Hạn chế trong thực hiện chi phí sản xuất

Một phần của tài liệu Ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất của Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2018 - 2020 và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà thời gian tới (Trang 70 - 71)

Chưa đảm bảo được việc tăng doanh số, sản lượng sản xuất bên cạnh việc tối ưu các chi phí biến đổi ở mức càng thấp càng tốt.

Trong việc thực hiện chi phí sản xuất, qua bảng 3.14 “Số liệu về sản lượng và chi phí biến đổi trong 12 quý từ quý 1 năm 2018 đến quý 4 năm 2020 của Công Ty CP Bánh kẹo Hải Hà” ở nội dung 3.4.1.2 về ước lượng hàm chi phí sản xuất ta có thể thấy chi phí biến đổi (TVC) tăng dần khi công ty tăng sản lượng. Mặt khác, từ kết quả ước lượng ta có hệ số = 0,97248. Như vậy, hàm ước lượng chi phí sản xuất phản ánh được 97,248% sự biến động của chi phí biến đổi thực sự phụ thuộc vào sản lượng bánh kẹo sản xuất ra. Còn 2,752% chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài mô hình. Ta có thể thấy mối quan hệ phụ thuộc giữa chi phí biến đổi vào sản lượng bánh kẹo là rất chặt chẽ. Khi khối lượng sản xuất và sản lượng bánh kẹo tăng lên, chi phí biến đổi

cũng sẽ tăng lên. Ngược lại, khi ít sản phẩm được sản xuất thì chi phí biến đổi liên quan đến sản xuất sẽ giảm.

Điều này tạo nên hạn chế vì nếu cứ gia tăng hai yếu tố này đồng thời như vậy, lợi nhuận sẽ không được tối đa. Nếu như để tiết kiệm chi phí biến đổi mà giảm sản lượng thì kéo theo doanh thu và lợi nhuận- nguồn thu nhập chính của công ty sẽ giảm. Nếu vậy nó ảnh hưởng tới cả hệ thống bộ máy và dây chuyền sản xuất của Haihaco.

Vẫn còn phụ thuộc nhiều vào nguyên vật liệu nhập ngoại, đầu vào nguyên vật liệu trong nước phải nhập với giá cao khiến cho việc kiểm soát chi phí đầu vào gặp nhiều khó khăn.

Chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng lớn khoảng 70% - 80% giá thành sản phẩm, do đó việc biến động giá nguyên vật liệu sẽ gây bất lợi, ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm. Trong các nguồn nguyên vật liệu đầu vào, đường kính chiếm tới gần 15% tổng chi phí nguyên vật liệu của Công ty. Tuy nhiên, việc phải sử dụng nguyên liệu đường trong nước với giá cao sẽ gây khó khăn trong việc điều chỉnh giá thành sản phẩm của Công ty.

Mặt khác các yếu tố đầu vào cần thiết như sữa, hương liệu, socola, canxi cacbonat, gelatin đều nhập từ nước ngoài dẫn đến việc phụ thuộc và khiến công ty chịu ảnh hưởng từ các yếu tố như biến động tỷ giá, nguồn cung,…

Sự cạnh tranh từ đối thủ dẫn đến việc cần gia tăng các chi phí khác nhằm đảm bảo năng lực cạnh tranh.

Trên thị trường hiện đang tràn lan các loại bánh kẹo nhập lậu, nguồn sản xuất bất hợp pháp, hàng nhái nhãn hiệu, không bảo đảm vệ sinh thực phẩm thậm chí còn nhái lại bao bì sản xuất của Haihaco. Có lẽ ban lãnh đạo công ty chưa thực sự mạnh tay trong việc đưa ra các giải pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp. Mặt khác việc gia tăng các đối thủ cạnh tranh cũng khiến Haihaco sẽ cần phải triển khai lại phương án sản xuất ví dụ như đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm, đổi mới bao bì mẫu mã, áp dụng các chiến dịch marketing ấn tượng hơn để giữ vững thị phần và tăng doanh thu lợi nhuận. Mà tất cả những phương án này đều làm gia tăng các chi phí sản xuất trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Ước lượng hàm sản xuất và chi phí sản xuất của Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà giai đoạn 2018 - 2020 và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại Công ty CP Bánh kẹo Hải Hà thời gian tới (Trang 70 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(82 trang)
w