Quy định về lãi suất

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMTNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 61)

Hiện tại, theo Quyết định 1183/2017/QĐ-TGĐ1 về việc ban hành biểu lãi suất tín dụng tại Ngân hàng GPBank, song song áp dụng 2 hình thức lãi suất là lãi suất thả nổi và lãi suất cố định. Hình thức lãi suất biên độ được tính như sau:

Lãi suất = Lãi suất tham chiếu + Biên độ Trong đó:

- Lãi suất tham chiếu được ban hành theo từng thời kỳ và được điều chỉnh theo kỳ điều chỉnh thông thường là 01 tháng/lần.

- Biên độ được áp dụng cho từng sản phẩm vay, mỗi sản phẩm sẽ có một biên độ lãi suất khác nhau và được điều chỉnh theo từng thời kỳ.

2 Cho vay tiêu dùngthông thường________ 11 11 11.5 11.5 3 Cho vay thấu chi tài

khoản cá nhân_______ 10.3 10.3 11.2 11.2

4 Các chương trình cho

Hình thức lãi suất thả nổi được tính theo quyết định ban hành của Tổng giám đốc GPBank từng thời kỳ.

Bên cạnh đó, GPBank ban hành biểu lãi suất ưu đãi theo chương trình GPBank đồng hành cùng khách hàng với biểu lãi suất hết sức ưu đãi cho cả kỳ hạn ngắn hạn và dài hạn.

2.3 THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG KHÁCH HÀNG DNNVV TẠI NGÂN HÀNG TM TNHH MTV DẦU KHÍ TOÀN CẦU - CHI NHÁNH THĂNG LONG

Hoạt động cho vay nói chung của ngân hàng thương mại là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng nhất nên hiệu quả của hoạt động này cũng là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu, có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của ngân hàng thương mại. Có thể nói thước đo chất lượng tín dụng của một ngân hàng chính là sự hài lòng của khách hàng, đồng thời ngân hàng cũng phải đảm bảo hài hoà với an toàn và đạt hiệu quả tín dụng cao nhất. Có rất nhiều tiêu chí để đánh giá hiệu quả cho vay DNNVV của ngân hàng thương mại và có thể tựu chung lại thành 2 nhóm chỉ tiêu: định tính và định lượng như dưới đây

2.3.1 Chất lượng tín dụng khách hàng DNNVV tại GPBank Thăng Long theocác chỉ tiêu định tính các chỉ tiêu định tính

2.3.1.1. Thủ tục và quy chế cho vay vốn

Đây là khâu tiếp xúc đầu tiên của khách hàng với ngân hàng. Thủ tục làm việc, tinh thần thái độ phục vụ khách hàng của các cán bộ tín dụng sẽ gây ấn tượng mạnh cho khách hàng.

Khi gặp khách hàng có nhu cầu vay vốn, cán bộ tín dụng GPBank Thăng Long sẽ hướng dẫn khách hàng điền thông tin và chuẩn bị các giấy tờ cần thiết cho bộ hồ sơ

vay vốn với tinh thần thái độ phục vụ chu đáo nhiệt tình, từ đó tạo cho khách hàng một

tâm lý thoải mái, tạo niềm tin và hình ảnh tốt trong mỗi khách hàng.

Mặt khác phục vụ tốt nhất cho khách hàng nhưng phải đảm bảo đúng quy chế cho vay vốn tín dụng. cán bộ tín dụng GPBank Thăng Long luôn thực hiện tuần tự, chuẩn xác trong công tác thẩm định về dự án, khả năng tài chính, năng lực pháp lý

của khách hàng, về tài sản đảm bảo...nhằm đưa ra được quyết định hợp lý nhất vừa phục vụ tốt khách hàng vừa phòng ngừa rủi ro.

2.3.1.2 Xét duyệt cho vay

Khách hàng đến với ngân hàng mong muốn được vay vốn phù hợp với thời gian

nhanh nhất và chi phí thấp nhất. Nâng cao chất lượng tín dụng trên cơ sở phục vụ khách hàng tốt nhất nhưng cũng phải đảm bảo an toàn tín dụng. Hiện nay quy định thời hạn xét duyệt cho vay là tối đa 30 ngày kể từ ngày nhận được đơn xin vay vốn. Trong khoảng thời gian này ngân hàng phải làm rất nhiều công việc trong công tác thẩm định. Với một khách hàng lâu năm và truyền thống thì công tác thẩm định tốn ít

thời gian và chi phí, hơn nữa các thông tin có độ chính xác và tin cậy cao, thời gian xét duyệt ngắn hơn. Với một khách hàng mới thì công tác thẩm định vất vả hơn, việc thu thập thông tin có nhiều hạn chế nên chi phí và thời gian cho thẩm định là cao hơn.

