Tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp Hàn Quốc trong hoạt động

Một phần của tài liệu 0139 giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp hàn quốc tại NH SHINHANVINA chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 103)

Với sự quan tâm, đầu tư của Ban Giám đốc Chi nhánh về việc đổi mới công nghệ, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên, có chính sách khách hàng phù hợp, hoạt động Thanh toán quốc tế đã được cải thiện đáng kể. Từng cán bộ nhân viên trong bộ phận TTQT đều có thể giải quyết công việc một cách độc lập, chuyên nghiệp, nhanh chóng, làm vừa lòng khách hàng. Nhờ đó, khách hàng sử dụng dịch vụ Thanh toán quốc tế của Ngân hàng ngày càng nhiều, đóng góp cho sự gia tăng về tỷ trọng doanh thu của hoạt

Mai Thị Thanh Phương - K10A

động Thanh toán quốc tế trong tổng doanh thu của Ngân hàng. Đồng thời, hình ảnh của Phòng Thanh toán quốc tế nói riêng và của Ngân hàng nói chung ngày càng được nâng cao trong quan hệ với khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc - khách hàng chủ yếu của Ngân hàng.

2.3. Tỷ trọng đóng góp của doanh nghiệp Hàn Quốc trong hoạt độngThanh toán quốc tế tại Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội

2.3.1. Tỷ trọng của doanh nghiệp Hàn Quốc trong tổng số khách hàng của Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội

Vài năm trở lại đây, Hàn Quốc luôn nằm trong top ba nhà đầu tư nước ngoài có vốn đầu tư lớn nhất tại Việt Nam (Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia). Thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tính đến tháng 3/2011, Hàn Quốc có 2.739 dự án còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 22,3 tỷ USD.

Bảng 2.4. Đầu tư trực tiếp của nước ngoài được cấp giấy phép thời kỳ

Quần đảo Vigin thuộc

__________Anh__________ 495 _________15.261,4________ Đặc khu hành chính

Hồng Kông (TQ) 740 __________8.540__________

Quần đảo Cay Men 44 _________6.758,4_________

________Thái Lan________ 284 _________6.198,4_________ ________Ca-na-đa________ 120 __________4.932__________ ________Bru-nây________ 95 _________4.638,3_________ _________Pháp_________ 347 _________3.895,4_________ ________Hà Lan________ 144 _________3.399,7_________ ________Xa-moa________ 80 _________3.394,4_________ CHND Trung Hoa 810 _________2.930,3_________

Vương quốc Anh 146 _________2.782,5_________

______Liên bang Nga 117 _________2.321,7_________ __________Síp__________ 6 _________2.211,6_________ _______Ôx-trây-li-a_______ 276 __________2.070__________ ________Thụy Sỹ________ 85 _________1.745,7_________ ______Lúc-xăm-bua______ 20 _________1.017,2_________ CHLB Đức 157 __________904,3__________ ________Pa-na-ma________ 13 __________688,4__________ Tây Ấn thuộc AnhIndies 7 __________511,5__________ _______Bơ-mu-đa_______ 9 __________442,6__________ ________Phi-li-pin________ 57 __________432,7__________ _______Thụy Điển_______ 26 __________414,7__________ _______Ba-ha-ma_______ 6 __________351,8__________ _______Đan Mạch_______ 85 __________336,2__________ ______In-đô-nê-xi-a______ 31 __________327,8__________

________I-ta-li-a________ 50 __________233,8__________ _______Ma-ri-ti-us_______ 31 __________218,3__________ _________Ấn Độ_________ 44 __________199,3_________ ______Quần đảo Cúc______ 3 __________141,9_________

Quần đảo Cha-nen 16 __________117,2_________

Tiểu VQ A-rập Thống __________nhất__________ 1 ___________112__________ _________Ba Lan________ 10 __________107,6_________ _______Niu-di-lân_______ 26 ___________93___________ __________Bỉ__________ 38 __________87,3__________ _________Na Uy_________ 25 __________86,3__________

Với số lượng ngày càng lớn doanh nghiệp Hàn Quốc đầu tư vào Việt Nam, Ngân hàng Shinhanvina nói chung và Shinhanvina Hà Nội nói riêng có rất nhiều cơ hội để mở rộng lượng khách hàng của mình. Hiện nay, tại Chi nhánh Hà Nội có khoảng hơn 15.000 khách hàng; hơn 13.000 trong số đó là khách hàng cá nhân và hơn 1.000 là khách hàng tổ chức.

