Quy trình tín dụng của Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu được áp dụng tại chi nhánh Thăng Long thể hiện nội dung công việc, trình tự thực hiện cấp, quản lý giới hạn giao dịch với khách hàng. Các bước trong quy trình được thực hiện theo đúng nguyên tắc và chuẩn mực để loại trừ dần khách hàng không đủ điều kiện, nằm trong danh sách hạn chế hoặc trong tiêu chí từ chối cho vay, nhằm nâng cao chất lượng thẩm định, cấp tín dụng và xác định trách nhiệm, nhiệm vụ của các DNNVV, đơn vị liên quan trong việc cấp, quản lý giới hạn giao dịch với khách hàng.
Quy trình cụ thể như sau:
Bước 1: Tìm kiếm, tiếp cận khách hàng
Tiếp nhận nhu cầu vay vốn: cán bộ tín dụng/ cán bộ quan hệ khách hàng (CBTD/CB QHKH) liên hệ với khách hàng để tiếp thị và hướng dẫn về sản phẩm phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Sau khi xác định được sản phẩm phù hợp, cán bộ sẽ thống nhất với khách hàng về điều kiện cho vay và các loại phí theo quy định của GPBANK trong từng thời kỳ.
Hướng dẫn và thu thập hồ sơ: CBTD/CB QHKH hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp giới hạn tín dụng (GHTD), hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, hồ sơ Tài sản bảo đảm (TSBĐ) theo quy định của GPBANK.
Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ đề nghị cấp GHTD, hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, hồ sơ TSBĐ
CBTD/CB QHKH thu thập và kiểm tra bộ hồ sơ khách hàng cung cấp, đối chiếu hồ sơ với danh mục hồ sơ đề nghị cấp GHTD, hồ sơ đề nghị cấp tín dụng, hồ sơ TSBĐ theo quy định của GPBANK. Rà soát hồ sơ do khách hàng và các phòng ban liên quan cung cấp để đảm bảo tính pháp lý theo quy định pháp luật, tính đầy đủ của danh mục hồ sơ được quy định cho từng loại sản phẩm, tính hợp lệ của hồ sơ (đầy đủ, nguyên vẹn, không bị tẩy xoá, cắt dán...).
Thẩm định khách hàng: Trên cơ sở tài liệu, thông tin cung cấp bởi khách hàng và các đơn vị/phòng ban liên quan (nếu có); kiểm tra thực tế, thu thập các nguồn tin khác (nếu có), thực hiện thâm định hồ sơ. Các nội dung thẩm định tối thiểu bao gồm:
Thẩm định khách hàng;
Thẩm định tình hình tài chính của khách hàng;
Thẩm định nhu cầu cấp GHTD, hồ sơ đề nghị cấp tín dụng của KH; Thẩm định phương án/dự án đề nghị cấp tín dụng
Thẩm định biện pháp bảo đảm (BPBĐ)
Xác định hạng: Quy trình chấm điểm và xép hạng tín dụng của GPBANK nhằm sàng lọc những khách hàng không đủ điều kiện và đánh giá sơ bộ về mức độ rủi ro của khách hàng.
Xác định cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng: Căn cứ quy định thẩm quyền tín dụng và thẩm quyền giao dịch do GPBank quy định để xác định cấp có thẩm quyền đưa ra quyết định tín dụng đối với khách hàng (trưởng phó phòng, giám đốc chi nhánh hoặc trình lên trụ sở chính).
Sau khi có bộ hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, khách hàng được chấm điểm có đủ điều kiện cho vay, CBTD/ CBTĐ tiến hành lập tờ trình thẩm định và đề xuất hạng, GHTD/ Tờ trình thẩm định và quyết định/đề xuất cấp tín dụng trình lãnh đạo phòng kiểm soát hồ sơ. Trường hợp thuộc thẩm quyền, lãnh đạo phòng đưa ra quyết định cấp tín dụng/GHTD/nhận TSBĐ; CBTD/CBTĐ tiếp tục thực hiện các bước cấp tín dụng tiếp theo. Trường hợp vượt thẩm quyền, lãnh đạo phòng ký kiểm soát tờ trình và trình lên cấp cao hơn (giám đốc/phó giám đốc chi nhánh).
