Shinhanvina Chi nhánh Hà Nội
- Mở rộng và củng cố quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài
Hiện nay, thông qua Trụ sở chính, Shinhanvina Hà Nội đã có quan hệ đại lý với nhiều ngân hàng trên thế giới, nhưng chưa trải đều các khu vực. Do đó, để phục vụ cho hoạt động TTQT của toàn hệ thống, Shinhanvina nên chủ động mở rộng quan hệ đại lý với nhiều khu vực trên thế giới, đặc biệt là các ngân hàng tại Hàn Quốc.
- Tăng cường hoạt động đào tạo cán bộ Thanh toán quốc tế
Thường xuyên cử các cán bộ Thanh toán quốc tế đi học để củng cố, cập nhật các kiến thức mới nhất về thanh toán quốc tế. Ví dụ, hiện nay hàng năm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) có tổ chức cuộc thi kiểm tra trình độ kiến thức về Tín dụng chứng từ và cấp chứng chỉ quốc tế cho những nguời tham gia. Trên thực tế, cuộc thi này còn xa lạ với các ngân hàng Việt Nam. Tuy vậy, Ngân hàng Shinhanvina Chi nhánh Hà Nội có thể tìm hiểu và cử thanh toán viên tham gia. Đây sẽ là cơ hội tốt để họ củng cố kiến thức và khẳng định khả năng của mình, trên cơ sở đó thực hiện các nghiệp vụ ngày càng tốt hơn.
Nên chú trọng đổi mới nhận thức của đội ngũ cán bộ thanh toán về chính sách khách hàng, khuyến khích họ tăng cường tìm hiểu các khách hàng mà họ phục vụ về tình hình tài chính, uy tín, cũng như các nhu cầu của khách hàng khi giao dịch với Ngân hàng. Một điểm quan trọng nữa là Ngân hàng phải có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với những cán bộ giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, hoàn thành tốt công việc được giao, có nhiều sáng tạo, tích cực thu hút nhiều khách hàng mới về giao dịch. Đồng thời, có chế độ kỷ luật, chuyển công tác với những cán bộ ý thức kỷ luật kém, có hành vi vi phạm đạo đức, chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao, gây ra sai sót làm ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng. Những giải pháp đó sẽ góp phần động viên và phát huy hết khả năng làm việc của những cán bộ có năng lực.
- Phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ
Khi hoạt động kinh doanh XNK phát triển, thì việc cung cấp các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ càng trở nên quan trọng vì các doanh nghiệp XNK sẽ cần đến các nghiệp vụ này để phòng ngừa rủi ro tỷ giá, bảo toàn lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của mình. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ đa dạng sẽ tạo điều kiện cho ngân hàng tăng doanh thu, nâng cao chất lượng và hiệu quả TTQT, thu hút nhiều khách hàng là doanh nghiệp XNK đến với ngân hàng. Chính vì vậy, Shinhanvina Hà Nội cần nghiên cứu và triển khai các nghiệp vụ phái sinh như Foward, Option, Future, bởi vì hiện nay tại Shinhanvina Hà Nội hoạt động kinh doanh ngoại tệ chủ yếu mới chỉ xoay quanh nghiệp vụ giao ngay (Spot). Ngoài ra, Shinhanvina Hà Nội cũng cần có chính sách tỷ giá linh hoạt và cạnh tranh hơn. Để có thể phát triển được các nghiệp vụ này không chỉ đòi hỏi sự nỗ lực từ bản thân ngân hàng, mà còn cần đến sự hợp tác của khách hàng.
Vì Phòng TTQT và Phòng Kinh doanh ngoại tệ có quan hệ mật thiết với nhau, do đó Phòng Kinh doanh ngoại tệ cần phải có những chính sách và chiến lược kinh doanh đúng đắn và phù hợp, nhằm hạn chế việc không đủ nguồn ngoại tệ cho việc tài trợ thương mại, dẫn đến việc khách hàng sẽ tìm kiếm một ngân hàng khác.
