Các nhân tố ảnh hưởng tới rủi ro cho vay

Một phần của tài liệu 0084 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thái bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27)

1.2.5.1. Nguyên nhân thuộc về ngân hàng

- Trong quá trình cho vay, cán bộ ngân hàng làm sai quy tắc tín dụng, hoặc trình độ yếu kém không đủ khả năng thẩm định những dự án phức tạp, trình độ chuyên môn còn hạn chế chưa bắt kịp với những thay đổi của thị trường, chính những yếu điểm này đã tạo ra khe hở cho khách hàng chiếm đoạt vốn của ngân hàng.

- Bên cạnh đó yếu tố cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường. Các ngân hàng đã quên nhiệm vụ đảm bảo an toàn mà chạy theo chính sách lợi nhuận. Bỏ qua các quy tắc phòng ngừa rủi ro, làm sai lệch các nguyên tắc co vay, trong thẩm định dự án. Đây là chính sách mạo hiểm trong kinh doanh nó sẽ mang lại tổn thất lớn nếu xảy ra rủi ro trong hoạt động kinh doanh.

- Công tác đào tạo cán bộ ngân hàng chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ kinh doanh trong thời kỳ mới, trình độ cán bộ tín dụng còn hạn chế cả nghiệp vụ và hiểu biết nắm bắt những thay đổi của thị trường.

- Ngân hàng không thực hiện hoặc thực hiện không tốt các đảm bảo tín dụng, người bay không đáp ứng đủ các điều kiện về tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh nhưng NHTM vẫn cho vay. Bên cạnh đó có một số cán bộ tín dụng biến chất đã thông đồng với khách hàng nâng giá trị tài sản nhằm nhằm mục đích vay được nhiều tiền. Tuy tài sản thế chấp là tiêu chuẩn thứ yếu nhưng chính nó là nguồn đảm bảo thu nợ thứ hai khi khách hàng không có khả năng trả nợ bằng nguồn thu thứ nhất. Chính vì vậy việc định giá tài sản đảm bảo cũng là một yếu tố tác động tới rủi ro ngân hàng.

1.2.5.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng

thể chia làm hai trường hợp sau:

- Nguyên nhân do chủ quan của người vay: khách hàng vay vốn gặp khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, quản lý kém dẫn đến không đảm bảo đủ nguồn trả nợ vốn vay.

- Nguyên nhân do khách quan mang lại; Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải chịu sự cạnh tranh gay gắt và để tồn tại thì các doanh nghiệp phải nỗ lực hết mình trong những quan hệ phức tạp của xã hội. Tuy nhiên, rủi ro vẫn luôn là điều không thể tránh khỏi như trên đã nêu: nguồn thu chủ yếu của các ngân hàng là từ các doanh nghiệp thông qua hoạt động tín dụng; chính vì vậy hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của ngân hàng và rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp nó cũng ảnh hưởng trực tiếp tới rủi ro tín dụng của ngân hàng. Rủi ro của doanh nghiệp xảy ra như:

+ Doanh nghiệp bị rủi ro khách quan: thiên tai hoả hoạn, động đất... Đây là trường hợp bất khả kháng khó mà lường trước được.

+ Bản thân doanh nghiệp bị lừa đảo hoặc bị ảnh hưởng từ phía khách hàng của doanh nghiệp.

Ngoài các trường hợp nêu trên còn có rủi ro xuất phát từ chính sự yếu kém của bản thân doanh nghiệp. Sự cạnh tranh khắc nghiệt của thị trường luôn đặt doanh nghiệp trong tình trạng phải có sự nỗ lực cao độ vì bất kì một sự sai sót nào trong phương thức quản lý kinh tế cũng như quản lý tài chính đều dẫn đến thua lỗ, phá sản doanh nghiệp ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp

1.2.5.3. Nguyên nhân từ môi trường kinh doanh

- Môi trường kinh tế: Môi trường kinh tế tác động mạnh mẽ đến lĩnh vực kinh doanh của ngân hàng cũng như của doanh nghiệp trong nền kinh tế.

có hiệu quả và có nhiều khả năng trả nợ đuợc cho ngân hàng. Nguợc lại khi nền kinh tế rơi vào suy thoái, mất ổn định đã làm cho các doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất, kinh doanh bị đình trệ, sức mua bị giảm sút, hàng hoá bị ứ đọng điều này ảnh huởng tới các khoản nợ của các ngân hàng.

