Kiến nghị vớiNgân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt

Một phần của tài liệu 0149 giải pháp mở rộng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh hòa bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 101)

Việt Nam

BIDV Hoà Bình là một Chi nhánh của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam nên phải chịu sự chỉ đạo và định hướng phát triển từ phía Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Do đó để đảm bảo việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ được thuận lợi BIDV Hoà Bình kiến nghị với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam một số nội dung như sau:

Hiện tại, lực lượng cán bộ hoạt động thuần túy cho bán lẻ khá mỏng về số lượng (còn phải kiêm nhiệm các mảng nghiệp vụ khác đặc biệt là tại các Phòng giao dịch). Việc bổ sung cán bộ bán lẻ cho chi nhánh là cần thiết. Vì vậy, đề nghị BIDV nhanh chóng xây dựng định biên lao động dành riêng cho hoạt động tín dụng bán lẻ tại các chi nhánh.

Đồng thời cần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và đội ngũ cán bộ bán lẻ nói riêng, khẩn trương bổ sung cán bộ đủ trình độ và phẩm chất thực hiện nghiệp vụ tín dụng bán lẻ và phát triển các sản phẩm/dịch vụ NHBL. Đặc biệt tại các Phòng giao dịch của các Chi nhánh cần bố trí cán bộ QLKH cá nhân phù hợp (có năng lực, chuyên môn, yêu ngành, yêu nghề...) để đưa Phòng giao dịch trở thành đơn vị phát triển chính hoạt động ngân hàng bán lẻ. Tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản lý điều hành, quản trị như về phương pháp lãnh đạo, làm việc nhóm, phân công công việc,

v.v... Xây dựng chính sách khuyến khích cán bộ nhân viên tự học tập, nâng cao kiến thức và rèn luyện bản thân cùng với chính sách đãi ngộ nhân tài, động viên nhân viên có năng lực, nhiều tâm huyết với ngân hàng. Thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo theo từng vị trí công việc, có các khóa đào tạo từng nghiệp vụ, sản phẩm, các lớp đào tạo kỹ năng bán hàng. cho cán bộ của toàn hệ thống, nhằm nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam cần hoàn thiện và ban hành cụ thể quy định về chính sách cấp tín dụng bán lẻ trong đó có quy định cụ thể về Chính sách tiếp thị khách hàng; Chính sách về cấp tín dụng; Chính sách về tài sản đảm bảo; Chính sách về lãi suất cho vay để duy trì và phát triển một cơ cấu khách hàng bền vững, gia tăng thị phần tín dụng bán lẻ, nâng cao vị thế của Ngân hàng trong hoạt động tín dụng bán lẻ, đồng thời tăng cường công tác kiểm soát rủi ro trong hoạt động tín dụng bán lẻ, thống nhất cách ứng xử, đảm bảo tính minh bạch, công khai trong việc cấp tín dụng đối với khách hàng. Xây dựng các quy định cơ sở để đánh giá cán bộ QLKHCN một cách chính xác và khách quan: xây dựng Bộ chỉ tiêu kinh doanh (KPIs) cho cán bộ QLKHCN trên toàn hệ thống. Trong đó, xây dựng nguyên tắc giao chỉ tiêu kinh doanh cho từng cán bộ trên cơ sở kế hoạch chỉ tiêu chung, quy định mức doanh số bán hàng tối thiểu đối với từng cán bộ tại từng giai đoạn: học việc, thử việc, chính thức. Từ đó, giám sát và đánh giá định kỳ việc thực hiện chỉ tiêu bán hàng của từng cán bộ trên toàn hệ thống và có đề xuất cơ chế chi trả thu nhập dựa trên kết quả kinh doanh thực tế. Xây dựng các quy định chung về chất lượng cung ứng sản phẩm dịch vụ bán lẻ: xây dựng Bộ tiêu chuẩn văn hóa bán hàng: Quy định các tiêu chuẩn văn hóa bán hàng phải đạt được trong quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ đến khách hàng và đề xuất các cơ chế quản lý, giám sát chất lượng. Quy định cụ thể các yêu cầu về đồng phục, tác phong, cách thức tiếp thị, phục vụ khách hàng ... nhằm xây dựng

hình ảnh chuyên nghiệp và uy tín cho đội ngũ cán bộ QLKHCN thống nhất trên toàn hệ thống BIDV.

Nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và phát triển khách hàng trên toàn hệ thống. Xây dựng quy định về nguyên tắc phân loại khách hàng để làm căn cứ khen thưởng, ưu đãi cho các khách hàng thân thiết của BIDV: xây dựng Quy định về chương trình ưu đãi dành cho Khách hàng thân thiết theo hướng công khai hóa các nguyên tắc chấm điểm và tiêu chuẩn xếp loại khách hàng thân thiết. Theo đó, các đơn vị kinh doanh có thể chủ động tính toán và đánh giá danh mục khách hàng đang quản lý để xác định trước những khách hàng có thể đạt được tiêu chí của chương trình hoặc ước lượng được mức tăng tối thiểu phải đạt được để có thể trở thành khách hàng thân thiết của BIDV. Bên cạnh đó, thực hiện sự giám sát và đánh giá thường xuyên các khách hàng danh dự hiện hữu và các khách hàng tiềm năng định kỳ hàng tháng hoặc hàng quý. Đối với các khách hàng có sự sụt giảm trong giao dịch hoặc các khách hàng có khả năng trở thành khách hàng thân thiết của BIDV trong năm tới, sẽ thực hiện phối hợp với đơn vị kinh doanh tìm hiểu và xây dựng kế hoạch kích thích khách hàng sử dụng nhiều hơn các sản phẩm dịch vụ của BIDV.

Tiến hành tổ chức họp định kỳ Khối ngân hàng bán lẻ với các đơn vị kinh doanh trên toàn hệ thống để trực tiếp đánh giá, tiếp nhận các vướng mắc, khó khăn trong quá trình triển khai kế hoạch kinh doanh và đề xuất phương án giải quyết kịp thời, nhanh chóng. Thường xuyên tổ chức họp riêng đối với các đơn vị có kết quả kinh doanh yếu kém, để tìm nguyên nhân và định hướng phát triển kinh doanh. Trong trường hợp cần thiết thực hiện đề xuất các chương trình, chính sách ưu đãi đặc biệt dành riêng cho KHCN của các đơn vị này.

Đổi mới và hoàn thiện quy trình cấp tín dụng bán lẻ, nhằm mục tiêu phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn cũng như đưa các sản phẩm tín dụng

bán lẻ phù hợp hơn với thực tế, với định hướng thị trường cũng như thị hiếu của khách hàng, BIDV cũng cần chú trọng công tác chỉnh sửa và bổ sung các trình tự và thủ tục cấp tín dụng bán lẻ đáp ứng nhu cầu cải cách hành chính, phù hợp với đặc thù của từng loại hình sản phẩm tín dụng bán lẻ cụ thể dựa trên những ý kiến tham gia phản hồi cũng như những vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện thực tế nhưng vẫn đảm bảo đúng pháp luật và tiến tới theo thông lệ quốc tế.

Đa dạng hóa danh mục sản phẩm - dịch vụ tín dụng bán lẻ là công tác hết sức quan trọng đối với một NHTM nhất là trong thời kỳ hội nhập của nền kinh tế, mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao. Ngày nay, không chỉ tại Việt Nam mà tất cả các Ngân hàng trên toàn cầu đều đẩy mạnh công tác nghiên cứu và triển khai các sản phẩm - dịch vụ mới đến với khách hàng, có thể những sản phẩm được các ngân hàng cung cấp thực sự không khác nhau nhiều về tính năng, nhưng về tên gọi hoặc cách thức triển khai đều đánh dấu thương hiệu của mỗi ngân hàng.

Để phát triển tốt các hoạt động ngân hàng bán lẻ nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng thì công nghệ thông tin là một trong những yếu tố rất quan trọng nhất là trong thời đại công nghệ hóa như hiện nay. Do đó các giải pháp về công nghệ thông tin cũng sẽ đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy hoạt động bán lẻ. Với định hướng của BIDV là ngân hàng bán lẻ, đa năng, hiện đại, nên mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng bán lẻ bên cạnh những sản phẩm dịch vụ truyền thống cần phải bắt kịp xu thế thời đại. Với thời đại CNTT phát triển nhanh chóng và mạnh mẽ như hiện nay, có 3 xu thế công nghệ lớn ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động ngân hàng bán lẻ trong thời gian tới: Thương mại điện tử, Mạng xã hội, Ứng dụng trên thiết bị di động.

BIDV cần tăng cường công tác quảng bá hình ảnh, giới thiệu sản phẩm dịch vụ của mình trên các phương tiện thông tin đại chúng có tính chất toàn

hệ thống. Xây dựng được hệ thống nhận diện thương hiệu, nâng cao thương hiệu của BIDV. Cần xây dựng và thống nhất toàn hệ thống về các nội dung như : logo và hệ quy chuẩn, ấn phẩm văn phòng, tài liệu truyền thống, bảng biểu, tài liệu bán hàng. Cần tăng cường công tác quảng bá hình ảnh, định vị thương hiệu, quảng bá các sản phẩm dịch vụ ngân hàng trên các phương tiện thông tin đại chúng, mang tính hệ thống toàn ngành.

Một phần của tài liệu 0149 giải pháp mở rộng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh hòa bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 97 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w