Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu 0139 giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp hàn quốc tại NH SHINHANVINA chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 50 - 60)

Một số đặc điểm của Ngân hàng Shinhanvina Chi nhánh Hà Nội quyết định đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng:

Đặc điểm về nhân sự.

Vấn đề nhân sự được coi là vấn đề quan trọng hàng đầu đối với mọi hoạt động của Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội. Hiện nay chi nhánh ngân hàng có tổng số cán bộ nhân viên là 40 người, trong đó có 36 người có trình độ từ đại học trở lên.

Hầu hết cán bộ nhân viên là các cán bộ trẻ và có năng lực, có trình độ. Tất cả các nhân viên trước khi được nhận vào Ngân hàng đều phải trải qua cuộc kiểm tra về trình độ nghiệp vụ và khả năng sử dụng tiếng Anh bằng các bài thi nghiệp vụ, cũng như các bài phỏng vấn hoàn toàn bằng tiếng Anh, bởi vì đó là yêu cầu tất yếu của công việc, khách hàng của Ngân hàng chủ yếu là người nước ngoài. Sau khi được nhận vào, họ được theo học các lớp nghiệp vụ do chính Ngân hàng tổ chức, được hướng dẫn bởi những người có trình độ chuyên môn cao, có nhiều năm kinh nghiệm. Cán bộ nhân viên ở Ngân hàng đều là những con người năng động, được rèn luyện với cường độ rất cao do chính tính chất của công việc mang lại.

Do có quan tâm ngay từ đầu đến quan điểm về tuyển dụng nhân sự mà hiện nay bộ máy tổ chức và bố trí nhân sự tương đối phù hợp với nhu cầu phát triển kinh doanh và các lĩnh vực hoạt động của Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội. Việc bố trí cán bộ nhân viên của ngân hàng thường dựa vào nhu cầu công tác, trình độ nghiệp vụ, tuổi tác, hình thức v. v... cho phù hợp nhằm phát huy tối đa năng lực của mỗi cán bộ nhân viên góp phần thúc đẩy

sự phát triển của Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội về mọi mặt. Cùng với việc phân công công việc theo nhu cầu và trình độ, Ngân hàng cũng tạo điều kiện cho nhân viên có thể luân chuyển giữa các phòng trong nội bộ Ngân hàng để mỗi cán bộ nhân viên có được trình độ nghiệp vụ toàn diện, cũng như hỗ trợ lẫn nhau giữa các phòng ban khi cần thiết.

Đặc điểm về thị trường của Shinhanvina Hà Nội

Có thể có nhiều cách thức và góc độ khác nhau được sử dụng để mô tả thị trường của ngân hàng thương mại. Trong kinh doanh cần thiết phải mô tả thị trường từ góc độ kinh doanh.

Theo Mc Carthy (cha đẻ của chiến lược Marketing 4P): Thị trường được hiểu là các nhóm khách hàng tiềm năng với những nhu cầu tương tự và những người bán đưa ra những sản phẩm khác nhau với các cách thức khác nhau để thoả mãn nhu cầu đó.

Thị trường của ngân hàng thương mại có thể mô tả qua nhiều tiêu thức khác nhau, nhưng mô tả theo tiêu thức bao gồm có thị trường đầu vào và thị trường đầu ra là tổng quát nhất:

- Thị trường đầu vào của Shinhanvina Hà Nội: Do sản phẩm của Ngân hàng là dịch vụ nên thị trường đầu vào theo tiêu thức sản phẩm của Ngân hàng bao gồm thị trường vốn và thị trường lao động. Nguồn vốn của Shinhanvina Hà Nội rất đa dạng, nó có thể được thu hút từ dân cư, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng và nguồn khác.

