Ngày nay khi đời sống kinh tế, xã hội ngày càng phát triển. Hoạt động cho vay KHCN đã trở thành một hình thức phổ biến và mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng. Đa dạng hoá các hình thức cho vay KHCN là một yêu cầu luôn đặt ra cho các ngân hàng, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu tiêu dùng của khách hàng.
Cho vay KHCN là một hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại, hoạt động của nó chịu tác động của nhiều nhân tố. Các ngân hàng luôn luôn phải xem xét các yếu tố đó một cách thận trọng nhằm phát huy những yếu tố tích cực của cho vay KHCN, cũng như hạn chế đến mức tối đa các yếu tố làm hạn chế hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
Theo quan điểm của tác giả Nguyễn Việt Hùng trong luận án tiến sỹ kinh tế: “Phân
tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam”, trường
đại học kinh tế quốc dân, năm 2008, có thể chia những yếu tố tác động tới hoạt động khách hàng cá nhân thành hai nhóm: Nhóm yếu tố khách quan và nhóm yếu tố chủ quan.
1.2.4.1. Nhóm yếu tố khách quan4:
Những yếu tố khách quan ảnh hưởng tới hoạt động cho vay khách hàng cá nhân của ngân hàng bao gồm: môi trường kinh tế, môi trường văn hoá - xã hội, môi trường pháp lý, chính sách kinh tế và định hướng phát triển của Nhà nước, và những yếu tố khách quan từ phía khách hàng.
a) Môi trường kinh tế:
Ngân hàng là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế. Vì vậy, bất kỳ sự biến động của nền kinh tế đều có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động cho vay của ngân hàng trong đó có hoạt động cho vay KHCN.
Nếu một quốc gia có nền kinh tế phát triển, thu nhập của người dân ổn định, nhu cầu tiêu dùng của họ sẽ tăng lên, đồng thời nhu cầu vốn cho mở rộng sản xuất kinh doanh cũng tăng lên, lúc đó các ngân hàng có cơ hội mở rộng hoạt động cho vay của mình đối với các khách hàng cá nhân. Còn nếu như một đất nước có nền kinh tế trì trệ, suy thoái, không ổn định thì người dân sẽ không muốn vay tiền để thoả mãn nhu cầu chi tiêu của mình mà họ chỉ duy trì một mức sống bình thường, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh cũng không nhiều, do đó, việc mở rộng cho vay KHCN sẽ bị hạn chế.
b) Môi trường văn hoá - xã hội:
Yếu tố môi trường văn hóa xã hội là những vấn đề mang tính lâu dài và tương đối ít thay đổi, có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động Ngân hàng như dân số, văn hoá tiêu dùng, thói quen sử dụng các dịch vụ Ngân hàng trong đời sống, tập quán tiết
4Nguyễn Việt Hùng (208), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân.
kiệm, đầu tư, ứng xử trong quan hệ giao tiếp, kỳ vọng cuộc sống, cộng đồng tôn giáo, sắc tộc, xu hướng về lao động...
Các yếu tố đó đều ảnh hưởng tới hoạt động mở rộng cho vay KHCN của ngân hàng. Ví dụ như thói quen của người dân luôn là những yếu tố khác biệt, tạo ra sự đặc trưng của từng đất nước, từng vùng miền. Tại các nước phát triển người dân có thói quen chi tiêu sử dụng thẻ tín dụng, các khoản vay ngân hàng để thỏa mãn ngay nhu cầu mua sắm, tiêu dùng và trả góp dần hàng tháng giúp cho hệ thống ngân hàng dễ dàng tiếp cận với số lượng lớn khách hàng cá nhân. Trong khi tại các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, thói quen chi tiêu, đầu tư sau khi tích lũy đủ chính là những khó khăn, thách thức đối với các ngân hàng trong việc cung cấp dịch vụ.
