Tình hình hoạt động kinh doanh từ 2014-2016:

Một phần của tài liệu 0135 giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP xăng dầu petrolimex chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 51)

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong toàn bộ nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng, nguồn vốn này chi phối trực tiếp tới các mặt hoạt động của ngân hàng. Vốn huy động thể hiện tầm vóc, hình ảnh và uy tín của một ngân hàng. Sự tăng trưởng của nguồn vốn huy động cũng thể hiện rõ sự phát triển và lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng.

Với vai trò đặt biệt quan trọng của nguồn vốn, PGBank Hà Nội luôn coi công tác huy động vốn là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu của mình.

Bảng 2.1: Ket quả huy động vốn giai đoạn 2014-2016 của chi nhánh Hà Nội

Dưới 12 tháng 799.37 45.60% 805.56 42% 993.3 47.3%

Trên 12 tháng 522.39 29.8% 629.10 32.8% 609 29%

Phân theo loại

khách hàng_____ 1753 100% 1918 100% 2100 100%

KHCN__________ 81100.8 62.8% 1217.9 63.5% 1493.52 71%

Tổ chức kinh tế 652.12 37.2% 700.1 36.5% 606.48 29%

Phân theo loại

tiền____________ 1753 100% 1918 100% 2100 100%

VNĐ___________ 71560.1 89% 1726.20 90% 1902.6 90.6%

(Nguôn: Báo cáo tông kêt chi nhánh Hà Nộitừ năm 2014 - năm 2016) - Đánh giá về hoạt động huy động vốn tại chi nhánh Hà Nội:

+ Phân theo kỳ hạn nguồn vốn huy động:

Căn cứ trên thông tin số liệu trên bảng 1, tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn tại chi nhánh có xu hướng tăng lên(chiếm hơn 75% tổng nguồn huy động vốn). Đây là nguồn vốn ổn định và an toàn với ngân hàng, sự gia tăng của các khoản huy động tiền gửi này là nhờ vào chính sách lãi suất do PGBank đưa ra luôn ở mức khá cao trong khối các NHTM cổ phần. Nguồn vốn không kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng khá thấp, chủ yếu đến từ nguồn tiền từ chương trình quản lý dòng tiền của PGBank Hà Nội dành cho Xí nghiệp bán lẻ xăng

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Huy động vốn Chi nhánh

Hà Nội 1753 1918 2100

Huy động vốn toàn hệ

thống PGBank 18003 16864 18297

dầu KV1, xí nghiệp xăng dầu Hà Sơn Bình, nguồn tiền nạp thẻ mua xăng Flexicard... Nguồn huy động không kỳ hạn của chi nhánh Hà Nội có ưu thế nhờ sự ổn định, dòng tiền thu vào hàng ngày(thu hộ tiền các cây xăng Petrolimex trên địa bàn Hà Nội), tuy nhiên vẫn chưa có sự tăng trưởng trong các năm gần đây.

+ Phân theo đối tượng khách hàng:

Nguồn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh và luôn có xu hướng gia tăng(năm 2016 lên đến 71%). Điều này nhờ các phòng giao dịch(PGD) của chi nhánh đặt tại các quận nội thành trung tâm Hà Nội(Hoàn Kiếm, Hai Ba Trưng, Ba Đình, Đống Đa), vị trí các PGD đều ở khu vực đông dân cư, có thời gian hoạt động lâu năm, chính sách lãi suất khá cao so với các NHTM trên địa bàn. Nhờ vậy, chi nhánh vẫn giữ chân và thu hút được lượng lớn khách hàng cá nhân gửi tiền.

Nguồn vốn huy động từ tổ chức kinh tế có giảm về tỷ trọng và số dư nhưng không quá lớn, chứng tỏ chi nhánh cũng đã thiết lập mối quan hệ ổn định với các tổ chức này khi gửi tiền để đảm bảo an toàn cũng như sử dụng các dịch vụ đi kèm.

+ Phân theo loại tiền:

Tỷ trọng huy động vốn nội tệ luôn ở mức cao tại chi nhánh(trên 90%), tỷ trọng tiền gửi USD cũng ở mức khá ổn định khoảng gần 10%.

Do lãi suất huy động USD bị khống chế ở mức 0%, do vậy khả năng thu hút và tăng trưởng nguồn huy động USD của chi nhánh là không lớn. Đây là một hạn chế của chi nhánh trong bối cảnh các doanh nghiệp có nhu cầu vay ngoại tệ để thanh toán hàng hóa nhập khẩu ngày càng nhiều. Chính vì vậy chi nhánh cần phải có các biện pháp để thu hút thêm nhiều khoản tiền gửi bằng ngoại tệ để đáp ứng các nhu cầu của thị trường.