- Thị trường đầu ra của Shinhanvina Hà Nội: thị trường đầu ra của Shinhanvina Hà Nội liên quan trực tiếp tới mục tiêu marketing của Ngân hàng. Đó là giải quyết vấn đề tiêu thụ sản phẩm dịch vụ mà Shinhanvina Hà Nội cung cấp. Thị trường đầu ra được xem xét trên 3 tiêu thức cơ bản, đó là theo tiêu thức sản phẩm, địa lý và khách hàng:

+ Theo tiêu thức sản phẩm: Shinhanvina Hà Nội có nhiều sản phẩm dịch vụ như: dịch vụ tiền gửi và tiết kiệm; tín dụng; dịch vụ chuyển tiền; các dịch vụ tài chính và tư vấn và các dịch vụ đối ngoại như thanh toán nhập khẩu; mở, thanh toán tín dụng thư; thông báo và chiết khấu tín dụng thư xuất khẩu...

Mỗi một hoạt động dịch vụ thì lại có khu vực thị trường riêng. Thị trường đầu ra của sản phẩm dịch vụ tiền gửi và tiết kiệm là hướng đến tất cả các khu vực của nền kinh tế bằng cách cung ứng những điều kiện thuận lợi cho việc gửi và rút tiền gửi tiết kiệm đối với từng đối tượng khách hàng. Khách hàng của dịch vụ này hầu hết là dân cư, các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.

Tín dụng (cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, cho thuê tài chính): hoạt động sinh lợi chủ yếu của một ngân hàng thương mại là hoạt động tín dụng. Mục tiêu của hoạt động tín dụng là kiếm được lợi nhuận trên cơ sở phục vụ các nhu cầu tín dụng của cộng đồng. Hiện nay, thị trường đầu ra đang tập trung vào tín dụng doanh nghiệp, chủ yếu là các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc. Nhưng sắp tới sẽ mở rộng sang các loại hình doanh nghiệp khác của Việt Nam và tập trung ở thị trường trong nước. Quy mô thị trường của hoạt động tín dụng của Shinhanvina Hà Nội chưa rộng, chủ yếu là thị trường trong nước, mặc dù có quan hệ với thị trường nước ngoài, nhưng đó chỉ mới là bước đầu. Shinhanvina Hà Nội chưa thực hiện cung ứng sản phẩm cho thuê tài chính cho khách hàng.

Dịch vụ chuyển tiền: Dịch vụ này tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện việc thanh toán mà không phải mang theo một khoản tiền lớn bên mình. Hoạt động này giúp khách hàng chuyển tiền để thanh toán cho người hưởng với mức độ an toàn nhất và thời gian ngắn nhất. Quy mô thị trường đầu ra của

sản phẩm dịch vụ này của Shinhanvina Hà Nội rất rộng. Khách hàng sử dụng loại dịch vụ này thường là các doanh nghiệp có hoạt động quan hệ với nước ngoài và chủ yếu là các đối tác hoặc người thân tại Hàn Quốc.

Dịch vụ tài chính và tư vấn: Trong những năm qua, Shinhanvina Hà Nội với vai trò là người bạn của các doanh nghiệp, nhà tư vấn và thu xếp tài chính, Ngân hàng đã nhận được sự tín nhiệm trong và ngoài nước trong công tác hỗ trợ thẩm định và phân tích dự án đầu tư, xây dựng các chương trình huy động vốn và gọi vốn đầu tư.v.v. .. Nhưng nói chung, khách hàng của sản phẩm dịch vụ này của Shinhanvina Hà Nội còn hạn chế, thị trường sản phẩm hoạt động chưa sôi động, quy mô còn nhỏ, mặc dù độ rộng của thị trường trong nước là lớn. Shinhanvina Hà Nội cần có biện pháp mở rộng quy mô hoạt động của mình để nâng cao uy tín và thu hút khách hàng.

Dịch vụ đối ngoại: Năm 2005 - 2010 hoạt động thanh toán của Shinhanvina Hà Nội có những bước phát triển đáng kể. Các hoạt động thanh toán trong nước tăng đáng kể so với các giao dịch thanh toán qua tài khoản tiền gửi. Bên cạnh sự tăng trưởng đáng kể của dịch vụ thanh toán trong nước, hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng Shinhanvina Hà Nội ngày càng được củng cố và phát triển. Thông qua việc phát triển mạng lưới các ngân hàng đại lý, hệ thống chuyển tiền điện tử và chính sách mở rộng thu hút khách hàng, tính đến cuối năm 2010 tổng doanh số đạt hơn 642 triệu USD, với số lượng giao dịch gần 10.000 giao dịch.

