Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu 0149 giải pháp mở rộng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh hòa bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 102 - 104)

Chính phủ cần ổn định kinh tế vĩ mô thông qua các chính sách lâu dài về phát triển ngành, vùng, và thông qua việc điều hành chính sách phát triển kinh tế trong từng giai đoạn của nền kinh tế góp phần tạo công ăn việc làm cho nhân viên, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Bên cạnh đó Chính phủ cần ổn định môi trường kinh tế - xã hội nhằm tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển, nâng cao thu nhập và mức sống dân cư, thúc đẩy nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng.

Chính phủ cần tạo ra sự thống nhất, đồng bộ của môi trường pháp lý để cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh. Cần bổ sung, thay đổi các nội dung mới liên quan đến hoạt động hoạt động tín dụng bán lẻ tại các Bộ luật như Luật Dân sự, Luật Đất đai, Luật Xây dựng.Với một môi trường kinh doanh được đảm bảo tốt, các cá nhân sẽ yên tâm đầu tư vốn vào sản xuất kinh doanh, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ của các ngân hàng thương mại.

Chính phủ cũng cần chỉ đạo Uỷ ban nhân dân các cấp và các cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Sở tài nguyên môi trường) rút ngắn thời gian cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất cho các hộ gia đình và các cá nhân, tạo thuận lợi cho họ trong việc dùng các tài sản này làm tài sản đảm bảo khi vay vốn tại ngân hàng. Nếu hoạt động này được triển khai tốt thì sẽ có nhiều khách hàng cá nhân vay được vốn từ ngân hàng hơn do họ đã có tài sản đảm bảo. Chính phủ cần chỉ đạo Cơ quan thi hành án nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ và nâng cao hiệu quả trong quá trình xử lý tài sản

đảm bảo theo luật định. Tạo ra môi trường kinh doanh ngân hàng có kỷ cương, bảo vệ lợi ích các bên tham gia vay vốn nhưng không làm mất vốn ngân hàng.

Chính phủ cần yêu cầu các cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp tư nhân mở rộng triển khai việc trả lương cho CBNV qua tài khoản ngân hàng. Điều này nhằm làm hạn chế bớt thói quen thanh toán bằng tiền mặt trong dân chúng, mặt khác tạo được thêm nguồn vốn không kì hạn cho ngân hàng. Việc tiếp xúc với hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt sẽ giúp cho người dân hiểu rõ hơn về ngân hàng, từ đó họ sẽ tiếp cận sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn. Đây chính là điều kiện thuận lợi giúp ngân hàng có thể mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ nhằm nâng cao thu nhập từ hoạt động cho vay đối với nhóm khách hàng bán lẻ của mình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Tóm lại, để mở rộng tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hoà Bình nói riêng và góp phần hoàn thành mục tiêu chung của BIDV là đưa BIDV trở thành ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực NHBL, ngang tầm với các ngân hàng thương mại tiên tiến trong khu vực Đông Nam Á thì trong thời gian tới Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Hoà Bình cần nghiên cứu, áp dụng các giải pháp cụ thể để tạo điều kiện cho hoạt động tín dụng bán lẻ phát triển bền vững như: Đa dạng hóa sản phẩm tín dụng bán lẻ, cải tiến quy trình nghiệp vụ theo hướng an toàn nhưng thủ tục đơn giản, nhanh chóng hoàn thiện mô hình tổ chức bán lẻ, đẩy mạnh công tác truyền thông, đào tạo đội ngũ cán bộ bán lẻ....

KẾT LUẬN

Lĩnh vực bán lẻ đã và đang trở thành một xu hướng tất yếu trong nền kinh tế thị trường tại Việt Nam và ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của một ngân hàng. Với việc phát triển hoạt động TDBL trong ba năm gần đây, bên cạnh những kết quả đạt được BIDV chi nhánh Hoà Bình còn gặp nhiều khó khăn thách thức. Nhưng nhìn chung hoạt động TDBL đã đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV chi nhánh Hoà Bình. Trong xu thế hội nhập và mở cửa của nền kinh tế, cùng với sự phát triển của xã hội về mọi mặt cuộc cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng bán lẻ, nhất là tín dụng bán lẻ giữa các NHTM ngày càng trở nên gay gắt hơn. Do đó yêu cầu về hoạt động TDBL tại BIDV Hoà Bình cũng phải đổi mới và không ngừng hoàn thiện theo xu thế hội nhập.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong phạm vi hạn hẹp của một luận văn, luận văn đã có đóng góp sau:

1. Hệ thống hoá được những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động tín dụng bán lẻ của các NHTM, đồng thời nêu lên được những nhân tố ảnh hưởng và xu hướng phát triển của hoạt động tín dụng bán lẻ hiện nay tại Việt Nam.

2. Khái quát thực trạng hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV chi nhánh Hoà Bình, từ đó đánh giá chất lượng tín dụng bán lẻ tại Chi nhánh: những điểm đạt được, hạn chế, nguyên nhân.

3. Đưa ra những giải pháp chung tổng thể đối với BIDV và những giải pháp cụ thể đối với BIDV chi nhánh Hoà Bình, các kiến nghị với BIDV, với NHNN và với Chính phủ để mở rộng hoạt động tín dụng bán lẻ.

Quá trình thay đổi và thực hiện hiệu quả các giải pháp đòi hỏi phải có thời gian, tuy nhiên về cơ bản luận văn đã nêu lên được những giải pháp tổng thể và thực tế đối với việc phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của BIDV chi nhánh tỉnh Hoà Bình.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Nguyễn Đăng Dờn, Hoàng Đức, Trần Huy Hoàng, Trầm Xuân Hương (2004), Tiền tệ Ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê.

2. Phan Thị Thu Hà (2013), Giáo trình Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản giao thông vận tải, Hà Nội.

3. Phan Thị Thu Hà (2010), Quản trị Ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

4. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ ngân hàng hiện đại, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

5. Trịnh Quốc Trung (2010), Marketing ngân hàng, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội.

6. Quốc hội (2010), Luật Các tổ chức tín dụng, số 47/2010/QH12 ngày 16/06/2010, Hà Nội.

7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2016), Thông tư Quy định về hoạt động cho vay của TCTD, chi nhánh Ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng, số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016, Hà Nội.

8. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Hoà Bình (2016 - 2018), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, Hoà Bình.

9. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (2016 - 2018), Báo cáo thực hiện kế hoạch kinh doanh TDBL BIDV chi nhánh Hoà Bình 2016 - 2018, Hoà Bình.

10.Lê Công, 2013, Luận án tiến sĩ kinh tế đề tài Giải pháp phát triển dịch vụ bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội, Hà Nội.

11.Phan Minh Ngọc, 2015, Đẩy mạnh bán lẻ, trào lưu chung của các Ngân

hàng, http://cafef.vn [Truy cập: 17/04/2017].

12.Lê Khắc Trí, 2006, Thị trường Tài chính - Tiền tệ số 14.

13.Các website của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng ACB, Ngân hàng VCB, Ngân hàng Sacombank...

Một phần của tài liệu 0149 giải pháp mở rộng tín dụng bán lẻ tại NHTM CP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh tỉnh hòa bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 102 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w