Nhóm nhân tố đến từ phía bên ngoài

Một phần của tài liệu 0149 giải pháp mở rộng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh hòa bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 87)

1.3.2.1. Cơ sở pháp lý

Luật pháp là nền tảng cho hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động TDBL nói riêng được thực hiện một cách an toàn và bền vững. Hiện nay, hoạt động ngân hàng đang phát triển dựa trên công nghệ ngân hàng ngày càng hiện đại, các nghiệp vụ phát sinh thay đổi liên tục để đáp ứng nhu cầu ngày một đa dạng của khách hàng về sản phẩm. Nếu những quy định của pháp luật không rõ ràng, không đồng bộ và ổn định và có nhiều "kẽ hở" thì sẽ dễ xảy ra rủi ro đến với ngân hàng hoặc cho khách hàng, ví dụ đã xảy ra như việc ăn cắp thông tin trên thẻ thanh toán, tín dụng tại nhiều ngân hàng trên thế giới. Vì vậy, một hệ thống pháp luật đồng bộ, ổn định gắn với thực tiễn hoạt động sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững chắc, góp phần vào việc mở rộng hoạt động TDBL của các ngân hàng thương mại, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng và vẫn đảm bảo tính an toàn cho cả ngân hàng và khách hàng.

1.3.2.2. Sự phát triển của kinh tế xã hội trên địa bàn

Hoạt động TDBL gắn chặt với sự phát triển kinh tế trên địa bàn ngân hàng hoạt động. Khi nền kinh tế vào chu kỳ tăng trưởng mở rộng, Tỷ lệ tăng trưởng cao và ổn đinh, mức sống của dân cư ngày một nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng sẽ gia tăng vì họ tin tưởng nguồn thu nhập dự kiến đủ khả năng trả nợ ngân hàng. Ngoài ra, các hoạt động sản xuất kinh doanh cũng được đẩy mạnh để góp phần tăng thu nhập, nâng mức sống của bản thân họ. Do đó, cả hai khoản mục quan trong trong hoạt động TDBL là cho vay tiêu dùng và sản xuất kinh doanh trong thời kỳ này cũng sẽ có xu hướng gia tăng. Ngược lại, tăng trưởng kinh tế ở mức thấp, nhu cầu chi tiêu sẽ giảm vì dân cư sẽ có xu

hướng tiết kiệm hơn là tiêu dùng, bởi vậy cho vay trong thời kỳ này sẽ giảm xuống.

1.3.2.3. Chính sách của chính phủ

Ngân hàng là một tổ chức kinh doanh đặc biệt quan trọng, là huyết mạch của nền kinh tế quốc gia. Do đó, ngân hàng luôn là đối tượng bị quản lý đặc biệt của bất kỳ chính phủ nào. Bất kỳ một sự điều chỉnh nào của Nhà nước và NHTW về tài chính, tiền tệ, tín dụng, lãi suất đều ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng của Ngân hàng. Chẳng hạn, muốn giảm lạm phát ngân hàng phải thi hành chính sách tiền tệ thắt chặt, lãi suất huy động phải tăng kéo theo lãi suất cho vay tăng. Chi phí đi vay tăng lên sẽ ảnh hưởng đến khả năng vay vốn, trả nợ của khách hàng và làm thu hẹp hoạt động tín dụng. Bên cạnh đó, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa thì sự vận động của ngành tài chính chịu ảnh hưởng càng lớn các chính sách kinh tế vĩ mô và chủ trương của nhà nước. Vì vậy, muốn mở rộng hoạt động TDBL cần có sự hỗ trợ từ chính phủ và các cơ quan nhà nước.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, tác giả trình bày những lý luận chung nhất về mở rộng tín dụng bán lẻ. Tác giả đã đưa ra một số khái niệm về tín dụng bán lẻ trong đó có khái niệm tín dụng bán lẻ theo quan điểm BIDV, từ đó tác giả chỉ ra khái niệm mà được đa số các ngân hàng thương mại hiện nay đang sử dụng.

Sau khi chỉ ra được khái niệm tín dụng bán lẻ, tác giả trình bày đặc điểm, những chỉ tiêu đánh giá mở rộng tín dụng bán lẻ và các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phát triển tín dụng bán lẻ theo logic chung và những quan sát thực tiễn. Đồng thời, tác giả cũng trình bày một số sản phẩm tín dụng bán lẻ phổ biến tại các NHTM hiện nay.

vào phân tích thực trạng giải pháp mở rộng tín dụng bán lẻ tại BIDV chi nhánh tỉnh Hoà Binh và từ đó có những giải pháp để đẩy mạnh hoạt động tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh.