Bước 4: Tái thẩm định (Trường hợp vượt thẩm quyền chi nhánh)
Trường hợp vượt thẩm quyền chi nhánh, giám đốc/phó giám đốc ký kiểm soát tờ trình; CBTD/CBTĐ tiếp tục trình hồ sơ lên cấp cao hơn thuộc trụ sở chính (TSC). Phòng phê duyệt tín dụng thuộc trụ sở chính thực hiện tái thẩm định lại hồ sơ do chi nhánh gửi lên, yêu cầu bổ sung, làm rõ nội dung cần thiết (nếu có), đưa ra ý kiến, đề xuất cấp GHTD/ cấp tún dụng; xác định thẩm quyền quyết định tín dụng
đối với hồ sơ trình. Cán bộ thực hiện công việc tái thẩm định lập và ký “tờ trình tái thẩm định và quyết định/đề xuất quyết định hạng tín dụng, GHTD/cấp tín dụng” và trình lên người kiểm soát tại TSC.
Người kiểm soát tái thẩm định tại TSC kiểm soát tờ trình và trình lên Hội đồng quản trị (HĐQT)/ Hội đồng tín dụng hoặc cấp có thẩm quyền quyết định tín dụng theo quy định của GPBANK.
Bước 5: Quyết định cấp GHTD/cấp tín dụng
Cấp có thẩm quyền đưa ra quyết định cấp GHTD/cấp tín dụng/nhận TSBĐ, ghi ý kiến đồng ý/không đồng ý và điều kiện kèm theo vào tờ trình thẩm định/tái thẩm định.
Bước 6: Thông báo quyết định cấp GHTD/cấp tín dụng/nhận TSBĐ
CBTD/ CB QHKH liên hệ với khách hàng để thông báo về nội dung quyết định cấp GHTD/cấp tín dụng/nhận TSBĐ và thông báo với các phòng ban khác (nếu cần)
Bước 7: Soạn thảo, ký kết Hợp đồng bảo đảm, hợp đồng tín dụng
CBTD/CB HTTD thực hiện soạn thảo bộ hồ sơ cấp GHTD, cấp tín dụng hoặc nhận TSBĐ theo quy định của GPBANK. Với các hợp đồng không theo mẫu quy định của GPBANK, cán bộ chuyển hồ sơ cho các phòng ban theo quy định để tiến hành soạn thảo hợp đồng. Hợp đồng được lãnh đạo phòng giao dịch hoặc các cấp liên quan kiểm soát và ký nháy trên từng trang. Các hợp đồng sẽ gắn thông tin cán bộ soạn thảo, cán bộ kiểm soát, ngày giờ soạn thảo hợp đồng. Trên hệ thống phần mềm khi hạch toán.
CBTD/CB QHKH chuyển bộ hồ sơ cấp GHTD/ cấp tín dụng hoặc nhận TSBĐ cho cấp có thẩm quyền ký kết và chuyển cho khách hàng ký hợp đồng
Bước 8: Hoàn thiện thủ tục nhận bảo đảm cấp tín dụng (nếu có)
Sau khi chuyển bộ hồ sơ cầm cố/thế chấp TSBĐ cho khách hàng và cấp có thẩm quyền thực hiện ký kết hợp đồng, CBTD/CB QHKH tiến hành công chứng hợp đồng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo quy định của pháp luật (đối với tài sản là bất động sản, động sản...) hoặc thực hiện nhận bảo đảm theo quy định riêng của
GPBANK với tài sản có tính thanh khoản cao (sổ, thẻ tiết kiệm...) hoặc giấy tờ có giá v...v
Bước 9: Giải ngân hợp đồng cho vay, hợp đồng cấp tín dụng đã ký kết
Cán bộ tác nghiệp căn cứ hồ sơ giấy, thực hiện tạo hồ sơ giới hạn tín dụng, khoản tín dụng và tài sản bảo đảm trên hệ thống phần mềm T24, nhập kho tài sản bảo đảm (nếu có).
CBTD/ CB QHKH tiếp nhận yêu cầu giải ngân, thu thập chứng từ giải ngân, lập 03 giấy nhận nợ và các chứng từ thanh toán liên quan (ủy nhiệm chi, phiếu lĩnh tiền mặt) theo mẫu và quy định hiện hành, chuyển cho khách hàng ký.
Trưởng/phó phòng giao dịch kiểm soát nội dung trên bộ hồ sơ giải ngân. CBTD/CBQHKH chuyển hồ sơ giải ngân cho cấp có thẩm quyền (trưởng phó phòng giao dịch, giám đốc/phó giám đốc chi nhánh) xem xét và phê duyệt khoản giải ngân, ký tên vào 03 giấy nhận nợ và các chứng từ/hồ sơ khác theo quy định của GPBank (nếu có).