Từ chỗ chỉ vài trăm khách hàng từ những năm mới thành lập, đến nay Ngân hàng Shinhanvina Chi nhánh Hà Nội đã thu hút thêm được rất nhiều khách hàng tiềm năng. Lúc đầu, khách hàng Hàn Quốc hầu như chiếm đa số, lên đến 95% tổng số lượng khách hàng. Sau đó, nhờ có chính sách phát triển đúng đắn, Ngân hàng Shinhanvina Chi nhánh Hà Nội không những nâng cao uy tín của mình đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc tại Việt

Nam, mà còn cả với các doanh nghiệp Việt Nam có đối tác làm ăn là các công ty tại Hàn Quốc và các doanh nghiệp Việt Nam khác. về tỷ trọng, các doanh nghiệp Hàn Quốc là khách hàng của Shinhanvina Hà Nội trong tổng số khách hàng ngày càng giảm, nhưng về số lượng khách hàng là doanh nghiệp và cá nhân người Hàn Quốc vẫn gia tăng cùng với số lượng dự án được cấp mới tại Việt Nam.

Biểu đồ 2.8. Tỷ trọng các DN Hàn Quốc trong tổng số khách hàng của NH Shinhanvina CN Hà Nội ■TỔNGsố KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP ■ KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP HÀN QUỐC

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Ngân hàng Shinhanvina

2.3.2. Vai trò của các doanh nghiệp Hàn Quốc trong hoạt động Thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Shinhanvina Chi nhánh Hà Nội

Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động TTQT đối với sự tồn tại và phát triển của NHTM, bất kỳ một NHTM nào dù mới bắt đầu tham gia thị trường hay đã hoạt động trong lĩnh vực TTQT đều có xu hướng đẩy mạnh, phát triển mảng dịch vụ này để duy trì và mở rộng thị phần của ngân hàng mình. Tuy nhiên, tổng thị phần thanh toán XNK của cả hệ thống ngân hàng là số xác định (100%) mà số lượng các NHTM thực hiện dịch vụ TTQT ngày

càng gia tăng, nhất là trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay, dẫn đến việc mở rộng thị phần thanh toán XNK của các NHTM là có giới hạn. Điều này sẽ dẫn đến mức độ cạnh tranh để giành thị phần giữa các NHTM diễn ra ngày một gay go, quyết liệt. Các NHTM áp dụng nhiều biện pháp, đưa ra nhiều chính sách để thu hút các khách hàng thanh toán XNK để tăng doanh số hoạt động TTQT. Vấn đề đặt ra đối với các NHTM là nếu các NHTM chỉ quan tâm đến việc đưa ra các chính sách để thu hút lôi kéo khách hàng nhằm tăng doanh số, mà không chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ, hạn chế rủi ro trong thanh toán thì các chính sách này cũng trở nên không có hiệu quả. Bởi suy cho cùng, bản chất của việc tìm ra các giải pháp để duy trì và mở rộng thị phần của một NHTM là nhằm mang lại lợi nhuận ngày càng cao cho ngân hàng, trong điều kiện phải kiểm soát được rủi ro trong các lĩnh vực hoạt động của mình.

Cùng với sự giảm về tỷ trọng số lượng các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc, đóng góp của các doanh nghiệp Hàn Quốc vào kết quả kinh doanh của Shinhanvina Hà Nội cũng giảm đi về số tương đối, nhưng vẫn tăng lên về số tuyệt đối. Đặc biệt, trong hoạt động Thanh toán quốc tế, các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong việc sử dụng dịch vụ, cũng như tạo doanh thu của hoạt động Thanh toán quốc tế nói riêng và doanh thu của cả Ngân hàng nói chung.

- về doanh số: Trong năm 2010, doanh số của hoạt động Thanh toán quốc tế của Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội đạt hơn 642 triệu USD với gần 9.300 giao dịch. So với kết quả của năm 2009 gần 590 triệu USD, doanh số này tăng gần 10%. Nhưng nếu so với năm 2008, doanh số này chỉ bằng 84% và số lượng giao dịch chỉ đạt 96%. Như đã phân tích ở trên, về doanh số của hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu sau năm 2008, hoạt động Thanh toán quốc tế của các ngân hàng bị tác động bởi rất nhiều yếu tố bất lợi

làm cho doanh số bị giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, kinh tế đang trên đà phục hồi và tăng trưởng, đó là những dấu hiệu tốt cho hoạt động xuất nhập khẩu, cũng như hoạt động Thanh toán quốc tế của các ngân hàng thương mại, trong đó có Ngân hàng Shinhanvina Chi nhánh Hà Nội.