Ngoài ra, các chính sách kinh tế vĩ mô nó tác động tới hoạt động của ngân hàng. Chính phủ sẽ uu tiên hơn về luật pháp, điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực chính phủ khuyến khích đầu tu phát triển và nguợc lại. Do những chính sách kinh tế của chính phủ nó đã làm giảm bớt khách hàng đến với ngân hàng từ các lĩnh vực mà nhà nuớc không khuyến khích phát triển.

- Môi truờng chính trị, xã hội

Môi truờng chính trị, xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện cho các nhà đầu tu phát triển. Đây cũng là điều kiện để thu hút đầu tu của các doanh nghiệp. Nguợc lại nếu môi truờng chính trị, xã hội không ổn định thì các doanh nghiệp không thể yên tâm mà phát triển và luôn đặt trong rủi ro có thể ập tới bất kì lúc nào đối với doanh nghiệp cũng nhu ngân hàng.

- Môi truờng pháp lý: Nếu nhu một đất nuớc xây dựng đuợc một hành lang pháp lý thông thoáng và có hiệu lực sẽ thu htú đuợc đông đảo các nhà đầu tu vào đầu tu phát triển đây là điều tất yếu của nền kinh tế thị truờng. Và nguợc lại nếu hành lang pháp lý lỏng lẻo tạo ra nhiều khe hở, gây nên tình trạng mánh khoé, lừa đảo và gây thiệt hại lẫn nhau từ đó nó ảnh huởng tới khả năng thanh toán cho ngân hàng, thậm chí trực tiếp lừa đảo chiếm dụng vốn của ngân hàng.

1.2.6. Ảnh hưởng của rủi ro cho vay đối với ngân hàng

1.2.6.1. Rủi ro cho vay làm giảm doanh thu của ngân hàng

Những khoản cho vay gặp rủi ro gây cho ngân hàng những thiệt hại về mặt tài sản khi không thu đuợc vốn và lãi trực tiếp làm giảm doanh thu của

ngân hàng. Còn trong trường hựop ngân hàng thu được lãi treo hay nợ quá hạn thì cũng ảnh hưởng tới tính thanh toán và rủi ro thanh khoản của ngân hàng do đó ảnh hưởng tới doanh thu của ngân hàng.

1.2.6.2. Rủi ro cho vay làm giảm khả năng thanh toán của ngân hàng

Rủi ro cho vay nó đã ảnh hưởng tới việc hoàn trả tiền gửi của ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Các khoản đầu tư, cho vay thu hồi chậm hoặc không thu hồi được trong khi đó ngân hàng vẫn phải trả vốn huy động một cách đều đặn cả vốn, lãi đúng kỳ hạn. Chính vì thế nó đã làm hạn chế khả năng thanh toán của ngân hàng.

1.2.6.3. Rủi ro cho vay làm giảm uy tín của ngân hàng

Rủi ro cho vay làm giảm uy tín của ngân hàng và khả năng kinh doanh của ngân hàng. Ngân hàng nào gặp nhiều rủi ro là ngân hàng hoạt động kém hiệu quả. Điều này tác động mạnh tới uy tín của ngân hàng làm cho lòng tin của khách hàng vào ngân hàng bị giảm. Nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới lượng khách hàng tới ngân hàng để gửi tiền cũng như sử dụng các dịch vụ của ngân hàng do đó quy mô hoạt động của ngân hàng bị ảnh hưởng và gây ra những tổn thất về tài chính.

Mặt khác nếu ngân hàng nào gặp nhiều rủi ro trong cho vay thì khả năng phá sản của các ngân hàng đó là rất cao. Bởi vì khi mà ngân hàng gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh thì khả năng thanh toán hay tính thanh khoản của ngân hàng là không cao. Mà khi ngân hàng hoạt động không hiệu quả sẽ gây tâm lý bất ổn cho người gửi tiền về khả năng chi trả củann dẫn tới họ rút tiền hàng loạt thì khả năng chi trả của ngân hàng sẽ gặp nhiều khó khăn nó có thể sẽ bị phá sản.