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG MỞ RỘNG TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

VIỆT NAM - CHI NHÁNH TỈNH HOÀ BÌNH

2.1. Sơ lược về quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển việt nam - Chi nhánh tỉnh Hoà Bình

2.1.1. Khát quát chung và lịch sử ra đời của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hoà Bình

- Tên đầy đủ: Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam - Chi

nhánh tỉnh Hoà Bình.

- Tên giao dịch: BIDV Hoà Bình.

- Địa chỉ: Đường Lê Thánh Tông, phường Hữu Nghị, thành phố Hoà

Bình, tỉnh Hoà Bình.

- Mã số thuế: 0100150619 - 015.

- Ngày cấp: 22/02/1995.

- Điện thoại: 02183854852.

- Fax: 02183854852.

BIDV Hòa Bình tiền thân là Ngân hàng Kiến thiết Sông Đà, được thành lập ngày 04/05/1976 với nhiệm vụ cấp phát vốn ngân sách phục vụ thi công công trình Thủy điện Hòa Bình - công trình trọng điểm số 1 của Nhà nước. Trong muôn vàn khó khăn thời đó, tập thể cán bộ công nhân viên BIDV Hòa Bình đã nỗ lực phấn đấu làm việc hết mình để cấp phát vốn kịp thời "Vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc". Được sự chấp thuận của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam theo quyết định số 69, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chính thức khai trương hoạt động Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hoà Bình từ ngày 2/22/1995. Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển chi nhánh Hoà Bình là Chi nhánh cấp 1, trực thuộc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, là đại diện pháp nhân của Ngân hàng Đầu tư và Phát

triển Việt Nam, có con dấu, có bảng tổng kết tài sản, hạch toán phụ thuộc trong hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Trải qua 40 năm xây dựng và phát triển, BIDV Hòa Bình luôn đổi mới toàn diện, không ngừng lớn mạnh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Từ 11 cán bộ ban đầu, đến nay BIDV Hòa Bình đã có 90 cán bộ với 85% cán bộ có trình độ đại học và sau đại học, có 05 phòng giao dịch và 11 ATM được trải rộng trên địa bàn thành phố và các huyện, mạng lưới ngân hàng điện tử đứng đầu trong các NHTM trên địa bàn. Bên cạnh đó, BIDV Hòa Bình thường xuyên thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng như: Chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững theo Nghị quyết 30A/2008/NQ-CP, chương trình quốc gia nông thôn mới, giáo dục, y tế, hỗ trợ xây dựng nhà đại đoàn kết, phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng và nhiều chương trình an sinh xã hội khác.

2.1.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Bộ máy tổ chức của BIDV Hoà Bình được tổ chức theo mô hình tổ chức của các ngân hàng hiện đại, gồm 5 khối:

Khối tác nghiệp gồm 02 phòng: Phòng Quản trị tín dụng và Giao dịch khách hàng.

Khối quản lý rủi ro gồm 01 phòng: Phòng quản lý rủi ro.

Khối quản lý khách hàng gồm 02 phòng: Phòng Quản lý Khách hàng cá nhân, Phòng Quản lý Khách hàng doanh nghiệp.

Khối trực thuộc gồm 05 phòng giao dịch: Phòng Giao dịch Cao Phong, phòng Giao dịch Trần Hưng Đạo, phòng Giao dịch Phương Lâm, phòng Giao dịch Sông Đà, phòng Giao dịch Lương Sơn.

Khối quản lý nội bộ gồm 01 phòng: Phòng quản lý nội bộ .

Cơ cấu tổ chức bộ máy Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Hoà Bình được thể hiện qua mô hình dưới đây:

Sơ đồ 2. 1: Cơ cấu tổ chức bộ máy BIDV- Chi nhánh tỉnh Hoà Bình

a. Ban giám đốc

Phụ trách chung, điều hành và quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng theo đúng pháp luật, nghị quyết và quyết định của cấp trên , chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh của đơn vị, đồng thời phụ trách kế hoạch , tổ chức phương án hoạt động kinh doanh, quản lý kho quỹ , thanh tra , giám sát toàn bộ hoạt động của đơn vị... và định kỳ báo cáo lên cấp trên và các cơ quan Nhà nước khác có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị.

b. Khối quan hệ khách hàng

Có chức năng thực hiện các nghiệp vụ chính của Ngân hàng như huy động vốn, cho vay cung ứng vốn cho khách hàng, tìm kiếm khách hàng tín dụng, phân loại khách hàng và đề xuất các chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng , phân tích kinh tế theo ngành, nghề kinh tế kỹ thuật, danh mục khách hàng lựa chọn biện pháp cho vay an toàn và đạt hiệu quả cao, thẩm định và đề xuất cho vay các dự án theo phân cấp ủy quyền. Kiểm tra việc thực hiện các hoạt động kinh doanh của các phòng giao dịch.

