Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMTNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 100)

NHNN Việt Nam là cơ quan quản lý của các NHTM, là cơ quan ban hành các văn bản, nội quy, quy chế hướng dẫn hoạt động của các NHTM. Do đó, để các doanh nghiệp nhỏ và vừa giải quyết được nhu cầu tín dụng cũng như các ngân hàng thương mại đạt được chất lượng tín dụng tốt nhất, tác giả có các kiến nghị sau:

-NHNN cần củng cố và đổi mới phát triển hệ thống thông tin tín dụng rộng khắp; Kiện toàn tổ chức hoạt động thông tin tín dụng, xây dựng đội ngũ chuyên gia

xử lý, phân tích kinh tế chuyên sâu có trình độ, trách nhiệm, đảm bảo chất lượng thông tin được xử lý, cung cấp kịp thời, chính xác, có chiều sâu để thông tin thực sự mang tính dự báo, cảnh báo, ngăn ngừa rủi ro và kích thích thị trường phát triển.

Để hỗ trợ cho các NHTM trong việc thu thập, tìm kiếm thông tin, NHNN cần hoàn thiện hệ thống thông tin của mình, mà cụ thể và trước tiên là nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin tín dụng (CIC) từ khâu cập nhật dữ liệu, cung cấp số liệu, cập nhật thông tin của doanh nghiệp đảm bảo kịp thời, chính xác tin cậy; giúp ngân hàng thẩm định tốt hơn khách hàng. Kết hợp với các TCTD, đảm bảo thông tin hai chiều giữa trung tâm và các TCTD

-Các quy định liên quan đến tài sản thế chấp:

Một trong những khó khăn mà cả DNNVV và ngân hàng gặp phải khi thực hiện một khoản vay là vấn đề về tài sản thế chấp và xử lý tài sản thế chấp.

Để tháo gỡ khó khăn cho các DN, NHNN nên mở rộng phạm vi danh mục tài sản mà DN có thể dùng thế chấp, cầm cố... giúp cho các DNNVV dùng tài sản của mình làm bảo đảm, tiếp cận được với nguồn vốn vay ngân hàng nhiều hơn. Ngoài ra vấn đề định giá tài sản thế chấp cũng cần được quan tâm, chỉ đạo giải quyết sao cho giá trị tài sản được xác định một cách phù hợp, sát với thực tế thị trường. Tránh tình trạng định giá quá thấp hoặc quá cao gây ảnh hưởng đến các doanh nghiệp.

Đối với ngân hàng, khi khách hàng không trả được vốn vay thì việc xử lý tài sản đảm bảo tiền vay của NH đang gặp nhiều khó khăn do NHNN chưa có quy định cụ thể. NHNN nên thành lập ra một trung tâm, tổ chức phát mại tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh, có chuyên môn trong lĩnh vực định giá, đấu giá, đảm bảo cho các tài sản đó sẽ là nguồn thu nợ thứ hai chứ không phải là gánh nặng cho ngân hàng như hiện nay, giúp ngân hàng thu lại một phần vốn, đảm bảo hoạt động kinh doanh.

-Xây dựng hành lang pháp lý cụ thể về bảo mật và cung cấp, khai thác, xử lý thông tin. Tiến hành thành lập hội đồng kiểm duyệt, kiểm tra, đánh giá, xác nhận thông tin đảm bảo tính hợp pháp, hợp lý, xác thực của thông tin.

-Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo hướng nâng cao chất lượng phân tích tài chính và hệ thống cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn trong các hoạt

động của TCTD. Phát triển và thống nhất cách thức giám sát ngân hàng trên cơ sở lý luận và thực tiễn. Xây dựng cách tiếp cận hoạt động đánh giá chất lượng quản lý rủi ro trong nội bộ các TCTD.

-Giao quyền tự chủ cho NHTM trong việc xây dựng qui định biện pháp bảo đảm an toàn trong cho vay. Nguyên tắc cao nhất để NHTM quyết định cho vay là dựa trên năng lực tài chính, uy tín khách hàng, thông tin về khách hàng.

-Với môi trường ngày càng cạnh tranh gay gắt thì nguy cơ dẫn đến rủi ro càng lớn, chỉ một ngân hàng thì không thể khắc phục được. Vì vậy, cần phải có hình thức trao đổi kinh nghiệm hợp tác giữa các ngân hàng trong công tác quản lý rủi ro tín dụng. Để làm được điều này cần có công tác chỉ đạo trực tiếp của NHNN tới toàn hệ thống ngân hàng dưới hình thức tổ chức các buổi hội thảo và các khóa đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức.

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMTNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 98 - 100)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w