Điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp xu hướng phát triển của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMTNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 96)

kinh tế

Toàn bộ các vấn đề có liên quan đến cấp tín dụng nói chung đều được xem xét trong chính sách tín dụng như: Quy mô, lãi suất, kỳ hạn vay, chính sách đảm bảo tín dụng.Do đó, để nâng cao chất lượng tín dụng, ngân hàng cần điều chỉnh chính sách tín dụng phù hợp với xu hướng phát triển của nền kinh tế, nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, từng bước phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế... Hoạt động quản lý tín dụng phải bảo đảm các tỷ lệ an toàn, cơ cấu tín dụng phải phù hợp với chiến lược khách hàng, ngành hàng, chính sách quản lý rủi ro, cơ cấu nguồn vốn, đảm bảo mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với năng lực, quản lý, điều hành và trình độ nghiệp vụ của cán bộ tín dụng.

Chính sách khách hàng: Cần đẩy mạnh công tác khách hàng đối với DNNVV. Việc giữ và gia tăng thị phần kinh doanh đối với các khách hàng hiện tại và phát triển khách hàng mới phải luôn đặt ra như nhiệm vụ thường xuyên, liên tục. GPBank Thăng Long cần nâng cao tính chủ động trong cạnh tranh so với các ngân hàng bạn, bán sản phẩm dịch vụ cần nhấn mạnh đến các ưu thế vượt trội của GPBank so với ngân hàng khác như chất lượng, giá cả, lãi suất, phong cách phục vụ..

Giữ vững khách hàng cũ là những khách hàng tốt, tình hình tài chính lành mạnh là không chỉ giúp GPBank Thăng Long đảm bảo duy trì thị phần trên thị trường mà còn là yếu tố đảm bảo chất lượng tín dụng của GPBank Thăng Long, nhất là đối với DNNVV. Vì thế công tác chăm sóc khách hàng cần được chú trọng .

Ngoài ra, tìm kiếm khách hàng mới cũng là yếu tố quan trọng trong công tác khách hàng để nâng cao chất lượng tín dụng. GPBank Thăng Long cần khai thác thông tin, danh mục các khách hàng có tiềm lực tài chính ổn định, có khả năng chống đỡ rủi ro và các cú sốc thị trường và có chiều hướng hồi phục phát triển để

tiếp cận, đề nghị quan hệ tín dụng mới nhằm gia tăng thị phần tín dụng tại GPBank Thăng Long cũng là yếu tố nâng cao chất lượng tín dụng vì khách hàng tốt thì chất lượng tín dụng mới tốt được.

Chính sách lãi suất: GPBank Thăng Long cần áp dụng chính sách lãi suất cho vay linh hoạt, mức lãi suất cho vay không giống nhau đối với các khoản cho vay khác nhau tuỳ thuộc vào kỳ hạn, loại tiền, dự án vay vốn và khách hàng vay vốn cụ thể.

Chính sách sản phẩm: GPBank Thăng Long cần đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng đối với các Doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Để nâng cao sự cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác cũng như đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu phong phú các khách hàng DNNVV thì một giải pháp quan trọng là cần áp dụng nhiều hình thức tín dụng.

3.2.5 Nâng cao vai trò của hoạt động kiểm tra, kiểm soát giám sát tuân thủ

Nâng cao vai trò của hoạt động kiểm tra, kiểm soát là công việc quan trọng để đảm bảo hạn chế rủi ro tín dụng, để từ đó nâng cao chất lượng tín dụng. Thông qua hoạt động kiểm tra, kiểm soát này GPBank Thăng Long có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng.

Để hoạt động kiểm tra, kiểm soát giám sát tuân thủ hoạt động có hiệu quả, GPBank Thăng Long cần thực hiện một số biện pháp sau:

- Cán bộ làm công tác kiểm tra giám sát tuân thủ trước hết phải có kiền thức về các hoạt động ngân hàng nói chung và về nghiệp vụ tín dụng nói riêng; kiến thức về pháp luật, tin học và trình độ chuyên môn về kiểm toán, các kỹ thuật kiểm toán, các phương pháp kiểm toán. Do đó, phải thường xuyên đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho các cán bộ phòng kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

- Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra theo hướng từ kiểm tra riêng lẻ sang kiểm tra hệ thống và kiểm tra tuân thủ. Áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và từng mục đích kiểm tra.

- Cần nhận thức đúng về vai trò quan trọng và những lợi ích của hệ thống này trong công tác quản trị rủi ro.

- Ngoài việc thiết lập các qui chế kiểm soát ngang - dọc hay kiểm tra chéo giữa các hệ thống phòng ban, cần lập thêm phòng kiểm tra, kiểm toán nội bộ và một ban kiểm soát với nhiệm vụ phát hiện những sai sót của ban điều hành, kiểm tra các hợp đồng có đúng thủ tục, đủ điều kiện chưa, kiểm tra kho quỹ để biết tiền có bị chiếm dụng không... nhằm ngăn ngừa đến mức thấp nhất những rủi ro.

- Cải cách hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ phải tiến hành một cách đồng bộ với: cải cách công tác quản lý rủi ro, cải cách áp dụng các chuẩn mực trong công tác kế toán, tài chính,.

Tóm lại, công tác kiểm tra, kiểm soát, kiểm toán nội bộ có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động của ngân hàng. Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ và bộ phận kiểm toán nội bộ là cấu trúc nòng cốt của quản trị điều hành doanh nghiệp; là cơ sở nền tảng, điều kiện tiên quyết của quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Do đó, GPBank Thăng Long cần thực hiện tốt công tác này sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng nói chung và DNNVV nói riêng.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMTNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 94 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w