Việc tiếp xúc giữa khách hàng và ngân hàng có nhiều thủ tục phiền phức hơn.

Giai đoạn này yêu cầu phải có những cán bộ tín dụng giỏi và có khả năng chuyên môn tốt nhằm đưa ra những quyết định chính xác trong khoảng thời gian nhanh nhất đồng thời đảm bảo an toàn và hiệu quả trong những khoản vay đó thì mới đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Hiện nay tại GPBank Thăng Long với các khách hàng DNNVV lâu năm và truyền thống thì thời gian xét duyệt hợp đồng khoảng 7 ngày, còn với các khách hàng mới, khách hàng lần đầu thì khoảng 14 ngày đến 18 ngày. So với một số chi nhánh của các hệ thống ngân hàng khác trên cùng địa bàn Thành phố Hà Nội thì thời gian xét duyệt hợp đồng bình quân của ngân hàng là ngắn hơn. Thời gian xét duyệt hợp đồng ngắn những vẫn đảm bảo độ an toàn cho khoản vay vừa đáp ứng được yêu cầu kịp thời về vốn của khách hàng, vừa bảo toàn vốn và thu nhập cho ngân hàng, từ đó nâng cao hiệu quả cho vay.

2.3.1.3 Cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại.

Một cơ sở tốt có ảnh hưởng tốt tới tâm lý khách hàng, phục vụ cho các hoạt động

nghiệp vụ của ngân hàng một cách chính xác và nhanh nhất; một cơ sở vật chất tốt sẽ

Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại giúp cho ngân hàng có thể tiếp cận được những thông tin phục vụ cho công tác thẩm định tốt nhất trên các mặt: thông tin về khách hàng, thông tin về dự án (tính hiệu quả của dự án, xu hướng phát triển đối với sản phẩm của dự án, thông tin về thị trường, giá cả, cạnh tranh...) một cách nhanh chóng và chuẩn xác nhất, thông tin quản lý đối với các khách hàng lớn vay vốn của nhiều tổ chức tín dụng. Độ tin cậy của các thông tin này là yếu tố trước tiên để cán bộ tín dụng ra quyết định cho vay và ảnh hưởng rất lớn đến độ an toàn của món vay.

Để hoạt động cho vay nói chung cũng như hoạt động cho vay DNNVV nói riêng của Chi nhánh có hiệu quả thì ngân hàng phải luôn luôn quan tâm tới các chỉ tiêu trên. Các chỉ tiêu thường xuyên được kiểm tra và đánh giá giúp cho ngân hàng nhìn nhận được mặt tốt và hạn chế từ đó có những biện pháp điều chỉnh kịp thời cho hoạt động cho vay để tránh được rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng.

Ngoài các chỉ tiêu định tính đã trình bày ở trên, còn có các chỉ tiêu định lượng - những chỉ tiêu có ý nghĩa hết sức quan trọng, phản ánh độ an toàn và hiệu quả trong hoạt động cho vay khách hàng DNNVV của ngân hàng thương mại sẽ được trình bày ở phần dưới đây.

2.3.2 Chất lượng tín dụng khách hàng DNNVV tại GPBank Thăng Long theocác chỉ tiêu định lượng các chỉ tiêu định lượng

2.3.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ cho vay DNNVV

Năm 2015, kinh tế xã hội trong nước tiếp tục có nhiều chuyển biến tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định, đà tăng trưởng được phục hồi trên các ngành, lĩnh vực chủ yếu, với mức tăng trưởng GDP cao hơn cùng kỳ năm trước và đạt mục tiêu đề ra. Lạm phát được kiểm soát (chỉ số giá tiêu dùng năm 2015 tăng 4,1% so với cuối năm 2014); vốn cho đầu tư phát triển tăng khá, mặt bằng lãi suất giảm khoảng 2% so với cuối năm 2014. Tỷ giá, thị trường ngoại hối ổn định. Tình trạng nợ xấu có sự cải thiện hơn nhờ nỗ lực tái cơ cấu nợ và xử lý nợ xấu từ phía các ngân hàng thương mại và Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, trong năm qua nền kinh tế vẫn còn một số khó khăn như: Tổng cầu nền kinh tế tăng chậm, sức hấp thu vốn còn yếu, phát triển công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp mũi nhọn vẫn gặp khó khăn; khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp còn hạn chế; nợ công còn cao và cơ cấu chưa hợp lý...