Tín dụng bán lẻ là mảng do Phòng Quan hệ khách hàng cá nhân trực tiếp quản lý. Với chức năng là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng là các cá nhân để khai thác vốn, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng, quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành và hướng dẫn của BIDV.

c. Khối tác nghiệp

Thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, các nghiệp vụ và các công việc liên quan đến công tác quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ tại chi nhánh, cung cấp các nghiệp vụ ngân hàng có liên quan đến nghiệp vụ thanh toán, xử lý hạch toán các giao dịch. Quản lý và chịu trách nhiệm đối với hệ thống giao dịch trên máy, quản lý quỹ tiền mặt đến từng giao dịch viên theo đúng quy định của Nhà nước và BIDV.

d. Khối Quản lý rủi ro

Phân tích toàn diện các hồ sơ, đề xuất tín dụng/đề xuất đầu tư của khách hàng; rà soát, đánh giá rủi ro tín dụng/đầu tư một cách độc lập; Lập báo cáo thẩm định rủi ro và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Triển khai thực hiện các chính sách, quy định của BIDV về Hệ thống quản lý chất lượng (HTQLCL), quản lý rủi ro tác nghiệp và công tác phòng chống rửa tiền của Chi nhánh. Phân tích, đánh giá, đo lường, kiểm soát rủi ro, đề xuất các biện pháp xử lí và thực hiện báo cáo.

e. Khối nội bộ

Khối nội bộ chuyên trách thuộc bộ máy điều hành của Tổng giám đốc từ trụ sở chính đến các sở giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, công ty trực thuộc, đơn vị sự nghiệp có trách nhiệm giúp Tổng giám đốc điều hành thông suốt, an toàn và đúng pháp luật mọi hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển.

TT Tên chỉ tiêu Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Kế hoạc h Năm 2018 % Hoàn thành kế hoạch Tăng trưởng bình quân 2016- 2018 A Chỉ tiêu về quy mô

1 Dư nợ tín dụng cuôi kỳ 777.25 1,156.1 1,396.5 1,40 99.8% 79.7%

2 Dư nợ bán lẻ cuôi kỳ 460 408 446 400 111.5

%

-3.0%

3 Huy động vôn cuôi kỳ 4,159.9 5,190.9 5,921.6 5,900 103.7

%

42.3%

4 HĐV bán lẻ cuôi kỳ 2,395 2,792 3,011 3,460 87.0% 25.7%

B Chỉ tiêu về cơ cấu, chất lượng

6 Tỷ trọng DN TDH / TDN 49.4% 74.47% 73.91 % 7 Tỷ lệ nợ xâu 1.98% 2.63% 1.30% 8 Tỷ lệ nợ xâu gộp 2.50%

nền tảng quan trọng, là tiền đề vững bước cùng hệ thống phát triển trong giai

đoạn mới, trở thành địa chỉ tin cậy, uy tín của các đối tác, các khách hàng trên

địa bàn tỉnh Hoà Bình; Đảng bộ trong sạch, vững mạnh, lãnh đạo toàn diện hoạt động của đơn vị; đội ngũ cán bộ được tôi luyện qua thử thách, bản lĩnh, chuyên nghiệp, lao động nhiệt huyết, sáng tạo; tập thể đoàn kết, thống nhất, đồng lòng vì sự phát triển của BIDV Hoà Bình.