- về doanh thu: Doanh thu của hoạt động Thanh toán quốc tế của Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội tăng dần qua các năm. Năm 2005, con số này là 190 nghìn USD, năm 2006 đã tăng lên 252 nghìn, các năm 2007, 2008, 2009, 2010 doanh thu lần lượt đạt 347, 473, 502 và 605 nghìn USD. Trong 2 năm khó khăn 2009 và 2010, tuy doanh số hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu giảm nhưng do Ngân hàng đã điều chỉnh mức phí tăng lên cho phù hợp với tình hình thực tế, nên doanh thu từ hoạt động này vẫn tăng lên, dù số tuyệt đối và tương đối tăng không nhiều. Để duy trì được mức doanh thu như vậy và giữ được khách hàng truyền thống, đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều từ phía cán bộ nhân viên phòng Thanh toán quốc tế nói riêng và toàn bộ cán bộ nhân viên của Ngân hàng nói chung.

Biểu đồ 2.9. Tỷ trọng đóng góp về doanh thu của các DN Hàn Quốc trong tổng doanh thu của Phòng TTQT NH Shinhanvina CN Hà Nội

ĐVT: 1.000USD

Nguồn: Báo cáo hàng năm của Ngân hàng Shinhanvina

Trong tình hình khủng hoảng kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài bị ảnh hưởng nhiều nhất vì sự khó khăn của chính các nhà đầu tư ở nước sở tại của họ. Khi đó, Ban Giám đốc Ngân hàng đã có những quyết sách phù hợp để hỗ trợ khách hàng trong việc sử dụng dịch vụ của mình. Những chính sách đó bao gồm việc hỗ trợ ngoại tệ cho khách hàng thanh toán tiền nhập khẩu, cho vay vốn với lãi suất ưu đãi, xem xét lại toàn bộ quy trình để đơn giản hoá thủ tục giấy tờ cho khách hàng, nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật... Bằng trình độ nghiệp vụ vững chắc, cũng như thái độ phục vụ khách hàng rất tận tình, đúng mực, cán bộ nhân viên Phòng Thanh toán quốc tế đã tư vấn giúp khách hàng có thể sử dụng dịch vụ của mình một cách tốt nhất. Với bộ chứng từ chuyển tiền theo phương thức TTR, khách hàng có thể fax các chứng từ để chắc chắn rằng chứng từ của mình đã đầy đủ trước khi mang bản gốc đến Ngân hàng, hạn chế thời gian đi lại và sửa chữa cho khách hàng. Với L/C nhập khẩu và xuất khẩu, khách hàng có thể được tư vấn trước khi ký hợp đồng ngoại thương để giảm thiểu các rủi ro khi dùng phương thức thanh toán rất phổ biến này. Riêng với L/C xuất khẩu, dù khách hàng có chiết khấu bộ chứng từ hay không, bộ chứng từ cũng được cán bộ Phòng Thanh toán quốc tế kiểm tra thật kỹ, thông báo các lỗi (nếu có) cho khách hàng để giúp khách hàng có một bộ chứng từ hoàn hảo nhất trước khi gửi đi đòi tiền ngân hàng phát hành, tránh những rủi ro bị từ chối thanh toán hay trừ phí bất hợp lệ. Chính nhờ vậy, các doanh nghiệp đã có sự tin tưởng nhất định vào Ngân hàng, do đó đã sử dụng các dịch vụ của Ngân hàng một cách thường xuyên và hiệu quả.

Cùng với đặc trưng của Ngân hàng là phần lớn khách hàng của Ngân hàng là các tổ chức, cá nhân của Hàn Quốc, phần lớn khách hàng của Phòng Thanh toán quốc tế cũng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc. Do đó, họ cũng là những đối tượng khách hàng đóng góp lớn nhất vào doanh

thu từ hoạt động thanh toán quốc tế. Tỷ trọng đóng góp của họ dao động từ 83% đến 89% trong các năm từ 2005 đến 2010. Năm 2010, tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc đem lại trong tổng doanh thu của Phòng Thanh toán quốc tế là 83%, thấp nhất trong 6 năm trở lại đây. Điều đó là do bên cạnh các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc, Phòng Thanh toán quốc tế đã khai thác thêm được các doanh nghiệp của Việt Nam trong việc sử dụng dịch vụ của mình, làm gia tăng doanh số cũng như doanh thu của hoạt động Thanh toán quốc tế.

