Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh
Dư nợ 2.93 3 3.50 5 3.86 6 4.23 5 - Ngắn hạn 1.91 0 2.37 8 2.75 6 3.11 1 - Trung dài hạn 1.02 3 1.12 7 1.11 0 1.12 4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013,2014,2015 và 6 tháng đầu năm 2016 của Vietinbank Thái Bình)
Giai đoạn năm 2013 và năm 2014 là giai đoạn Vietinbank Thái Bình đạt kết quả cao về lợi nhuận. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là trong thời gian này, Vietinbank đã xử lý thành công một loạt các khoản nợ đã được trích lập dự phòng rủi ro từ các năm trước, điều này đã mang lại khoản lợi nhuận tăng thêm đáng kể ngoài hoạt động kinh doanh. Theo báo cáo thường niên năm 2013 và 2014, nguồn thu từ việc xử lý các khoản nợ ngoại bảng lần lượt là 97 tỷ đồng và 53 tỷ đồng. Năm 2015, mặc dù chịu nhiều sức ép từ sự cạnh tranh của các NHTM khác trên địa bàn và không có sự tăng nguồn thu từ các khoản khác nhưng lợi nhuận của Vietinbank Thái Bình vẫn đạt ở mức tương đối cao, đứng thứ 2 trong số các NHTM trên địa bàn Thái Bình.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI BÌNH
2.3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình
2.3.1.1. Cơ cấu dư nợ theo thời gian vay
Trong giai đoạn 2013 - 2015, Vietinbank Thái Bình định hướng phát triển tín dụng là tập trung khai thác khách hàng mới, tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, duy trì các khoản vay dài hạn. Kết quả hoạt động tín dụng trong giai đoạn này đã phản ánh đúng định hướng tín dụng của Ban Lãnh đạo Vietinbank Thái Bình đã đề ra ban đầu.
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo thời gian vay
3 5 6 - VNĐ 2.14 0 2.60 6 2.94 5 3.251 - Ngoại tệ quy đổi VNĐ 793 89 9 921 984
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013,2014,2015 và 6 tháng đầu năm 2016 của Vietinbank Thái Bình)
Từ năm 2013 đến thời điểm 30/6/2015, dư nợ của các khoản vay trung dài hạn gần như được duy trì ở quanh mức 1.100 tỷ đồng; trong khi đó dư nợ của các khoản vay ngắn hạn luôn tăng qua các năm, từ 2.933 tỷ đồng vào năm 2013 đã tăng lên 4.235 tỷ đồng vào thời điểm 30/6/2016. Quá trình thay đổi và tăng trưởng của các khoản vay ngắn hạn và trung dài hạn được thể hiện rõ hơn ở biều đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ theo thời gian vay
2.3.1.2. Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền
Là 1 trong những hệ thống NHTM lớn nhất của Việt Nam, hệ thống NHCT nói chung và Vietinbank Thái Bình nói riêng luôn tìm cách nâng cao và đa dạng các dịch vụ nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng, trong đó có việc định hướng phát triển tín dụng đối với các khoản vay ngoại tệ đối với các khách hàng có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu và/hoặc có nhu cầu vay ngoại tê.
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền
4 % 6 3 % 2014 1.16 5 3β %^ 1.04 7 30% 1.29 3 37 % 3.505 2015 1.17 5 30 % 1.28 8 33% 1.40 3 36 % 3.866 6 tháng đầu năm 2016 1.16 5 28 % 1.62 0 38% 1.45 0 34 % 4.235
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013,2014,2015 và 6 tháng đầu năm 2016 của Vietinbank Thái Bình)
Ngoài việc tập trung tăng trưởng dư nợ đối với các khoản vay VNĐ thì Vietinbank Thái Bình cũng chú ý đến việc tăng trưởng các khoản vay ngoại tệ. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có đối với các hoạt động kinh tế ở Thái Bình là tỉnh có ngành dệt may xuất khẩu tương đối phát triển. Trong thời gian tới, Vietinbank Thái Bình có định hướng tập trung hơn nữa vào lĩnh vực này nhằm tăng dư nợ của các khoản vay ngoại tệ để thu hút nhiều hơn nguồn ngoại tệ do các doanh nghiệp xuất khẩu mang lại.
2.3.1.3. Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Thời gian trước đây, hệ thống NHCT chủ yếu phục vụ khách hàng là doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn góp nhà nước, doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, chính sách của NHCT nói chung và Vietinbank Thái Bình nói riêng đã có một sự thay đổi nhằm mở rộng khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng phát triển, tăng cường mở rộng cung ứng dịch vụ, tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Trên cơ sở bám sát chủ trương định hướng lại chính sách tín dụng của NHCT theo hướng tập trung mở rộng đầu tư cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm dần tỷ trọng đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước, cùng với tình hình thực tế tại địa bàn và tại chi nhánh; Vietinbank Thái Bình đã chủ trương dịch chuyển đầu tư sang nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp tại các làng nghề..., hạn chế cho vay các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả
Tại Vietinbank Thái Bình, việc mở rộng cung ứng dịch vụ, tín dụng cho đối tượng khách hàng thể nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những chuyển biến rõ rệt, tỷ lệ dư nợ theo các đối tượng khách hàng này đã tăng
lên rõ rệt. . Điều này có thể thấy qua bảng số liệu trên, từ năm 2013 đến thời điểm 30/6/2016, dư nợ cho vay đối với khách hàng DNNVV tăng đáng kể từ 1.286 tỷ lên 1.620 tỷ, chiếm 38% tổng dư nợ tín dụng tại thời điểm 30/6/2016. Bên cạnh đó là cũng sự gia tăng lớn của khối KHCN và doanh nghiệp siêu vi mô, tại thời điểm 30/6/2016 dư nợ đạt 1.451 tỷ đồng chiếm 34% tổng dư nợ.