Như vậy, khi một quốc gia có môi trường văn hóa xã hội ổn định sẽ là động lực để hệ thống ngân hàng phát triển, mở rộng cung cấp các dịch vụ đa dạng cho dân cư. Còn ngược lại, khi môi trường văn hóa xã hội không ổn định việc tiếp cận và mở rộng cho vay đối với đối tượng KHCN rất bị hạn chế, nhu cầu vay vốn giảm; nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM.
c) Môi trường công nghệ
Ngày nay với sự phát triển không ngừng của khoa học - công nghệ đã tạo điều kiện cho nhiều ngành,lĩnh vực khác phát triển trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Với sự phát triển của khoa học - công nghệ, việc xử lý giao dịch ngân hàng trở nên nhanh chóng, dễ dàng hơn, đồng thời các nghiệp vụ ngân hàng cũng được xử lý theo quy trình chặt chẽ do máy móc thực hiện thay cho lao động thủ công. Trong điều kiện môi trường công nghệ phát triển sẽ có thể áp dụng công nghệ để giảm bớt thời gian giao dịch giữa ngân hàng với khách hàng, tăng sự chính xác trong phân tích, thẩm định tín dụng, do đó hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Nhờ đó các ngân hàng có thể mở rộng cho vay và đưa ra nhiều sản phẩm mới, hiện đại cho khách hàng trong cho vay nói chung cũng như cho vay KHCN nói riêng.
Công nghệ thông tin ngân hàng nhất thiết chịu sự chi phối của các chính sách về công nghệ thông tin quốc gia. Nếu một quốc gia có nền tảng của hạ tầng công nghệ
thông tin mạnh thì sẽ tạo điều kiện cho hệ thống công nghệ thông tin của ngân hàng phát triển bởi do tính chât đặc thù của hoạt động ngân hàng theo hệ thống từ trung ương đến địa phương, sự thống nhất trong toàn hệ thống rất cao; cho nên các quy trình nghiệp vụ, các sản phẩm ứng dụng chỉ được phát huy thế mạnh khi có hệ thống mạng thông tin mạnh, đồng bộ, tốc độ cao, dung lượng ÌO'11...
Ngược lại, các quốc gia chưa phát triển được hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển hoạt động ngân hàng nói chung, cho vay khách hàng cá nhân nói riêng.
d) Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật, các văn bản dưOi luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí.
Ngân hàng là một trung gian tài chính nắm một khối lượng vốn và tài sản rất lOn trong nền kinh tế, do đó hoạt động ngân hàng chịu sự kiểm soát chặt chẽ của pháp luật cũng như cơ quan chức năng. Điều này không chỉ đảm bảo an toàn cho ngân hàng, mà còn cho khách hàng thực hiện giao dịch cũng như toàn bộ nền kinh tế. Mỗi quốc gia khác nhau có những quy định khác nhau về tổ chức hoạt động của ngân hàng cũng như hoạt động cho vay của ngân hàng. Nếu một xã hội có môi trường pháp lý đồng bộ sẽ tạo cơ hội phát triển cho hoạt động cho vay KHCN. Ngược lại, nếu một xã hội tồn tại các hệ thống văn bản pháp luật chằng chịt, không đồng bộ sẽ cản trở không chỉ hoạt động cho vay KHCN mà còn cản trở tất cả các hoạt động kinh tế - xã hội khác.
Thực tiễn cho thấy sự phát triển của các nền kinh tế thị trường trên thế giOi hàng trăm năm qua đã chứng minh tầm quan trọng của hệ thống luật trong việc điều hành nền kinh tế thị trường. Nếu hệ thống luật pháp được xây dựng không phù hợp vOi yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sẽ là một rào cản lớn cho quá trình phát triển.
Như vậy rõ ràng môi trường luật pháp có vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh tế nói chung và các hoạt động của ngân hàng nói riêng, trong đó có hoạt động cho vay KHCN, là tiền đề cho ngành ngân hàng phát triển bền vững.
e) Đối thủ cạnh tranh
Cho vay KHCN là hoạt động nghiệp vụ quan trọng trong chiến lược bán lẻ của các NHTM, do đó sự cạnh tranh trong hoạt động này của các NHTM ngày càng trở nên gay gắt. Các NHTM cạnh tranh với nhau thông qua việc nghiên cứu và triển khai các sản phẩm mới, nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng điều kiện và đối tượng cho vay, giảm lãi suất cho vay ... Việc cạnh tranh này một mặt có tác động mở rộng thị trường cho vay do nhiều nhu cầu vay vốn của KHCN được “đánh thức” bởi việc quảng bá, tiếp thị của các NHTM nhưng mặt khác nó làm cho thị trường này bị chia sẻ ra bởi nhiều Ngân hàng, dẫn đến việc mở rộng cho vay ở mỗi NHTM sẽ trở nên khó khăn.