- So sánh với kết quả huy động vốn của toàn hệ thống PGBank: Bảng 2.2. Ket quả huy động vốn của chi nhánh Hà Nội so với toàn hệ thống

Tỷ trọng huy động vốn của chi nhánh Hà Nội so

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Số dư Tỷ trọng

(Nguồn: Báo cáo tài chính của PGBank các năm 2014-2016)

Căn cứ vào bảng 2.2, có thể thấy huy động vốn cuối kỳ tăng trưởng bình quân trong 3 năm 2014, 2015, 2016 của chi nhánh Hà Nội ổn định khoảng 9.4%. Tuy đây là mức tăng trưởng chưa cao so với toàn ngành ngân hàng(khoảng 18.38% vào năm 2016) nhưng so với toàn hệ thống PGBank là đạt mức tăng trưởng tốt.

Có thể thấy tình hình huy động vốn của chi nhánh Hà Nội luôn có xu hướng tăng, trong khi toàn hệ thống ngân hàng đã bị sụt giảm mạnh trong năm 2015, từ mức tiền gửi của khách hàng là 18.003 tỷ(năm 2014) xuống còn 16.864 tỷ(năm 2015) và phải đến hết năm 2016 thì mức tiền gửi khách hàng của toàn hệ thống PGBank mới lên được mức 18.297 tỷ đồng. Nguyên nhân của việc sụt giảm số dư huy động toàn hệ thống vào năm 2015 là do tâm lý lo ngại của khách hàng trước thông tin sáp nhập của ngân hàng PGBank vào ngân hàng Vietinbank, đây là trở ngại cho cả hoạt động huy động vốn cũng như tăng trưởng tín dụng và các dịch vụ khác của ngân hàng.

Toàn hệ thống PGBank có khoảng 16 chi nhánh, tuy nhiên chi nhánh Hà Nội luôn khẳng định vị thế dẫn đầu của 1 chi nhánh lớn về mảng huy động vốn dân cư. Qua bảng 2.2 có thể thấy tỷ trọng huy động vốn của chi nhánh Hà Nội trên toàn hệ thống luôn có xu hướng tăng, từ 9.74% vào năm 2014 lên đến 11.48% vào năm 2016.

Đây là sự nỗ lực rất đáng ghi nhận của chi nhánh Hà Nội trong việc giữ chân và phát triển khách hàng thành công trong 3 năm từ 2014-2016, khi mà các thông tin về lộ trình sáp nhập với NH Vietinbank kéo dài gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý chung của người gửi tiền.

2.1.3.2 Hoạt động tín dụng

Bảng 2.3: Chỉ tiêu hoạt động tín dụng giai đoạn 2014-2016

Tổng dư nợ tín dụng cuối kỳ_____________ 7 123 6 145 7 179 Cơ cấu tín dụng_____ - Theo kỳ hạn________ 7 123 % 100 6 145 % 100 7 179 % 100 Dư nợ ngắn hạn______ 1 64 % 51.8 6 76 % 52.6 9 96 % 53.9 Dư nợ trung hạn______ 8 23 % 19.2 8 28 % 19.8 3 36 % 20.2 Dư nợ dài hạn________ 9 35 % 29.0 2 40 % 27.6 5 46 % 25.9

- Theo đối tượng

khách hàng_________ 7 123 % 100 6 145 % 100 7 179 % 100 Dư nợ KH doanh nghiệp______________ 93 5 75.6 % 105 1 72.18% 122 0 67.9 % Dư nợ KH cá nhân 30 2 % 24.4 5 40 27.82% 7 57 % 32.1

- Theo loại tiền______ 123

7 100 % 145 6 100 % 179 7 100 % VNĐ_______________ 1145.5 % 92.6 0 131 90% 1642.5 91.40% Ngoại tệ quy đổi______ 5 91. % 7.4 6 14 10% 154.5 % 8.60

(Nguồn: Báo cáo tín dụng chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2014-2016)

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền Số tiền Số tiền Chênh lệch với năm 2015

Bảng 2.3 cho thấy dư nợ ngắn, trung và dài hạn đều có sự tăng trưởng qua các năm. Khoản vay dài hạn tăng trưởng khá tốt là nhờ vào việc triển khai liên kết thành công các dự án chung cư, liền kề lớn của PGBank Hà Nội(các dự án Thanh Hà Cienco 5, dự án nhà ở tổng cục 5 Bộ Công An,...), tạo nguồn khách hàng mới có chất lượng tốt.

Tỷ trọng dư nợ cho vay ngắn hạn vẫn chiếm tỷ lệ cao(hơn 50%, ổn định qua các năm), đa phần dư nợ cho vay ngắn hạn thuộc về các khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh.