2.2. Kết quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hoà Bình

Xác định hiệu quả là mục tiêu và là cái đích phấn đấu trong hoạt động kinh doanh, trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt trong ngành ngân hàng, tập thể cán bộ nhân viên của Chi nhánh đã nỗ lực rất lớn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu hiệu quả, có sự tăng trưởng mạnh mẽ qua các năm. Kết quả kinh doanh của Chi nhánh được thể hiện qua các số liệu

Bảng 2. 1: Những kết quả đạt được của BIDVHoà Bình giai đoạn 2016-2018

I Tông TNR các mặt HĐ 74.73 95.75 124.81 67.0% 1 TN từ hoạt động HĐV 54.15 69.89 93.28 72.3% HĐV bình quân 3,262.2 4 4742.3 6 5286.6 4 62.1% NIM huy động 1.70% 1.6% 1.76% 3.8% 2 TN từ hoạt động tín dụng 11.42 16.78 22.59 97.8% Dư nợ tín dụng bình quân 514.19 1023.6 5 1202.4 8 133.9%

% 4 Thu nợ HTNB 0 0 0.02 5 Thu từ hoạt động KDNT và PS 0.49 0.9 0.858 1.02 84.1 % 75.1% 6 TNR từ hoạt động bán lẻ 48.4 52 59.55 62 96.0 % 23.0% 7 TNR từ hoạt động thẻ 53 ĩ?5 7.6 7.924 95.9 % 43.4% 8 DT khai thác phí BH 2 12 3 2.783 107.8 % 50.0% II Chi phí quản lý 47 47.15 54.41 15.8% II I

Chênh lệch thu chi 36.06 48.59 70.4 95.2%

I V

Trích DPRR 11.13 7 18.26 64.1%

V I

Lợi nhuận trước thuế 20.4 41.4 52.14 45 115.9 %

155.6%

1 LNTT bình quân/người 0.31 0.43 0.63 102.6%

7 Nguồn vốn huy động 4,159 5,190 5,921 124.88 114

Tiền gửi tổ chức kinh tế 1,76

4

2,398 2,910 136 121

Tiền gửi dân cư 2,39

5

2,792 3,011 128.43 161.34

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của BIDVHoà Bình giai đoạn 2016 - 2018)

Qua bảng 2.1, ta thấy:

Đến 31/12/2018, LNTT của CN đạt 52.14 tỷ, hoàn thành 116% kế hoạch năm 2017, tăng 10.8 tỷ so với năm 2016 và dẫn đầu trong 03 Chi nhánh bán lẻ trên địa bàn.Thu nhập ròng bán lẻ đạt 59.55 tỷ đồng, hoàn thành 96% kế hoạch được giao, tăng 7.55 tỷ so với năm 2017. Bên cạnh đó LNTT/người tăng gần gấp 2 lần so với năm 2017.

Cụ thể:

+ Huy động vốn cuối kỳ đạt 5,921.6 tỷ đồng, hoàn thành 103.7% kế hoạch được giao, tăng 730.7 tỷ đồng so với năm trước, trong đó HĐV cuối kỳ bán lẻ đạt 3,011 tỷ đồng, tăng 219 tỷ đồng so với năm 2017. So với thời gian đầu mới thành lập, Huy dộng vốn của Chi nhánh tăng gấp 6 lần.

+ Tín dụng cuối kỳ đạt 1,396.5 tỷ đồng, hoàn thành 99.8% kế hoạch 33

tăng trưởng HSC giao, tăng 240.4 tỷ đồng so với năm trước, trong đó tín dụng

cuối kỳ bán lẻ (không báo gồm CCGTCG) đạt 446 tỷ đồng, hoàn thành 111% kế hoạch năm 2018.

+ Thu dịch vụ ròng đạt 13.82 tỷ đồng, hoàn thành 106% kế hoạch được giao, tăng trưởng 59% so với năm 2015, trong đó thu ròng dịch vụ thẻ đạt 7.6 tỷ đồng, hoàn thành 96% kế hoạch được giao.

+ Doanh thu khai thác phí bảo hiểm đạt 3 tỷ, hoàn thành 108% kế hoạch HSC giao, tăng gấp 2.5 lần năm 2016.

- Tỷ lệ nợ xấu chi nhánh 1.3%, tỷ lệ nợ nhóm 2 là 0.46%, tuy nhiên tỷ

lệ nợ xấu gộp là 2.5%.

- Nền khách hàng có sự tăng trưởng nhanh chóng, ổn định. Trong năm

2018 Chi nhánh tiếp thị thêm 6,932 khách hàng cá nhân, 20 khách hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa mới, thu 3 tỷ đồng phí Bảo hiểm, có 5/11 chỉ tiêu bán lẻ hoàn thành trên 70% kế hoạch.

2.2.1. Công tác huy động vốn

Tổng quan về công tác huy động vốn của Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh tỉnh Hoà Bình thể hiện qua bảng sau:

TT 2016 2017 2018 2017/1 6 2018/1 7 ɪ Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ 777.25 1,156.10 1,396.5

Một phần của tài liệu 0149 giải pháp mở rộng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh hòa bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 34 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w