Đối với cơ quan nhà nước

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMTNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 103)

-Với tư cách là người tạo lập môi trường kinh tế vĩ mô, nhà nước cần xây dựng hệ thống chính sách đồng bộ, nhất quán có định hướng lâu dài nhằm tạo môi trường kinh tế ổn định. Tạo lập và hoàn thiện hành lang pháp lý, đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng đặc biệt là các qui định liên quan đến việc xử lý tài sản đảm bảo; qui định nâng cao trách nhiệm của các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng trong việc phối hợp, giúp đỡ các NHTM thu hồi, xử lý các khoản cho vay có vấn đề.

Luật DN đã có hiệu lực thực thi từ ngày 1/1/2000, Chính phủ khẩn trương yêu cầu các bộ, ngành có liên quan xây dựng các bản dự thảo, nghị định triển khai luật này, tạo điều kiện cho các DNNVV phát triển ổn định, vững chắc, đúng pháp luật. Đặc biệt cần cải cách hành chính, bãi bỏ các quy định cấp phép rườm rà, trái pháp luật.

-Tiếp tục hoàn thiện công tác hạch toán, kế toán trong các DNNVV. Thực hiện việc kiểm tra, kiểm toán bắt buộc với 100% DN tạo môi trường thông tin chính xác cho các nhà đầu tư nhằm nâng cao chất lượng công tác thẩm định trong giai

đoạn đầu tư cho vay của các tổ chức tín dụng. Cần kiểm tra nghiêm túc, không chồng chéo và phải có hiệu quả.

- Bộ Tài Chính cùng với NHNN hoàn thiện và khẩn trương ban hành hệ thống kế toán áp dụng cho các TCTD theo chuẩn mực quốc tế.

- Có chính sách đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để thanh toán nhập khẩu cho các DNNVV. Mặt khác, Nhà nước cũng nên quan tâm khẩn trương nghiên cứu và sớm ban hành các quy định riêng cho DNNVV (luật và nghị định) như: Xác định đối tượng các DN cần hỗ trợ, tiêu chí phân loại, xác định ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi, đơn giản hoá các thủ tục hành chính... Khi khung pháp lý có DNNVV ra đời khẳng định rõ ràng hơn về chủ trương khuyến khích phát triển các DNNVV ở nước ta.

Khu vực DNNVV tiềm lực tài chính nhỏ, kỹ thuật công nghệ chưa cao, các điều kiện vay vốn của Ngân hàng cũng gặp nhiều khó khăn trở ngại. Nhằm hỗ trợ cho khu vực kinh tế này phát triển, chính phủ trợ giúp thông qua các biện pháp về tài chính tín dụng, áp dụng trong một thời gian nhất định đối với các DNNVV; đầu tư vào một số ngành nghề, bao gồm các ngành nghề truyền thống ...

Tóm tắt chương 3 :

Trên cơ sở lý luận chung về DNNVV, về tín dụng và chất lượng tín dụng, thực trạng chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại GPBank Thăng Long tại các chương trước, luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản để nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV tại GPBank Thăng Long, đồng thời cũng đưa ra một số kiến nghị với cơ quan nhà nước, ngân hàng nhà nước, và GPBank.

Những giải pháp, kiến nghị trên góp phần giúp cho GPBank Thăng Long từng bước cải thiện tình hình nợ xấu để nâng cao chất lượng tín dụng đối với các DNNVV, điều đó sẽ trở thành công cụ đắc lực trong việc thực hiện nhiệm vụ và hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh mà hội sở chính giao cho GPBank Thăng Long.

KẾT LUẬN

Nâng cao chất lượng tín dụng đối với DNNVV là vấn đề quan tâm của hầu hết các ngân hàng. Vì chất lượng của các khoản tín dụng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cũng như của ngân hàng, mặt khác tín dụng còn có tác động trực tiếp tronh việc kích thích nền kinh tế phát triển, góp phần đẩy nhanh tiến trình xây dựng đất nước bằng cách tạo điều kiện cho các DNNVV hoạt động ngày càng hiệu quả.

Trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu về lý luận và thực tiễn tại Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu Thành - Chi nhánh Thăng Long: luận văn đã làm sáng rõ những vấn đề cơ bản về nâng cao chất lượng tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa và tính cấp thiết của nội dung, Luận văn đã hệ thống hoá lý luận một số vấn đề cơ bản về hiệu quả cho vay đối với các DNNVV của các NHTM; phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả cho vay đối với các DNNVV tại GPBank Thăng Long; phát hiện những tồn tại và nguyên nhân dẫn đến những tồn tại đó để đưa ra các giải pháp nhằm hỗ trợ, nâng cao hiệu quả cho vay đối với DNNVV tại Chi nhánh trong thời gian tới. Ngoài ra, Luận văn còn khẳng định thực hiện được mục tiêu này, ngoài sự nỗ lực của bản thân GPBank Thăng Long còn phải có sự hỗ trợ, phối kết hợp của GPBank và các cơ quan chức năng của Nhà nước.

Tuy nhiên do thời gian, kinh nghiệm thực tế hạn chế , điều kiện và trình độ nghiên cứu còn có hạn nên luận văn thạc sĩ không tránh khỏi những sai sót, rất mong các thầy cô cho em nhận xét, đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn chỉnh hơn.

Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Bất đã hướng dẫn em một cách tận tình, giúp em có thể hoàn thành luận văn này.

Đồng thời em gửi lời cảm ơn đến ban giám đốc và các anh chị công tác tại GPBank Thăng Long đã giúp đỡ và chỉ báo em hoàn thành luận văn của mình.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Phan Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2002), Ngân hàng thương

mại quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, Hà Nội.

2. NGND.PGS.TS. Tô Ngọc Hưng (2009), Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê.

3. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình Ngân hàng thương mại. NXBThống kê

4. Peter Rose (2003), Quản trị Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội 5. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2011), Sách trắng doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt

Nam, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội.

6. Chính phủ (2006), Nghị định số 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006 về giao

dịch bảo đảm.

7. Chính phủ (2009), Nghị định số 56/2009/NĐ-CP ngày 30/06/2009 của Chính

phủ: Về trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2014), Thông tư số 02/2014/TT-NHNN của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

9. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (2015), Thông tư số 09/2015/TT-NHNN của

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2014/TT-NHNN ngày 21/01/2014 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

10. Ngân hàng TM TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu Thành phố Hà Nội, Báo cáo

tổng kết các năm (2015-2017), Sổ tay tín dụng.

11. Quốc hội (2010), Luật số 47/2010/QH12 ngày 29/06/2010 của Quốc hội:

Luật Các tổ chức tín dụng.

12. Quốc hội (2015), Luật số 68/2015/QH13 ngày 26/11/2015 của Quốc hội:

Luật Doanh nghiệp.

13. Vũ Thị Thúy Vân (2008), Mở rộng cho vay đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa

tại VP bank- chi nhánh Hà Nội, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà

Nội.

Tạ Thị Thu Lệ (2015), Nâng cao tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại

ngân hàng thương mại cổ phần quốc dân chi nhánh Hà Nội , Luận văn thạc sĩ kinh

tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội.

14. Vũ Thị Trà My (2016), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với

doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Giao Thủy, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện ngân hàng, Hà Nội.

15. Nguyễn Thu Thủy (2014), Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng đối với

các doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn - chi nhánh Ba Đình, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Học viện Ngân hàng, Hà Nội.

16. Trang web của GPBank : https://gpbank.com.vn

Một phần của tài liệu Chất lượng tín dụng khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa tại ngân hàng TMTNHH MTV dầu khí toàn cầu chi nhánh thăng long,luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 100 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(103 trang)
w