Hậu quả phá sản của một ngân hàng không chỉ mình bản thân ngân hàng đó gánh chịu mà nó còn tác động tới những ngân hàng có quan hệ với ngân hàng này. Điều này gây ra sự phản ứng dây chuyền gây ra sự phá sản

hàng loạt của các ngân hàng ảnh hưởng tới toàn bộ nền kinh tế. Chính vì những hậu quả khó lường khi mà rủi ro tín dụng gây ra như các cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997. Nó đã làm nền kinh tế các nước khu vực châu á lâm vào khủng hoảng nặng nề. Vì vậy mỗi ngân hàng phải luôn quan tâm tới rủi ro trong cho vay cũng như rủi ro tín dụng để đảm bảo cho quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng thực sự là đòn bảy cho nền kinh tế phát triển.

Như vậy trong nền kinh tế thị trường, do những biến động của thị trường, những nguyên nhân khác nhau của nền kinh tế tác động tới hoạt động của doanh nghiệp và chính bản thân ngân hàng làm nảy sinh các biến cố trong quan hệ tín dụng làm cho các quan hệ tín dụng vận động theo những chiều hướng xấu, không có lợi cho hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại là điều không thể tránh khỏi hay nói cách khác: Rủi ro xảy ra là điều tất yếu khách quan trong hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng thương mại, rủi ro thường xuyên đưa ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn cả về tài chính lẫn các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp. Vì vậy cần phải phòng tránh rủi ro. Loại bỏ rủi ro là điều không thể có nhưng phòng ngừa và hạn chế nó thì các nhà kinh doanh Ngân hàng hoàn toàn có thể làm được. Việc phòng ngừa và hạn chế rủi ro giúp cho Ngân hàng Thương mại hoàn toàn được vốn, tăng nguồn vốn, mở rộng kinh doanh và tăng thu nhập, hoạt động kinh doanh của Ngân hàng có hiệu quả sẽ nâng cao được uy tín của Ngân hàng đối với khách hàng, nhờ đó Ngân hàng có thể mở rộng kinh doanh và phát huy được vai trò của mình đối với sự phát triển của nền kinh tế.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nghiên cứu một số vấn đề về quản trị rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, chuơng 1 của Luận văn rút ra một số kết luận nhu sau:

- Một số vấn đề cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng đuợc trình bày ở trên lànhững vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xây dựng một chính sách quản trị rủi ro tín dụng hữu hiệu đối với một NHTM và việc áp dụng các nguyên tắc quản trị rủi ro phải đuợc cụ thể hoá phù hợp với chiến luợc kinh doanh của ngân hàng, phù hợpvớisản phẩmtíndụngmà ngân hàng cungcấp.

- Công tác quản trị rủi ro tín dụng phải đảm bảo đạt đuợc các mục tiêu NHTM đua ra và phù hợp với các thông lệ theo chuẩn mực quốc tế.

Qua việc nghiên cứu các nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng và hậu quả của rủi ro tín dụng thì việc triển khai nghiên cứu và thực hành công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank Thái Bình là rất cần thiết.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG

VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI BÌNH

2.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNGTHƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI BÌNH THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI BÌNH

Ngân hàng Công Thương Thái Bình được thành lập tháng 01/1991 trên cơ sở tách ra từ ngân hàng thị xã và trở thành một chi nhánh của Ngân hàng Công thương Việt Nam. Ngân hàng Công Thương Thái Bình là một trong 4 ngân hàng quốc doanh hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Bình thời điểm đó(bao gồm Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Vệt Nam, Ngân hàng Công thương và Ngân hàng Ngoại thương). Năm 2007, khi Nhà nước tiến hành cổ phần hóa Ngân hàng Công thương, toàn bộ hệ thống được đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Incombank). Sau đó Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam đã xây dựng một thương hiệu mới lấy tên Vietinbank và Ngân hàng TMCP Công thương Thái Bình được đổi thành Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình.