- về việc sử dụng dịch vụ: Như đã phân tích ở trên, trong các dịch vụ thanh toán quốc tế cung cấp bởi Ngân hàng Shinhanvina Chi nhánh Hà Nội, dịch vụ chuyển tiền bằng điện được sử dụng nhiều nhất, đặc biệt là trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc. Các dịch vụ liên quan đến L/C xuất khẩu và nhập khẩu ít được sử dụng hơn trong các doanh nghiệp này, nhưng lại được ưa chuộng bởi các doanh nghiệp của Việt Nam do tính an toàn lớn nhất của phương thức thanh toán này. Ngoài ra, các dịch vụ nhờ thu kèm chứng từ hay nhờ thu séc cũng được khách hàng sử dụng, nhưng chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng doanh số, cũng như doanh thu của hoạt động Thanh toán quốc tế.

Với những phân tích trên, Ngân hàng Shinhanvina Chi nhánh Hà Nội có thể thấy một cách tổng quan nhất hoạt động của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Từ đó có thể tìm ra được những khó khăn và thuận lợi của mình trong việc thu hút thêm khách hàng Hàn Quốc cho hoạt động chung của mình, cũng như hoạt động Thanh toán quốc tế.

2.4. Khó khăn và thuận lợi của Ngân hàng Shinhanvina Chi nhánh Hà Nội trong việc thu hút doanh nghiệp Hàn Quốc

2.4.1. Các điều kiện cơ bản để mở rộng thị phần TTQT của NHTM

2.4.1.1. Các điều kiện khách quan

Sự phát triển của nền kinh tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói riêng là điều kiện đầu tiên tác động trực tiếp đến hoạt động TTQT của các NHTM. Các hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu của các NHTM có diễn ra và phát triển được hay không đều phải dựa trên các giao dịch xuất nhập khẩu giữa quốc gia đó với các quốc gia khác. Do đó, nó phụ thuộc vào các nhân tố sau:

- Các chính sách vĩ mô của Nhà nước: Đây là một nhân tố quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong đó có các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh XNK.

- Chính sách thuế: Các chính sách thuế của Nhà nước có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, đặc biệt là hoạt động XNK. Thông qua việc áp dụng mức thuế cao hay thấp đối với mặt hàng XNK nào đó sẽ hạn chế hay khuyến khích sản xuất hay nhập khẩu mặt hàng đó. Do đó sẽ tác động đến hoạt động TTQT của các NHTM.

- Chính sách kinh tế đối ngoại: Việc đưa ra các định hướng mang tính chiến lược là bảo hộ mậu dịch hay tự do hoá mậu dịch có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, từ đó dẫn đến sự sôi động hay trầm lắng của hoạt động TTQT. Sự lựa chọn chính sách đối ngoại của quốc gia nếu thiên về xu hướng bảo hộ mậu dịch sẽ gây khó khăn cản trở cho hoạt động ngoại thương; ngược lại, nếu thiên về xu hướng tự do hoá mậu dịch sẽ tạo điều kiện cho ngoại thương phát triển, qua đó thúc đẩy hoạt động TTQT phát triển.

- Sự phát triển của các doanh nghiệp XNK: Khi hoạt động XNK của các doanh nghiệp ngày càng được mở rộng cả về mặt hàng kinh doanh, đối tác và bạn hàng thì doanh số kinh doanh XNK của doanh nghiệp sẽ ngày một tăng, dẫn đến kim ngạch XNK của một quốc gia tăng làm tiền đề để các NHTM mở rộng hoạt động thanh toán XNK của mình..

- Sự thay đổi kinh tế, chế độ chính trị của nước bạn hàng: Hoạt động TTQT là hoạt động thanh toán diễn ra giữa các quốc gia khác nhau. Do đó, nó chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi tác động của môi trường kinh tế, chính trị, xã hội của các quốc gia. Mỗi sự biến động về chế độ chính trị của nước bạn hàng sẽ ảnh hưởng đến khả năng và sự sẵn sàng đáp ứng các cam kết đã thoả thuận giữa các bên. Sự suy thoái kinh tế, biến động chính trị sẽ ảnh hưởng bất lợi đến tự do hoá thương mại, đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hưởng đến quá trình thanh toán XNK

2.4.1.2. Các điều kiện chủ quan

Đây chính là các điều kiện từ bản thân các NHTM. Ta có thể kể đến một số các điều kiện chủ yếu sau:

- Số lượng và chất lượng khách hàng của ngân hàng: Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng là yếu tố quyết định đến sự sống còn của NHTM nói chung và hoạt động thanh toán XNK nói riêng. Nếu ngân hàng có thể thu hút

Một phần của tài liệu 0139 giải pháp mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp hàn quốc tại NH SHINHANVINA chi nhánh hà nội luận văn thạc sĩ kinh tế (Trang 66 - 103)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(121 trang)
w