Bảng 2.5. Quy mô và tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng DNNVV của GPBank

Dư nợ cho vay

DNNVV

332 100% 434 100% 572 100%

Theo loại tiền

+ Nội tệ 332 100% 434 100% 572 100%

+ Ngoại tệ 0 0 0 0 0 0

Theo kì hạn

+ Tín dụng ngắn

_______hạn_______ 1.701 90,2% 1.701 88,8% 1.854 86,3%

(Nguồn: Báo cáo tông kêt hoạt động kinh doanh GPBank Thăng Long)

Dư nợ tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa năm 2015 là 332 tỷ đồng,. Năm 2016, dư nợ tín dụng tăng 102 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 30%. Năm 2017, dư nợ tín dụng tăng thêm so với năm 2016 là 138 tỷ đồng, tỷ lệ tăng 31%.

Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNNVV so với tổng dư nợ tín dụng của GPBank Thăng Long có sự gia tăng nhẹ, năm 2017 đạt 35%. Trên địa bàn Thành phố Hà Nội, các doanh nghiệp chủ yếu là DNNVV, có thể thấy doanh số cho vay DNNVV tại ngân hàng chưa nhiều vì phần lớn là hộ gia đình, các cá nhân vay. Tuy nhu cầu vay vốn tuy gia tăng nhưng tỷ trọng dư nợ DNNVV so với tổng dư nợ tại ngân hàng chưa cao. Do vậy trong thời gian tới GPBank Thăng Long cần có những chính sách mở rộng tín dụng đối với DNNVV nhưng vẫn đảm bảo lựa chọn các doanh nghiệp có tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh tốt.

2.2.2.2. Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV

Bảng 2.6. Cơ cấu nợ tín dụng DNNVV của GPBank Thăng Long

Nông, lâm nghiệp và thủy _______sản_______ 0 0% 0 0% 0 0% Công nghiệp 881 46,7% 879 45,9% 1.041 48,5% Sản xuất, khí đốt, ______điện...______ 22 1,2% 33 1,7% 29 1,4%

Vận tải kho bãi 52 2,8% 56 2,9% 50 2,3%

Bán, sửa chữa ô

tô, xe máy 47 2,5% 53 2,8% 68 3,2%

Bán buôn, bán lẻ 433 23% 405 21,1% 451 21%

Thương mại,

Dịch vụ khác 451 23,8% 490 25,6% 509 23,6%

Theo loại hình doanh nghiệp

Cty cổ phần 484 25,7% 477 24,9% 518 24,1%

Cty TNHH 1.29 68,4% 1.308 68,3% 1.531 71,3%

DNTN 56 3% 69 3,6% 48 2,2%

HTX 6 0,3% 6 0,3% 5 0,2%

Trong quá trình hoạt động, ngân hàng luôn cố gắng xây dựng một cơ cấu dư nợ cho vay nói chung, cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV nói riêng vừa đảm bảo tính an toàn và hiệu quả của hoạt động kinh doanh, vừa phù hợp với đặc điểm kinh tế Thành phố Hà Nội cũng như chính sách kinh doanh của GPBank tại từng thời điểm cụ thể. Cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV của GPBank Thăng Long được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau như: theo loại tiền tệ, theo thời hạn cho vay, theo ngành kinh tế.

Theo bảng phân tích 2.6, xét về quy mô có thể thấy hầu hết các loại dư nợ cho vay DNNVV đều có sự biến động.

Xét về tỷ trọng thì cơ cấu cho vay DNNVV có sự biến động như sau:

V Phân theo thời hạn cho vay.

Chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng dư nợ theo thời hạn là dư nợ ngắn hạn (trên 50%), Cơ cấu này là phù hợp với thực trạng, khi mà trên địa bàn có tới 70% doanh nghiệp hoạt động trong ngành chế biến, công nghiệp, kinh doanh thương mại. Mặt khác, trong thời gian qua dư nợ ngắn hạn có xu hướng tăng, điều này phản ánh thực trạng nền kinh tế đã có sự tăng trưởng nhưng các nhà đầu tư và người dân vẫn còn rất dè dặt trong các hoạt động đầu tư dài hạn của mình

