Thanh toán bằng phương thức Nhờ thu (DA/DP) Tín dụng chứng từ (L/C) và Chuyển tiền bằng điện (TTR)
Biểu đồ 2.5. Doanh số thanh toán Xuất khẩu
ĐVT: 1.000USD
DS THANH TOÁN XUAT KHẢU
Nguồn: Báo cáo hàng năm của Ngân hàng Shinhanvina
Cùng chung xu thế với thanh toán nhập khẩu, doanh số của thanh toán xuất khẩu tăng dần qua các năm từ 2005 đến 2008. Năm 2006, doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 150% so với năm 2005 và năm 2007 đạt 126% so với năm 2006. Năm 2008, doanh số thanh toán xuất khẩu đạt 126% so với năm 2007. Tuy nhiên, năm 2009, doanh số này giảm dần, chỉ còn 71% so với năm trước và năm 2010 đạt 120% so với năm 2009, nhưng cũng chỉ bằng 86% so với năm 2008.
Có thể thấy, doanh số thanh toán xuất nhập khẩu của Ngân hàng Shinhanvina chi nhánh Hà Nội đều giảm đi vào các năm 2009 và 2010 là do những nguyên nhân chính sau:
Suy thoái kinh tế xảy ra trên toàn thế giới cùng với sự thực thi các chính sách để thắt chặt tiền tệ, chống lạm phát nhằm ổn định nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam có ảnh hưởng hạn chế tới việc cung ứng vốn tín dụng cho các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngành Ngân hàng cũng phải đối mặt với chính sách thắt chặt này và với rất nhiều rủi ro như rủi ro lãi suất, rủi ro hối đoái, rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro về thị trường và rủi ro chính sách.
Một trong những kênh trực tiếp truyền dẫn ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng toàn cầu đến Việt Nam chính là sự sụt giảm mạnh giá hàng hoá xuất khẩu. Sau nhiều năm luôn theo chiều đi lên, sau giai đoạn tăng vọt trong năm 2007 và một phần trong năm 2008; giá năng lượng, thực phẩm, nguyên liệu và khoáng sản đã giảm mạnh trong sáu tháng cuối năm 2008. Trong một số trường hợp, giá cả giảm đến ba phần tư chỉ trong khoảng thời gian từ mùa hè đến cuối năm. Điều này có ảnh hưởng lớn đối với một quốc gia như Việt Nam vốn dựa nhiều vào xuất khẩu các loại hàng hoá này.
Đặc biệt, thị phần của Ngân hàng Shinhanvina chủ yếu là các doanh nghiệp của Hàn Quốc và các cá nhân người Hàn Quốc. Theo truyền thống, họ thường giao dịch với các ngân hàng của Hàn Quốc. Tuy nhiên, do gặp khó khăn, một số dự án mới của các nhà đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam bị hoãn lại. Ngoài ra, sự cạnh tranh khốc liệt trong hệ thống ngân hàng, thị phần khách hàng Hàn Quốc cũng bị chia sẻ bởi không những các ngân hàng của Hàn Quốc khác mà còn là các ngân hàng thương mại Nhà nước, ngân hàng cổ phần và chi nhánh các ngân hàng nước ngoài khác.
Một nguyên nhân không kém phần quan trọng, ảnh hưởng đến hoạt động TTQT của Shinhanvina Hà Nội trong thời gian vừa qua là thị trường ngoại hối có những diễn biến phức tạp, khó lường nên các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn ngoại tệ để thanh toán ra nước ngoài và các hoạt động tài trợ xuất khẩu.