Bên cạnh đó, Phòng Tiền gửi đã phối hợp chặt chẽ với các phòng ban khác trong việc thu hút kiều hối từ các nước khác, nhưng chủ yếu là từ Hàn Quốc chuyển tiền về Việt Nam thông qua Shinhanvina Hà Nội. Hoạt động gần đây nhất của Phòng Tiền gửi trong việc thu hút kiều hối là trực tiếp đến các trung tâm hợp tác lao động nước ngoài để giới thiệu dịch vụ, mở tài khoản

và cấp thẻ ATM miễn phí cho các cá nhân đi xuất khẩu lao động tại Hàn Quốc.

Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội, thông qua Trụ sở chính, có quan hệ đại lý với gần 1.000 ngân hàng nước ngoài ở nhiều nước trên thế giới. Như vậy, có thể thấy rằng theo tiêu thức sản phẩm thì quy mô thị trường và định hướng thị trường đối với từng loại hình sản phẩm dịch vụ khác nhau có tính chất khác nhau.

+ Mô tả thị trường theo tiêu thức địa lý và tiêu thức khách hàng: Theo tiêu thức địa lý, thị trường được chia ra thành thị trường trong nước và thị trường nước ngoài. Thị trường trong nước của Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội hướng tới là các tỉnh trong khu vực miền Bắc, đặc biệt là các tỉnh lân cận Hà Nội, có nhiều khu công nghiệp như Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Việt Trì, Phú Thọ... Theo tiêu thức khách hàng, Shinhanvina Hà Nội hướng tới bao gồm cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng. Shinhanvina Hà Nội đã có định hướng khách hàng cho mình. Hiện tại, khách hàng của Shinhanvina Hà Nội chủ yếu là các công ty 100% vốn nước ngoài, công ty liên doanh, công ty cổ phần, các công ty trách nhiệm hữu hạn có vốn đầu tư của Hàn Quốc, các hộ gia đình và cá nhân người Hàn Quốc. Trong thời gian tới, Shinhanvina Hà Nội có hướng thu hút các doanh nghiệp Việt Nam để thay đổi cơ cấu khách hàng hiện nay đảm bảo sự ổn định, bớt rủi ro khi có khủng hoảng kinh tế toàn cầu hoặc tại đất nước Hàn Quốc, nơi mà khách hàng chủ yếu của Shinhanvina Hà Nội đặt trụ sở chính.

Số liệu cụ thể về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội:

Tuy gặp nhiều khó khăn trong môi trường cạnh tranh và thị trường có nhiều biến động, nhưng với cơ chế điều hành lãi suất linh hoạt cùng với việc

_______Năm_______ 2005 2006 2007 2008 2009 2010

Tiền gửi không kỳ hạn 148.970 18.391 34.195 25.791 29.232 35.534

Tiền gửi có kỳ hạn 10.868 14.065 27.415 24.255 29.664 50.293 Tổng vốn huy động 159.838 32.456 61.610 50.046 58.896 85.827 Tỷ lệ có kỳ hạn/tổng vốn huy động 7% 43% 44% 48% 50% 59% Khoản mục 2005 % 20 06 % 07 20 % 2008 % 2009 % 2010 % Cho vay ngắn 22.000 99,85 628.41 5199, 723.63 187,1 423.78 85,23 826.89 0573, 926.14 4654,

không ngừng hoàn thiện các hình thức huy động vốn, nâng cao chất lượng dịch vụ, Shinhanvina Hà Nội vẫn giữ vững được sự tín nhiệm của khách hàng, tạo cho Ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Tính trung bình, tổng nguồn vốn huy động của Shinhanvina Hà Nội năm 2010 đạt gần 86 triệu USD, đạt mức tăng trưởng 46% so với năm 2009. Huy động vốn của năm 2008 chỉ bằng 81% so với năm 2007, nhưng vẫn đạt hơn 50 triệu đô la Mỹ, cho thấy nỗ lực của Shinhanvina Hà Nội trong việc huy động vốn trong điều kiện kinh tế không ổn định ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới.