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Vietinbank Thái Bình (trước đây là Ngân hàng Công thương Thái Bình) được thành lập tháng 01/1991. Trải qua hơn 20 năm, cho đến nay Vietinbank Thái Bình đã có mạng lưới phủ rộng khắp các huyện, thành phố với 11 PGD, 5 quỹ tiết kiệm và 1 hội sở chính và trở thành một trong những ngân hàng TMCP vốn nhà nước chiếm thị phần lớn trong toàn tỉnh, có mạng lưới rộng, có đối tượng khách hàng phong phú và tài trợ toàn bộ các ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực kinh doanh của các doanh nghiệp trên toàn tỉnh, trở

thành “bà đỡ” mát tay cho rất nhiều dự án, phương án thành công của các doanh nghiệp như dự án nhà máy bia của Công ty CP sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu Hương sen, dự án nhà máy sản xuất đồ gỗ của Công ty cổ phần Bitexco Nam Long..., và tài trợ hoạt động cho rất nhiều các DN xuất khẩu tại làng nghề Phương La xuất khẩu khăn bông đi các nước trên thế giới. Đồng thời Ngân hàng TMCP Công thương Thái Bình cũng vươn ra khỏi địa bàn tỉnh Thái Bình, cho vay đồng tài trợ đối với các dự án mang tầm quốc gia như dự án xây dựng Tháp Tài chính, Dự án Khách sạn 5 sao J. W Marriott của Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco, dự án xây dựng nhà máy xi măng của Công ty Xi măng Xuân thành.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức, bộ máy, mạng lưới

Cơ cấu tổ chức Vietinbank Thái Bình gồm phòng Kế toán, phòng Tổ chức hành chính, phòng Tổng hợp, Phòng Tiền tệ kho quỹ, Phòng Bán lẻ, phòng Khách hàng doanh nghiệp, các Phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm trên địa bàn tỉnh Thái Bình, đồng thời 01 phòng Hỗ trợ tín dụng dưới sự điều hành trực tiếp của Hội sở chính được đặt tại Chi nhánh. Với tiêu chí luôn tự hoàn thiện minh và phát triển hơn nữa, hiện nay Vietinbank Thái Bình đã có mặt tại hầu hết các huyện và thành phố thuộc tỉnh Thái Bình với mạng lưới 11 phòng giao dịch, 5 Quỹ tiết kiệm và 01 Chi nhánh.

2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ

- Tiến hành giao dịch với khách hàng bao gồm các khách hàng Doanh nghiệp lớn, khách hàng DNNVV, khách hàng cá nhân và hộ gia đình đồng thời tư vấn cho khách hàng về các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng.

- Thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến tín dụng và quản lý các sản phẩm tín dụng phù hợp với chế độ, thể chế hiện hành và hướng dẫn của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

- Quản lý, giám sát thực hiện danh mục cho vay tại chi nhánh, thẩm định và tái thẩm định khách hàng của chi nhánh theo quy định của Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam.

- Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán XNK, kinh doanh ngoại tệ theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

- Thực hiện quản lý quỹ tiền mặt, quản lý an toàn kho quỹ theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam.

- Thực hiện công tác tổ chức, đào tạo cán bộ tại chi nhánh theo đúng chủ trương, chính sách của Nhà nước và theo quy định của Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Thực hiện công tác quản trị, văn phòng tại chi nhánh; thực hiện công tác bảo vệ, an ninh, an toàn tại Chi nhánh.

- Thực hiện công tác quản lý, duy trì hệ thống thông tin điện toán tại chi nhánh. Đồng thời bảo trì, bảo dưỡng máy tính đảm bảo thông suốt hoạt động của hệ thống mạng, máy tính của chi nhánh.

4 6 8 2 Tông huy động vốn 3.78 6 4.73 4 5.06 4

- Dự kiến kế hoạch kinh doanh, tổng hợp, phân tích, đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, thực hiện báo cáo hoạt động hàng năm.

Số lượng CBCNV tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam- Chi nhánh Thái Bình hiện nay là 162 người.

Biểu đồ 2.1: Trình độ cán bộ tại VietinbankThai Bình

Đơn vị: Người Chưa qua Γ^h _ đào tạo IJ 8 Trung cấp 4

Một phần của tài liệu 0084 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thái bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w