- Có chính sách khách hàng hợp lý theo định hướng khách hàng chiến lược
Khi đã định hướng khách hàng mục tiêu của mình là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc, Ban Giám đốc nên đưa ra những chính sách quan tâm, đãi ngộ cụ thể để thu hút, cũng như phát triển đối tượng khách hàng này.
- Sử dụng linh hoạt đòn bảy kinh tế như lãi suất, tỷ giá, phí dịch vụ, phí hoa hồng để thu hút khách hàng, kết hợp với việc cải thiện chất lượng dịch vụ và quảng bá rộng rãi sản phẩm của Ngân hàng.
- Tăng cường công tác quản trị điều hành của Ban Giám đốc chi nhánh, giữ vững và nâng cao kỷ luật, kỷ cương trong điều hành hoạt động, phát huy tích cực tính năng động sáng tạo trong công việc, tính độc lập tự chủ tại các phòng nghiệp vụ.
- Đổi mới và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ kiểm tra đảm bảo tính hệ thống thống nhất trong kiểm tra.
- Trang bị các trang thiết bị cần thiết cho các phòng nghiệp vụ để thuận lợi trong tác nghiệp của các phòng.
- Hoàn thiện và đổi mới công nghệ thanh toán. Cải thiện và nâng cao trình độ tự động hoá trong quy trình công nghệ ngân hàng là một trong những điều kiện tốt để quản lý vốn tập trung, tăng cường hơn nữa sự hoà nhập của
hệ thống ngân hàng Việt Nam vào thị trường tài chính tiền tệ thế giới. Để đáp ứng được yêu cầu công nghệ, trước hết Shinhanvina cần tận dụng tối đa công suất của hệ thống máy móc hiện có, tiến tới giảm bớt các công việc giấy tờ bằng cách chuyển toàn bộ việc nhận, lập, phân loại, chuyển và quản lý các loại điện, thư sử dụng trong quá trình thanh toán sang thực hiện trên hệ thống máy vi tính và thông qua mạng máy tính. Ngân hàng nên thường xuyên nâng cấp và mua mới các trang thiết bị phục vụ thực hiện công tác thanh toán (chủ yếu là máy vi tính hiện đại có tốc độ xử lý công việc nhanh.
- Xây dựng, chuẩn hoá và phát triển hệ thống thông tin khách hàng
tập trung trong toàn hệ thống, hệ thống quản lý mối quan hệ ngân hàng - khách hàng, tạo khả năng giao diện kết nối với các thị trường tài chính trong và ngoài nước.
- Đa dạng hoá các kênh phân phối dịch vụ như bổ sung các dịch vụ thanh toán trên trang Web của Ngân hàng như: thông báo Thư tín dụng, báo có, gửi yêu cầu mở thư tín dụng, chấp nhận thanh toán, quản lý tài khoản của doanh nghiệp, tiến tới giao dịch với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trong cả nước thông qua mạng Internet.
- Xây dựng lại biểu phí hợp lý mang tính cạnh tranh hơn: những phí còn thấp so với các ngân hàng khác thì nên tăng lên nhằm tăng doanh thu, những biểu phí nào quá cao so với các ngân hàng khác thì nên hạ xuống trên cơ sở tính toán hợp lý giữa chi phí và doanh thu.
Tóm lại: Trên cơ sở của những vấn đề lý luận về TTQT đã được trình bày tại Chương 1 và những vấn đề về thực trạng hiệu quả hoạt động TTQT của các doanh nghiệp Hàn Quốc tại Shinhanvina Hà Nội, trong Chương 3, tác giả đã đưa ra được một số giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động TTQT của các doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng và các doanh nghiệp nói chung tại Ngân hàng Shinhanvina Chi nhánh Hà Nội.