V Phân theo loại tiền

Tăng dần tỷ trọng dư nợ cho vay nội tệ và dư nợ cho vay ngoại tệ quy đổi phát sinh tăng chậm. Dư nợ tín dụng DNNVV bằng nội tệ có xu hướng tăng qua các năm. Trong khi đó, dư nợ ngoại tệ quy đổi phát sinh rất ít. Chủ yếu các giao dịch ngoại tệ là khoản vay để thanh toán ra nước ngoài thông qua giao dịch mua bán giao ngay cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu thanh toán tiền hàng toán tiền hàng cho các đối tác.. Khi cấp tín dụng bằng ngoại tệ, ngoài gặp rủi ro về tín dụng, ngân hàng cũng có thể gặp rủi ro về tỷ giá hối đoái. Các thủ tục phát sinh khi cho vay bằng ngoại tệ cũng nhiều hơn so với cho vay bằng nội tệ nên các khoản này cần được chú ý cẩn thận.

Ngoài ra còn do: Xét tương quan hai loại lãi suất cho vay thì lãi suất cho vay nội tệ giảm nhanh lãi suất cho vay ngoại tệ nên các thành phần, tổ chức kinh tế sẽ đi

vay bằng đồng nội tệ; Thị trường ngoại hối không ổn định do tỷ giá hối đoái thường xuyên có biến động nên khách hàng đi vay bằng đồng nội tệ sẽ ít rủi ro hơn; Nhu cầu sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp cũng như trong dân cư trên địa bàn có xu hướng giảm.

S Phân theo loại hình doanh nghiệp

Theo bảng số liệu trên cho thấy trong thời kỳ này ngân hàng đã có sự thay đổi về cơ cấu dư nợ cho vay DNNVV phân theo loại hình doanh nghiệp theo hướng:

Tăng dần tỷ trọng cho vay đối với Công ty TNHH (từ 68,3% năm 2016 lên 71,3% năm 2017) và công ty cổ phần dư nợ tín dụng của Công ty cổ phần là 108.7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng là 24.9%, đến năm 2017, dư nợ tăng lên là 137.85 tỷ đồng, chiếm tỷ lệ 24,1%. Dư nợ tín dụng đối với các loại hình doanh nghiệp khác( DNTN,HTX, liên doanh, góp vốn...) có xu hướng giảm cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Có sự thay đổi cơ cấu dư nợ tín dụng trên là do sự phát triển cả về loại hình lẫn số lượng doanh nghiệp trên địa bản Thành phố Hà Nội.

Phân theo ngành nghề kinh doanh (Đơn vị: Tỷ đồng)

Biểu đồ 2.4 : Phân loại tín dụng cho DNNVV theo ngành nghề kinh doanh.

Để phù hợp với định hướng, mục tiêu phát triển kinh tế của Thành phố Hà Nội là ổn định sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, tăng cường phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ thì cơ cấu dư nợ tín dụng theo

tiền tiền trọng tiền trọng

Dư nợ CV DNNVVngành nghề kinh tế của chi nhánh có sự thay đổi qua các năm . Dư nợ cho vay công332 100% 434 100% 572 100% nghiệp chiếm tỷ trọng cao nhất, tiếp đó là dư nợ cho vay bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy và động cơ khác chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, cho thấy nhu cầu đi vay để tài trợ cho hoạt động này là khá lớn. Tiếp đó là dư nợ cho vay vận tải , kho bãi, với tỷ lệ lần lượt là 12,73%; 15,24%; 12,94%- chủ yếu tài trợ cho các doanh nghiệp ở những khu công nghiệp, với những ngành nghề như: Công nghiệp chế biến sản phẩm từ may mặc,xuất khẩu, chế biến nông sản.... Cơ cấu tín dụng doanh nghiệp nhỏ và vừa của GPBank Thăng Long có điểm tương đồng so với các ngân hàng trên địa bàn.

2.2.2.3. Tình hình nợ xấu

Rủi ro tín dụng luôn tồn tại một cách khách quan với hoạt động tín dụng, nên trong công tác quản lý rủi ro chỉ có thể phòng ngừa và hạn chế đến mức thấp nhất rủi ro tín dụng mà không thể loại bỏ nó hoàn toàn được. Do vậy, vấn đề đặt ra cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng là làm sao cho đồng vốn bỏ ra vừa đảm bảo độ an toàn vừa đảm bảo khả năng sinh lời lớn nhất.

Để thực hiện công tác quản lý rủi ro tín dụng, trước hết GPBank Thăng Long đã tiến hành phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro tín dụng dựa trên các Văn bản Quy phạm pháp luật sau:

- Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước: Ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMTNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w