Ngoài sự cạnh tranh trong hệ thống các NHTM, hoạt động cho vay KHCN của các NHTM còn bị cạnh tranh bởi các công ty tài chính và chính những đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ như các siêu thị, các đơn vị kinh doanh đồ gia dụng, công ty sản xuất và kinh doanh xe hơi, các công ty kinh doanh bất động sản, ... thông qua các chương trình hỗ trợ tài chính cho người tiêu dùng.
f) Các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng:
Khách hàng là người lựa chọn và đưa ra quyết định vay vốn từ ngân hàng nên các yếu tố thuộc về bản thân khách hàng có tác động rất lớn đến khả năng mở rộng cho vay KHCN. Khi quy mô về nhu cầu vay vốn để tiêu dùng hay mở rộng sản xuất kinh doanh của khách hàng tăng thì ngân hàng mới có điều kiện mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân.
Khả năng tài chính của khách hàng:
Thu nhập của người vay là nguồn trả nợ chủ yếu của các khoản cho vay KHCN đối với ngân hàng. Nếu khách hàng có thu nhập thường xuyên và ổn định sẽ luôn được chào đón sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng trong đó có cho vay KHCN, vì khi có khả năng tài chính thì khách hàng mới có thể thanh toán gốc lãi khoản vay đúng hạn. Nếu một khách hàng có khả năng tài chính bấp bênh, việc thanh toán nợ
ngân hàng sẽ rất khó khăn, gia tăng chi phí thu hồi nợ của ngân hàng, thậm chí gây rủi ro không thu hồi được khoản vay.
Tư cách của người vay:
Tư cách của người vay bao gồm các yếu tố liên quan đến uy tín, năng lực pháp lý của khách hàng... Các yếu tố này có ý nghĩa vô cùng quan trọng khi ngân hàng tiến hành xem xét các khoản cho vay. Nếu một khách hàng có khả năng tài chính dồi dào, nguồn tài chính dùng để trả nợ cho ngân hàng đảm bảo, nhưng tư cách đạo đức của khách hàng không tốt thì khả năng ngân hàng thu hồi được nợ là rất thấp. Đạo đức của khách hàng còn thể hiện ở việc cung cấp cho ngân hàng những thông tin cá nhân trung thực, đầy đủ, thể hiện được thiện chí trả nợ, là cơ sở cho việc thẩm định tín dụng và đưa ra quyết định cho vay.
Tài sản đảm bảo:
Tài sản đảm bảo là nguồn trả nợ thứ hai khi nguồn trả nợ thứ nhất của khách hàng không được đảm bảo. Trong trường hợp có rủi ro xảy ra, tài sản đảm bảo chính là tấm đệm cho các ngân hàng. Ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro cho mình khi người vay không trả được nợ bằng cách phát mại tài sản của người vay. Vì vậy, việc xem xét, đánh giá tài sản đảm bảo một cách kỹ lưỡng là một vấn đề quan trọng đối với các ngân hàng.
1.2.4.2. Yếu tố chủ quan5
Đây là nhóm yếu tố xuất phát từ bản thân ngân hàng, gây tác động trực tiếp tới việc mở rộng cho vay khách hàng cá nhân. Tuỳ theo định hướng phát triển của mỗi ngân hàng thương mại mà tỷ trọng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân trong tổng dư nợ cho vay của mỗi ngân hàng là khác nhau. Có những Ngân hàng coi cho vay KHCN là hoạt động chiến lược giữ vị trí chủ đạo trong toàn bộ hoạt động của họ. Nhưng cũng có những ngân hàng không coi trọng hoạt động cho vay KHCN mà tập trung nguồn lực vào các lĩnh vực kinh doanh khác. Như vậy chiến lược phát triển và nội lực của Ngân hàng là những yếu tố chủ đạo quyết định đối với sự phát triển và mở rộng cho vay khách hàng cá nhân.