KẾT LUẬN
Trong thời đại của nền kinh tế hội nhập quốc tế hiện nay, nếu như hoạt động xuất nhập khẩu được coi là động lực cho sự phát triển và hội nhập vào nền kinh tế thế giới của mỗi quốc gia thì hoạt động TTQT của ngân hàng chính là đòn bẩy cho hoạt động XNK càng mở rộng và phát triển. Shinhanvina Hà Nội luôn cố gắng để phát triển vững chắc không chỉ về doanh số, mà còn về chất lượng của từng nghiệp vụ. Qua phân tích hoạt động TTQT tại Shinhanvina Hà Nội, có thể nhận thấy tuy hoạt động này không phải là thế mạnh của Ngân hàng, kinh nghiệm trong hoạt động này còn ít ỏi, song Shinhanvina Hà Nội cũng đáp ứng được phần nào cho các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư của Hàn Quốc. Chất lượng nghiệp vụ đang từng bước được cải thiện, song bên cạnh đó vẫn còn không ít những tồn tại do cả những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Do đó, hiệu quả cũng như thu nhập từ hoạt động nói trên tại Ngân hàng phần nào bị hạn chế.
Với mục đích đưa ra những giải pháp nhằm thu hút, duy trì khách hàng là các doanh nghiệp có vốn đầu tư Hàn Quốc, đồng thời hoàn thiện và phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế tại Shinhanvina Hà Nội với các khách hàng này, một số vấn đề cơ bản sau đã được giải quyết trong Luận văn:
- Hệ thống hóa được một số lý luận cơ bản về nghiệp vụ TTQT
- Phân tích đánh giá thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế trong thời gian từ 2005-2010 của Ngân hàng Shinhanvina Chi nhánh Hà Nội. Luận văn cũng chỉ rõ một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình duy trì, cũng như thu hút các doanh nghiệp Hàn Quốc giao dịch Thanh toán quốc tế tại Shinhanvina chi nhánh Hà Nội.
- Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, Luận văn đã đưa ra một số giải pháp và kiến nghị chủ yếu nhằm góp phần duy trì và thu hút khách hàng Hàn Quốc, hoàn thiện và phát triển hoạt động Thanh toán quốc tế tại Shinhanvina Chi
nhánh Hà Nội.
Quốc Gia
2. Nguyễn Duệ (2001), Quản trị Ngân hàng, NXB Thống kê
3. Đỗ Linh Hiệp (2002), Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ xuất nhập khẩu, NXB Thống kê
4. Ngân hàng Shinhanvina, Báo cáo thường niên các năm (2005-2010)
5. Nguyễn Thị Quy (2003), Thanh toán quốc tế bằng LC - Các tranh chấp thường phát sinh và cách giải quyết, NXB Chính trị Quốc Gia 6. Nguyễn Văn Tiến (2003), Cẩm nang thị trường ngoại hối và các giao
dịch kinh doanh ngoại hối, NXB Thống kê
7. Nguyễn Văn Tiến (2005), Thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương,
NXB Thống kê
8. Nguyễn Trọng Thuỳ (2003), Toàn tập UCP - Quy tắc và thực hành thống nhất tín dụng chứng từ - NXB Thống kê
9. Đinh Xuân Trình (2002), Giáo trình thanh toán quốc tế trong ngoại thương, NXB Giáo dục Websites: 10. http://www.baocongthuong.com.vn/p0c194n12772/mo-rong-hop-tac- kinh-te-giua-viet-namhan-quoc.htm 11. http://www.baocongthuong.com.vn/p0c194n10628/xuat-khau-sang- han-quoc-gap-kho-vi-rao-can-van-hoa.htm
12. http://www.cpv.org.vn - Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam- một năm nhìn lại (2010)
13. http://www.dddn.com.vn -Việt Nam xuất gì sang Hàn Quốc (17/8/2009) 14. http://www.dddn.com.vn - Thu hút FDI: gỡ rối nội tại (06/06/2009) 15. http://tuoitre.vn - Xuất khẩu sang Hàn Quốc tăng nhanh (2010) 16. http: //www.vcci .com. vn - Doanh nghiệp Hàn Quốc
17. http://vov.vn/Home/Xuat-khau-vao-thi-truong-Han-Quoc-nhieu-thuan- loi/20114/172895.vov
18. http://www.vnecomomy.vn - Hàn Quốc quan tâm đầu tư vào bất động sản và xây dựng (2010)