Đối với GPBank

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMTNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 98)

Với tư cách là đơn vị chủ quản của toàn bộ hệ thống GPBank và có các phòng ban chuyên trách đảm nhiệm công tác hoạch định chính sách tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng, GPBank cần tiếp tục xây dựng và hoàn thiện một hệ thống quản lý rủi ro theo thông lệ quốc tế:

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống chấm điểm và xếp hạng tín dụng đối với khách hàng là DNVV. Hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp chưa thực hiện xếp hạng được các doanh nghiệp tiềm năng có quy mô siêu nhỏ, nhiều tiêu chí lựa chọn chấm điểm không rõ ràng. Hiện nay, việc tính điểm tài sản đảm bảo mới chỉ áp dụng cho khách hàng thể nhân trong khi các doanh nghiệp nhỏ và vừa 100% có tài sản đảm bảo nhưng chưa được tính. Do vậy, hội sở chính ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam cần nghiêm cứu xem xét chấm điểm đối với TSĐB đối với các doanh nghiệp này.

-Nâng cao vai trò của phòng thông tin tín tín dụng của GPBank, tăng cường lượng thông tin cập nhật để phục vụ cho hoạt động tín dụng nói chung, hoạt động của ngân hàng nói riêng: Xây dựng bộ phận phân tích, đánh giá, cập nhật thông tin tín dụng nhiều chiều tại chi nhánh cấp I hoặc theo từng khu vực để trực tiếp nhận và xử lý thông tin khách hàng, thông tin giao dịch tín dụng và đưa ra cảnh báo sớm về các rủi ro tín dụng thông qua việc phân tích và xử lý thông tin qua các kênh thông tin khác nhau;Chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, đồng thời trực tiếp cung cấp các thông tin pháp lý, tài chính, phi tài chính, thông tin về các khoản nợ, thu nhập nhằm đảm bảo các giao dịch được thực hiện an toàn, hiệu quả.

- Để nâng cao chất lượng tín dụng cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, ngân hàng GPBank cần hướng dẫn cụ thể chiến lược và chính sách khách hàng làm định hướng cho các chi nhánh xây dựng cơ chế tài chính trong tiếp thị và ưu đãi khách hàng vừa mang tính hệ thống, vừa mang tính cạnh tranh cao, tạo nguồn chủ động cho các đơn vị thành viên trong việc vận dụng hiệu quả cơ chế đó.

- Đối với công tác PR, nhận dạng thương hiệu: GPBank đang bước đầu thực hiện chiến dịch truyền thông rộng khắp nhằm quảng bá hình ảnh và các sản phẩm, dịch vụ của GPBank. Tuy nhiện các chiến dịch này chưa tương xứng với tầm vóc của thương hiệu GPBank. Các chi nhánh phải chủ động quảng cáo sản phẩm nên sẽ không tránh khỏi sự không đồng nhất hoặc trùng lắp về nội dung và hình thức, đặc biệt là trên địa bàn có nhiều chi nhánh như Hà Nội.

-GPBank cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về các lĩnh vực chuyên môn cung cấp nền tảng kiến thức toàn diện cho cán bộ tín dụng trong toàn hệ thống.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMTNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w