+ Phân theo đối tượng khách hàng:

Theo số liệu của bảng 2.3 ta vẫn thấy tỷ trọng cho vay khách hàng doanh nghiệp vẫn rất lớn trong cơ cấu cho vay của PGBank Hà Nội(khoảng 70%). Các khách hàng doanh nghiệp tại PGBank Hà Nội chủ yếu là các khách hàng truyền thống: các công ty thành viên của các cổ đông như Tập đoàn xăng dầu Petrolimex, công ty chứng khoán SSI, cũng như các khách hàng của các cổ đông này. Tuy nhiên những năm gần đây việc tài trợ các dự án mới không nhiều, hoạt động cho vay khách hàng doanh nghiệp có dấu hiệu chững lại, tăng trưởng dựa vào phần lớn các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ(SME).

Theo định hướng chung của ngân hàng về việc thúc đẩy mảng ngân hàng bán lẻ, chi nhánh cũng đã thể hiện khá tốt trong việc nâng tỷ trọng cho vay KHCN tăng đều qua các năm. Năm 2016, dư nợ cho vay KHCN đã đạt mức 577 tỷ đồng, tăng hơn 42% so với năm 2015, qua đó đẩy mức tỷ trọng cho vay KHCN chiếm 32.1% trong cơ cấu khách hàng của chi nhánh. Chi nhánh cũng đã thành lập riêng phòng Bán lẻ tại chi nhánh chuyên phụ trách cho vay KH cá nhân và doanh nghiệp siêu nhỏ(MSME), dư nợ của phòng Bán lẻ vào khoảng 120 tỷ(tính đến năm 2016).

Tuy nhiên, nhìn chung dư nợ mảng khách hàng cá nhân vẫn chưa có được con số dư nợ tương xứng. Tổng dư nợ cho vay KHCN ở chi nhánh năm 2016 là 577 tỷ, trong khi chi nhánh có tận 15 phòng giao dịch có chức năng cấp tín dụng, bình quân mỗi phòng giao dịch chỉ quản lý dư nợ khoảng gần 40 tỷ, rất thấp so với quy mô hiện tại. Điều này cần sự quan tâm thích hợp của ban lãnh đạo trong thời gian tới nhằm hoàn thiện hơn nữa hoạt động tín dụng bán lẻ, đưa kinh doanh bán lẻ phát triển tương xứng và trở thành 1 mảng lớn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

+ Phân theo loại tiền tệ:

Dư nợ cho vay theo tiền nội tệ luôn chiếm tỷ trọng rất lớn(hơn 90%) trong cơ cấu dư nợ theo loại tiền tệ. Tuy nhiên cũng đang có xu thế tăng trưởng trong hoạt động cho vay ngoại tệ, tài trợ cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, kinh doanh xăng dau..theo định hướng phát triển của chi nhánh. Việc tiếp cận các doanh nghiệp xuất nhập khẩu mang lại tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong việc bán chéo, bán kèm các sản phẩm: hợp đồng tiền gửi, bảo lãnh, LC,... 2.1.3.3. Ket quả hoạt động kinh doanh:

Kết quả hoạt động kinh doanh mà chi nhánh Hà Nội đạt được trong những năm qua:

Bảng 2.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Số tuyệt đối

Tỷ lệ phần trăm

Chênh lệch thu chi

trước DPRR 102 120 134 14 112%

Trích DPRR trong

năm 48 51 56 5 110%

Lợi nhuận trước

(Nguôn: Báo cáo tông kêt chi nhánh Hà Nội giai đoạn 2014-2016)

Nhìn vào số liệu ở bảng trên, có thể thấy lợi nhuận của Chi nhánh vẫn tăng đều qua các năm. Năm 2016 lợi nhuận trước thuế đạt mức 78 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2015. Dù mức tăng trưởng là không nhiều nhưng nó thể hiện sự cố gắng, nỗ lực của toàn thể cán bộ nhân viên PGBank Hà Nộitrong giai đoạn gặp nhiều khó khăn, sóng gió như những năm vừa qua.

Chỉ tiêu doanh

số

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tăng trưởng Số tiền Tỷ trọng Tăng trưởng Doanh số CV KHCN 147 3.50% 185.8 3.90% 26% 350 6.57% 88.37%

Bảng 2.4 cũng thể hiện một thực trạng là số tiền dành để trích lập dự phòng rủi ro của chi nhánh có xu hướng tăng lên, gây ảnh hưởng đáng kể đến lợi nhuận thu được. Đi đôi với việc tăng trưởng, việc kiểm soát chất lượng tín dụng và thu hồi nợ xấu cũng cần được coi trọng, đây là biện pháp hợp lý nhất để tăng lợi nhuận cho chi nhánh.

2.2 Thực trạng mở rộng CVKHCN tại Ngân hàng TMCP Xăng dầu Petrolimex - chi

Một phần của tài liệu 0135 giải pháp mở rộng hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại NH TMCP xăng dầu petrolimex chi nhánh hà nội luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 40 - 51)

w