Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra sử dụng vốn vay, quản lý khách hàng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMTNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 92)

hàng trong và sau cho vay

Việc kiểm tra, kiểm soát có vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng cũng như khả năng thu nợ khi đến hạn. Ngoài ra, công tác kiểm tra, kiểm soát còn cung cấp thông tin cho công tác quản lý để ban lãnh đạo có những biện pháp xử lý kịp thời khi phát hiện sai sót nhằm nâng cao chất lượng tín dụng.

Thực tế theo quy trình tại GPBank thì thời gian kiểm tra sau vay là 6 tháng sau khi giải ngân. Tuy nhiên, nhiều trường hợp khách hàng cần chú ý hơn, cần theo dõi và kiểm tra quá trình sử dụng vốn và tình hình tài chính của khách hàng sau vay sát sao hơn. Do đó, GPBank cần có quy chế rõ ràng hơn, chặt chẽ hơn để phát hiện các trường hợp khách hàng yếu kém có nguy cơ phát sinh nợ xấu.

Để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kiểm tra, kiểm soát thì khi tiến hành kiểm tra GPBank cần lưu ý tuân thủ theo đúng trình tự nghiệp vụ. Cụ thể:

- Kiểm tra trước khi phát tiền vay là kiểm tra các qui trình nghiệp vụ, việc thẩm định khách hàng đã tuần tự và đúng nguyên tắc chưa, xem xét các thủ tục giấy tờ đã đầy đủ hay chính xác chưa, điểm nào còn bất hợp lý, còn sai sót nhằm ngăn chặn ngay những thiệt hại có thể phát sinh sau này.

- Kiểm tra trong khi cho vay, đó là giai đoạn tiền vay đã được giải ngân, cán bộ tín dụng sẽ giám sát việc sử dụng vốn vay, quản lý luân chuyển tiền- hàng của khách hàng để đảm bảo vốn vay được sử dụng đúng mục đích, và đó cũng là nguồn trả nợ của khoản vay, đồng thời kiểm soát hoạt động thực tế và diễn biến trong quá trình vay vốn của khách hàng. Đây là quá trình cần sát sao nhất trong một món vay vì tình hình sử dụng vốn vay của doanh nghiệp sẽ quyết định đến thời hạn và khả năng trả nợ của ngân hàng. Cũng trong quá trình này, doanh nghiệp mới bộc lộ nhiều khuyết điểm nhất, ngân hàng cần kiểm tra tính chính xác những thông tin mà doanh nghiệp cung cấp, nếu phát hiện có những vi phạm hay tin tức sai sự thật thì ngân hàng phải thực hiện xử lý theo quyền và nghĩa vụ của mình theo quyết định của pháp luật nhằm đảm bảo vốn vay được sử dụng có hiệu quả. Thực hiện được

điều đó ngân hàng sẽ phát hiện kịp thời khả năng rủi ro có thể xảy ra để có biện pháp đối phó thích hợp nhằm giảm thiểu rủi ro TD.

- Sau khi cho vay, công tác kiểm tra cũng cần thực hiện một cách nghiêm túc nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được cũng như những tồn tại cần hạn chế. Đồng thời, ngân hàng cần định kỳ đánh giá thực trạng dư nợ, rà soát các món vay để kịp thời phát hiện các khoản vay có vấn đề, chủ động đề ra các biện pháp ngăn chặn, xử lý thích hợp. Tập trung thu nợ các doanh nghiệp có biểu hiện sa sút về năng lực sản xuất và năng lực quản lý. Việc kiểm tra này sẽ phòng ngừa được tình trạng doanh nghiệp vay vốn ngân hàng này để trả nợ ngân hàng khác vì hiện nay một doanh nghiệp không chỉ có quan hệ tín dụng với một ngân hàng mà còn rất nhiều ngân hàng một lúc và đây cũng là yếu tố để từ đó xem xét quyết định cho những khoản vay sau. Mặt khác, do việc thành lập doanh nghiệp nhỏ và vừa là khá dễ dàng, do đó công tác kiểm tra còn giúp sớm phát hiện các khoản tiền lòng vòng, sử dụng hóa đơn khống giữa các doanh nghiệp...

Như vậy, tăng cường và hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát sẽ đảm bảo sự an toàn về vốn và tài sản cho ngân hàng, góp phần làm tăng chất lượng tín dụng cho các DNNVV, là vấn đề có ý nghĩa quan trọng trong quản lý tín dụng của GPBank Thăng Long.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMTNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 91 - 92)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w