Duy trì vàthực hiện tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu 0149 giải pháp mở rộng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh hòa bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 97)

Phát triển tín dụng bán lẻ đó là phải có sự tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng tín dụng. Do đó song song với các giải pháp nhằm tăng trưởng dư nợ bán lẻ thì cũng cần phải có các giải pháp kiểm soát quản lý tốt chất lượng tín dụng bán lẻ.

Đối với công tác thẩm định khách hàng: việc thẩm định khách hàng phải luôn tuân thủ theo quy trình đã được đề ra, bám sát theo đúng quy trình định sẵn.

Trong thời hạn khoản vay, cần phải theo dõi việc sử dụng vốn vay của khách hàng, việc thực thi các phương án, kế hoạch trả nợ, rà soát bổ sung hồ sơ đảm bảo và đầy đủ. Mục đích nhằm giúp phát hiện kịp thời nhanh chóng những dấu hiệu cảnh báo sớm, những nguy cơ rủi ro tiềm ẩn để có biện pháp ngăn chặn, khắc phục, phòng ngừa.

Cần chú trọng việc giám sát và quản lý sau cho vay để nắm bắt kịp thời nhu cầu cũng như những khó khăn để tư vấn và cùng nhau giải quyết. Muốn thực hiện được, cán bộ cần phải định kỳ thăm hỏi khách hàng, giám sát tình hình tài chính, đánh giá lại tiềm lực, khả năng của khách hàng, đồng thời rà soát lại hồ sơ vay, cập nhật tình hình biến động của thị trường, ngành nghề kinh doanh, những thay đổi dù nhỏ của khách hàng.

- về công tác thu hồi và xử lý nợ:

Bên cạnh việc rà soát lại hồ sơ, cán bộ QLKH cũng phải thường xuyên theo dõi việc trả nợ của khách hàng. Tiến độ trả nợ một phần đánh giá nên tiềm lực của khách hàng, cũng như thái độ cộng tác, nguy cơ rủi ro trong tương lai.

Nếu việc trả nợ đang tốt, bỗng dưng chậm lại một vài kỳ, nhưng vẫn thanh toán đủ, cán bộ QLKH cần phải tìm hiểu nguyên nhân, để tìm biện pháp khắc phục, thậm chí có thể giúp ích được cho khách hàng bằng cách trao đổi với đối tác khách hàng khi cần thiết, tư vấn cho khách hàng những phương án mới giúp nhanh thu hồi được vốn...

Nếu việc trả nợ thường xuyên chậm và để quá hạn nhiều kỳ, ngoài việc theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân, đôn đốc khách hàng trả nợ, cán bộ QLKH cần phải tiến hành rà soát hồ sơ, thẩm định lại khả năng trả nợ và chuyển qua xử lý nợ.

- về công tác thẩm định rủi ro tín dụng:

Bên cạnh các giai đoạn trên, việc thẩm định rủi ro tín dụng nhằm giúp cho chi nhánh xác định được mức độ tổn thất khi vỡ nợ có thể xảy ra để ngăn ngừa hoặc dùng quỹ dự phòng trích lập, xử lý trước.

Việc thẩm định rủi ro tín dụng, xác định mức độ thiệt hại khi vỡ nợ xảy ra, hoặc là hậu quả của việc không trả được nợ để xác định mức độ tổn thất ước tính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến mức dự phòng rủi ro mà các

ngân hàng đặt ra. Hoạt động của ngân hàng là phân bổ nguồn vốn kinh tế dựa trên mức độ tổn thất ước tính nhưng cần chú ý tính toán các khoản vay sao cho có thể bù đắp được những tổn thất dự kiến và các tổn thất ngoài dự kiến, tức là cần phải tính đến cả các yếu tố như khả năng vỡ nợ, mức độ tổn thất thực tế khi vỡ nợ và tổn thất thông thường khi vỡ nợ

Một phần của tài liệu 0149 giải pháp mở rộng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh hòa bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 95 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w