi trường tự nhiên: Nói chúng môi trường tự nhiên không tác động trực

tiếp tới hoạt động tín dụng của ngân hàng mà vai trò của nó thể hiện qua sự tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp mà hoạt động của chúng phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên như các doanh nghiệp hoạt động trong các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp. Điều kiện tự nhiên diễn biến thuận lợi hay bất lợi sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng.

- Môi trường kinh tế: Là một tế bào trong nên kinh tế, sự tôn tại và phát triển

của ngân hàng cũng như doanh nghiệp chịu ảnh hưởng rất nhiều của môi trường này. Sự biến động của nền kinh tế theo chiều hướng tốt hay xấu sẽ làm chi hiệu quả hoạt động của ngân hàng và doanh nghiệp biến động theo. Đặc biệt, trong điều kiện quốc tế hóa mạnh mẽ như hiện nay, hoạt động của các ngân hàng mà cả môi trường kinh tế quốc tế. Nhưng tác động xấu đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, qua đó gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng ngân hàng

- Môi trường chính trị, xã hội: Sự ổn định của môi trường chính trị, xã hội là

một căn cứ quan trọng để ra quyết định của các nhà đầu tư. Nếu môi trường này ổn định thì các nhà đầu tư sẽ yên tâm thực hiện việc mở rộng đầu tư và do đó nhu cầu vốn tín dụng ngân hàng trung và dài hạn tăng lên. Ngược lại nếu môi trường bất ổn thì họ sẽ tìm cách thu hẹp sản xuất để bảo toàn vốn, hạn chế rủi ro khi đó nhu cầu vôn tín dụng ngân hàng.

- Môi trường pháp lý: Môi trường pháp lý không chặt chẽ nhiều khe hở và bất

cập sẽ tạo cơ hội cho các doanh nghiệp yếu kếm làm ăn bất chính, lừa đảo lẫn nhau và lừa đảo ngân hàng. Môi trường pháp lý không chặt chẽ và thiếu sự ổn định cũng

khiến các nhà đâu tư trung thực e dè,không dám mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh do đó hạn chế nhu cầu về vốn tín dụng ngân hàng.

- Môi trường khoa học công nghệ

Công nghệ thông tin là tiền đề quan trọng để xử lý dữ liệu tập trung. Công nghệ thông tin hỗ trợ triển khai các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, giúp trao đổi thông tin tức thời và tăng cường khả năng quản trị ngân hàng. Công nghệ thông tin hiện đại giúp nâng cấp các kênh phân phối và mạng lưới của ngân hàng.

Với sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ hiện đại sẽ tạo môi trường tốt để các ngân hàng ứng dụng và nâng cao chất lượng quản trị tín dụng. Công nghệ thông tin sẽ giúp ngân hàng thu thập các dữ liệu của khách hàng chính xác và nhanh chóng hơn, giảm bớt thời gian xử lý các bước trong quy trình tín dụng. Việc xử lý thông tin tập trung sẽ tạo điều kiện để ngân hàng nắm bắt được thông tin về khách hàng, khoản cấp tín dụng, từ đó đưa ra được những quyết định phù hợp. Ngoài ra, với sự phát triển của các sản phẩm dịch vụ ngân hàng cũng như các tiện ích khi vay vốn sẽ ngày càng thỏa mãn sự hài lòng của khách hàng.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMTNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 36 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w