Sau khi khoản giải ngân được phê duyệt chuyển hồ sơ giải ngân bao gồm 01 giấy nhận nợ và bộ chứng từ giải ngân cùng các hồ sơ khác cho bộ phận hỗ trợ tín dụng. Chuyên viên hỗ trợ tín dụng sẽ thực hiện kiểm soát bộ hồ sơ giải ngân và khởi tạo tài khoản giải ngân. Lãnh đạo phòng giao dịch hoặc lãnh đạo phòng hỗ trợ tín dụng phê duyệt việc tạo tài khoản.
CBTD/ CBTĐ chuyển giấy nhận nợ cùng ủy nhiệm chi hoặc phiếu lĩnh tiền mặt cho Giao dịch viên. Giao dịch viên thực hiện kiểm tra giấy tờ tuỳ thân của khách hàng nếu cần thiết, nội dung trong hồ sơ giải ngân và đặc biệt là chữ ký của khách hàng so với thông tin trên hệ thống. Sau đó, giao dịch viên cập nhật giao dịch giải ngân trên hệ thống và chuyển bộ hồ sơ cho Kiểm soát viên phê duyệt.
Bước 10: Kiểm tra, giám sát
Sau khi giải ngân xong, CBTD/ CBTĐcần thực hiện thêm các công việc quản lý sau vay bao gồm:
Theo dõi điều kiện tín dụng sau giải ngân hàng tháng. Kiểm tra định kỳ mục đích sử dụng vốn vay.
Kiểm tra tính tuần thủ điều kiện phê duyệt tín dụng. Kiểm tra hiện trạng tài sản bảo đảm 6 tháng/1 lần.
Theo dõi và nhắc nợ hàng tháng trước ngày đến hạn của khách hàng. Hỗ trợ khách hàng đóng tiền trả nợ.
Thực hiện điều chỉnh lãi suất khi quy định của ngân hàng thay đổi. Đánh giá lại tài sản bảo đảm.
Giải chấp tài sản bảo đảm.
Xử lý thu hồi nợ quá hạn (nếu có).
Phòng Hỗ trợ tín dụngthực hiện lưu trữ hồ sơ giấy và kiểm soát sau giải ngân theo quy định của GPBank.
Đánh giá quy trình cho vay:
Với chủ trương tăng cường công tác tín dụng theo hướng an toàn và chất lượng hơn. Quy trình cho vay được xây dựng dựa trên cơ sở tách riêng khâu thẩm định và quyết định cho vay thành khâu riêng để nâng cao chất lượng thẩm định. Đây cũng là điểm thay đổi rất lớn so với quy trình trước đây. So với mô hình cũ, mô hình mới này có ưu cũng như nhược điểm nhất định:
Ưu điểm:
Thứ nhất, Tách bộ phận thẩm định/ ra quyết định cho vay ra khỏi bộ phận quan hệ khách hàng (tiếp xúc với khách hàng) qua đó có thể tập trung nâng cao chất lượng thẩm định, việc thẩm định trở nên khách quan và chính xác hơn. Việc cán bộ tín dụng làm quá nhiều khâu như mô hình cũ dễ dẫn đến việc thẩm định không được thực hiện kỹ lưỡng, ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay,
Thứ hai, Quá trình cấp tín dụng/cho vay được hai bộ phận quan hệ khách hàng và quản lý rủi ro phối hợp thực hiện, hai bộ phận này tách biệt nhau vì vậy sẽ giám sát, kiểm tra chéo nhau trong quá trình cho vay, hạn chế tối đa việc thực hiện không đúng quy trình (ăn bớt các bước trong quy trình, đặc biệt là trong khâu thẩm định - tình trạng phổ biến khi thực hiện theo mô hình cũ), quy trình cho vay và các quy định về cấp tín dụng được tuân thủ một cách nghiêm ngặt hơn
Thứ ba, Cán bộ tín dụng (giờ là cán bộ quan hệ khách hàng) được giảm bớt công việc (thẩm định), sẽ tập trung hơn trong việc tiếp thị và phục vụ khách hàng - vấn đề sống còn trong lĩnh vực kinh doanh ngân hàng hiện nay.
Nhược điểm:
Các bước của quy trình mới nhiều hơn, việc cấp tín dụng/cho vay phải thông qua hai bộ phận thay vì một như trước đồng nghĩa với thời gian giải quyết món vay sẽ tăng lên, điều này sẽ nhìn chung không ít thì nhiều gây phiền hà cho khách hàng.