Việc duy trì và ổn định nguồn vốn, từng bước điều chỉnh cơ cấu vốn theo hướng an toàn và hợp lý đã tạo thuận lợi cho Shinhanvina Hà Nội có thể tiệp tục mở rộng hoạt động kinh doanh.

Biểu đồ 2.1. Huy động vốn của Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội Đơn vị tính (ĐVT): 1.000USD

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Ngân hàng Shinhanvina Bảng 2.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động

Đơn vị tính: 1.000USD

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Ngân hàng Shinhanvina Bảng 2.2. Dư nợ cho vay phân theo kỳ hạn

Tổng dư nợ

22.03

Lợi nhuận 1.119 1.437 2.013 2.434 2.773 3.594

Tỷ lệ % so với năm trước 103% 128% 140% 121% 114% 130%

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Ngân hàng Shinhanvina

Nhìn vào bảng tổng hợp cơ cấu nguồn vốn huy động và bảng phân loại dư nợ tín dụng theo kỳ hạn, ta thấy sự tương quan giữa 2 bảng. Cùng với tỷ lệ tăng dần của các khoản huy động có kỳ hạn, từ 7% năm 2005 lên đến 59% năm 2010, cơ cấu dư nợ cho vay theo kỳ hạn cũng theo đó mà tăng dần tỷ trọng các khoản cho vay trung dài hạn, từ 0,15% năm 2005 lên đến 45,54% năm 2010. Cơ cấu cho vay của Shinhanvina Hà Nội dần dần thay đổi theo

chiều hướng tăng dần các khoản tín dụng trung dài hạn, ổn định để tăng cường hoạt động kiểm soát rủi ro tín dụng.

Dư nợ cho vay tăng dần đều qua các năm, nhưng do bị ảnh hưởng bởi xu thế chung của thị trường vốn nêu trên nên dư nợ cho vay cũng bị sụt giảm một chút vào các năm 2007 và 2008. Năm 2009 và 2010, dư nợ cho vay tăng đáng kể, đạt mức hơn 48 triệu đô la Mỹ năm 2010, tăng hơn 30% so với năm 2009 (36,82 triệu đô la Mỹ).

Biểu đồ 2.2. Doanh số cho vay của Ngân hàng Shinhanvina CN Hà Nội

Đơn vị tính: 1.000USD

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Ngân hàng Shinhanvina

Bảng 2.3. Lợi nhuận của Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội

Với nỗ lực rất lớn của Ban Giám đốc, cũng như toàn bộ cán bộ nhân viên, trải qua các cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu cũng như những giai đoạn khó khăn của đất nước, lợi nhuận của Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội vẫn tăng đều qua các năm. Cụ thể, năm 2010, đạt mức lợi nhuận là gần 3,6 triệu đô la Mỹ, tăng 30% so với năm 2009. Năm 2008 và 2009 là hai năm thực sự khó khăn với nền kinh tế thế giới, nhưng Ngân hàng vẫn đạt được mức tăng trưởng về lợi nhuận nhất định. Năm 2009 đạt gần 2,8 triệu đô la Mỹ và năm 2008 đạt hơn 2,4 triệu đô la Mỹ. Trong 6 năm trở lại đây (2005-2010), năm 2007 là năm có mức lợi nhuận ấn tượng cả về số tuyệt đối (hơn 2 triệu đô la Mỹ) và số tương đối (đạt 140% so với năm 2006). Shinhanvina Hà Nội chỉ là một chi nhánh và có quy mô rất nhỏ, chưa có mạng lưới các phòng giao dịch, 40 cán bộ nhân viên, nhưng kết quả mà Shinhanvina Hà Nội đạt được cũng là một con số đáng khích lệ.

Biểu đồ 2.3. Lợi nhuận của Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội

Đơn vị tính: 1.000USD

Một phần của tài liệu 0139 giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp hàn quốc tại NH SHINHANVINA chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 50 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w