5Nguyen Việt Hùng (208), Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM ở Việt Nam, luận án tiến sỹ kinh tế, Đại học kinh tế quốc dân.
a) Quy mô nguồn vốn của Ngân hàng
Quy mô của NHTM được đánh giá qua các chỉ tiêu: Vốn tự có, tổng nguồn vốn (tổng tài sản) và mạng lưới các điểm giao dịch.
Vốn tự có là một trong những tiêu chí quan trọng nhất khi đánh giá năng lực của một NHTM, vốn tự có càng lớn thì chứng tỏ tiềm lực của Ngân hàng càng mạnh, càng có điều kiện thuận lợi trong việc phát triển hoạt động kinh doanh, đặc biệt là phát triển hoạt động kinh doanh tín dụng, đáp ứng đủ điều kiện nhằm mở rộng CVKHCN. Vốn tự có lớn sẽ dễ dàng xây dựng các trụ sở, mua sắm trang thiết bị hiện đại, có khả năng bao phủ thị trường rộng và tạo nên các ưu thế so với các đối thủ cạnh tranh, tạo điều kiện để có một sự đầu tư quy mô lớn, bài bản đối với hoạt động CVKHCN.
Vốn tự có của Ngân hàng phải đảm bảo theo hệ số Cook (tỉ lệ an toàn vốn tự có tối thiểu trên tổng tài sản có rủi ro là 8%), vì thế khi mở rộng hoạt động sang thị trường bán lẻ, tập trung thêm nguồn lực để mở rộng CVKHCN sẽ dẫn đến tài sản của Ngân hàng tăng lên thì Ngân hàng phải đồng thời tăng vốn tự có của mình tương ứng. Mở rộng và phát triển CVKHCN phải tính đến vốn tự có để đảm bảo được tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu. Vì thế muốn phát triển CVKHCN các Ngân hàng phải luôn ch trọng tới gia tăng vốn tự có của mình.
Quy mô tổng nguồn vốn (hay tổng tài sản) của NHTM thể hiện khả năng mở rộng cho vay nói chung và CVKHCN nói riêng. Với qui mô nguồn vốn lớn, Ngân hàng sẽ có thể cho vay các KHCN với số lượng lớn, đáp ứng nhiều nhu cầu vay vốn của khách hàng trong các lĩnh vực khác nhau. Quy mô vốn của ngân hàng quyết định khả năng cho vay của ngân hàng, quy mô lớn sẽ gi p cho các Ngân hàng có những chiến lược đầu tư dài hạn, chấp nhận đầu tư kinh phí lớn cho công đoạn nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm. Do đó, khi quy mô vốn càng cao, ngân hàng càng mong muốn cho vay nhiều hơn để tăng thu nhập và tăng uy tín, qua đó mở rộng thị phần CVKHCN.
NHTM có mạng lưới các Chi nhánh/Phòng giao dịch rộng khắp sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi hơn để tiếp cận với khách hàng đặc biệt là các KHCN. Với mạng lưới rộng, NHTM dễ dàng huy động vốn, đưa các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng đến gần gũi hơn với người dân, triển khai các sản phẩm cho vay và các cá nhân sẽ dễ dàng trong thực hiện giao dịch với Ngân hàng khi có nhu cầu vay vốn. Trên thực tế mạng lưới các phòng giao dịch, điểm giao dịch là một kênh marketing rất quan trọng và hiệu quả của Ngân hàng, việc mở rộng mạng lưới giao dịch đóng góp rất đáng kể trong quá trình gia tăng số lượng KHCN sử dụng các sản phẩm dịch vụ của một ngân hàng.
b) Định hướng phát triển,chính sách tín dụng của ngân hàng
Mỗi Ngân hàng có một chính sách tín dụng riêng, nó bao gồm những đường lối, chủ trương đảm bảo cho hoạt động tín dụng đi đúng quỹ đạo hoặc mở rộng hoặc thu hẹp hoạt động cho vay, nhằm đạt được các mục tiêu của Ngân hàng trong từng thời kỳ. Nếu chính sách tín dụng là hạn chế CVKHCN thì có nghĩa là quy mô hoạt động cho vay đối với KHCN của ngân hàng đó sẽ bị thu hẹp và ngược lại. Đây là yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến quy mô của hoạt động tín dụng nói chung và CVKHCN nói riêng.
Chính sách tín dụng là đường lối, chủ trương đảm bảo hoạt động tín dụng đi vào