Trong dài hạn, tất cả đầu vào của quá trình sản xuất của doanh nghiệp đều biến đổi. Điều này có nghĩa là trong dài hạn, những thay đổi cơ bản về cấu trúc chi phí của doanh nghiệp có thể xảy ra và những quyết định đưa ra ở hiện tại có thể giới hạn các hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. Vì lý do này, hàm chi phí sản xuất dài hạn đôi khi được gọi là “hàm chi phí kế hoạch”, bởi vì nó có thể được doanh nghiệp sử dụng để lên kế hoạch sản xuất trong thời gian tới.
Có 3 phương pháp dùng để ước lượng chi phí sản xuất trong dài hạn, đó là phương pháp hồi quy, phương pháp kỹ thuật và phương pháp duy trì.
- Phương pháp hồi quy:
Cũng như trong ngắn hạn, phương pháp hồi quy có thể được sử dụng để ước lượng hàm chi phí sản xuất trong dài hạn. Khi thực hiện ước lượng, người ta thường giả định rằng chỉ có sản lượng sản xuất mới ảnh hưởng đến chi phí bình quân dài hạn và đường chi phí dài hạn cũng vẫn có thể là tuyến tính, bậc hai hoặc bậc ba. Các bước thực hiện ước lượng hàm chi phí sản xuất trong dài hạn cũng giống như trong ngắn hạn. Tuy nhiên, trong việc ước lượng chi phí sản xuất dài hạn cần lưu ý một số điểm sau:
+ Thứ nhất, hàm chi phí sản xuất trong dài hạn vẫn phải được ước lượng với giả định công nghệ không thay đổi theo thời gian. Trong trường hợp ước lượng chi phí sản xuất trong ngắn hạn, dữ liệu thu thập được thường là dữ liệu theo chuỗi thời gian theo tuần, tháng hoặc năm (tùy vào sự sẵn có của số liệu) nhưng nhìn chung là thời gian ngắn nên giả định này có thể đảm bảo. Tuy nhiên, để lấy được dữ liệu ước lượng chi phí sản xuất trong dài hạn thì thường phải lấy trong thời gian dài, và khi đó nếu lấy số liệu theo chuỗi thời gian dễ dẫn đến việc giả định này không được duy trì. Do đó, trong dài hạn, thay vì sử dụng dữ liệu chuỗi thời gian, người ta thường sử dụng số liệu chéo, lấy dữ liệu của các doanh nghiệp trong cùng một ngành tại một thời điểm. Việc làm này có thể đảm bảo giả thiết rằng công nghệ không thay đổi theo thời gian
+ Thứ hai, ngay cả khi đó không phải là vấn đề, sự khác biệt về kỹ thuật kế toán giữa các doanh nghiệp (ví dụ cách thức xác định giá trị hao mòn tài sản chẳng hạn…) có thể làm cho dữ liệu không thực sự thống nhất giữa các doanh nghiệp. Ngoài ra, các yếu tố địa lý có thể cũng là một vấn đề vì những doanh nghiệp ở các vùng khác nhau có thể sẽ có giá đầu vào khác nhau đáng kể dẫn đến chi phí sản xuất bị sai lệch đáng kể giữa chúng.
- Phương pháp kỹ thuật:
Phương pháp kỹ thuật được thiết kế để cho phép các doanh nghiệp ước tính chi phí trong trường hợp áp dụng công nghệ mới vào trong sản xuất. Điều này làm giảm mức độ rủi ro của doanh nghiệp vì nó có thể đánh giá liệu có đáng sử dụng công nghệ mới hay chỉ liên quan đến nó lớn đến mức làm cho việc đầu tư vào công nghệ mới này không có lợi.
- Phương pháp duy trì:
Cơ sở của phương pháp này là nó phân chia các doanh nghiệp trong ngành thành các quy mô khác nhau. Sau đó, tỷ lệ của doanh nghiệp có quy mô khác nhau trong ngành được quan sát ở hai thời điểm khác nhau. Nếu theo thời gian, tỷ lệ doanh nghiệp ở một quy mô nào tăng lên, nó được coi là bằng chứng về chi phí trung bình thấp ở quy mô hoạt động đó.
CHƯƠNG 3:
THỰC TRẠNG SẢN XUẤT VÀ CHI PHÍ SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ GIAI ĐOẠN TỪ NĂM 2018 ĐẾN NĂM 2020 3.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG BÁNH KẸO VIỆT NAM VÀ
CÔNG TY CP BÁNH KẸO HẢI HÀ