Biểu đồ 2.7: Sự biến động trong cơ cấu dư nợ vay theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Nhìn biểu đồ 2.7 ta có thể thấy rõ hơn định hướng phát triển tín dụng của Vietinbank Thái Bình trong những năm qua. Cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ tín dụng thì dư nợ đối với khối KHDN NVVvà KHCN - KH khác cũng có sự biến động lớn, và khối KHDN lớn không có sự biến động đáng kể từ năm 2014 đến thời điểm tháng 6/2016.
Nhìn chung, cơ cấu cho vay hiện nay tuy đã có sự chuyển biến tích cực và phù hợp với định hướng phát triển tín dụng của Vietinbank Thái Bình, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý. Dư nợ của khối KHDN lớn tại thời điểm tháng 6/2016 đạt 1.165 tỷ đồng, chiếm 28% tổng dư nợ tập trung chủ yếu vào mốt số khách hàng. Điều này tiềm ẩn rủi ro tín dụng khá lớn đối với Vietinbank Thái Bình trong trường hợp các khách hàng này xảy ra rủi ro tín dụng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới ngoài việc tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của Chi nhánh thì Vietinbank Thái Bình cần có định hướng phát triển tín dụng theo hướng tập trung vào phát triển tín dụng khối KHDN NVV và KHCN nhằm san sẻ rủi ro tín dụng và ổn định chất lượng tín dụng.
2.3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình
2.3.2.1. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình
• Thứ nhất, chú trọng xây dựng chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả: Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuyếch trương hoặc hạnchế tín dụng để đạt mục tiêu đã được hoạch định và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh tín dụng, Vietinbank Thái Bình đã xây dựng mục tiêu của chính sách tín dụng là lợi nhuận, an toàn và lành mạnh.
năng động, chú trọng tìm kiếm đầu ra và áp dụng mức lãi suất cạnh tranh ngang bằng với các NHTM khác. Bên cạnh đó, Vietinbank Thái Bình cũng chú trọng thu hút khách hàng, mở rộng quan hệ tín dụng, tiếp thị và tuyên truyền quảng cáo.
Sự an toàn: Mục tiêu an toàn và lợi nhuận là hai mục tiêu mâu thuẫn
nhau trong chính sách tín dụng. Nếu một chính sách tín dụng có lợi nhuận cao thuờng kéo theo sự an toàn thấp và nguợc lại. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tín dụng, Vietinbank Thái Bình đã xây dựng chính sách tín dụng khá bài bản:
Chính sách tín dụng qui định về qui mô và giới hạn tín dụng, tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản có; Qui định các loại hình tín dụng, đa dạng hóa lĩnh vực tài trợ để có thể nắm bắt đuợc nhịp đập của nền kinh tế, phân tán rủi ro, song Vietinbank Thái Bình cũng chọn các ngành có thế mạnh để làm mũi nhọn tài trợ cho mình cho mình, tránh sự cạnh tranh gây gắt với các ngân hàng khác.
Chính sách tín dụng qui định rõ ràng trách nhiệm giữa các khâu thẩm định, cho vay và theo dõi nợ vay; Qui định về việc xử lý nợ trong các truờng hợp cho vay theo qui định, xử lý tài sản đảm bảo tiền vay để thu hồi nợ và việc phân loại nợ, trích dự phòng rủi ro đối với khoản cho vay đã đuợc qui định rõ ràng tiến sát với thông lệ quốc tế.
Nhằm định huớng cho cán bộ khi cấp tín dụng, chính sách tín dụng của Vietinbank Thái Bình đã hoạch định rõ ràng một số tiêu chuẩn nhất định về lãi suất: lãi suất cho vay không đuợc thấp hơn lãi suất sàn do NHCTVN quy định, đối với khách hàng làm ăn tốt, khách hàng VIP có uy tín thì có thể đuợc huởng lãi suất uu đãi thấp hơn lãi suất sàn; đối với khách hàng làm ăn kém thì phải chịu mức lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro cho mình.
đạo đức xã hội của nhà kinh doanh ngân hàng. Vì vậy, nó có thể coi là mục tiêu của chính sách tín dụng hoặc những qui tắc của tín dụng. Vietinbank Thái
Bình xác định động cơ hoạt động kinh doanh của mình gắn liền với các mục
tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia và cũng nhu bất kỳ một doanh nghiệp nào thì mục tiêu sống còn cũng là lợi nhuận. Do đó, để đảm bảo một
sự phát triển cân đối của nền kinh tế, NHNN đã can thiệp vào hoạt động tín dụng và Vietinbank Thái Bình phải tuân thủ theo sự điều tiết này.
• Thứ hai: hoàn thiện mô hình quản trị điều hành.
Ban quản trị điều hành Vietinbank Thái Bình là một bộ phận có mô hình hoạt động chặt chẽ gắn liền với từng nghiệp vụ kinh doanh, đuợc phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng từng cấp thống nhất. Đánh giá đúng tầm quan trọng của công tác tín dụng, ban quản trị điều hành Vietinbank Thái Bình đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ thực hiện nghiêm túc công việc với mục đích đảm bảo an toàn không những về mặt tài sản mà còn an toàn cả về con nguời.
Quản trị điều hành đuợc thực hiện ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của Vietinbank Thái Bình nhung đuợc đặc biệt quan tâm là trong lĩnh vực hoạt động tín dụng, vì đây là lĩnh vực hoạt động xảy ra nhiều rủi ro. Với phuơng châm phòng ngừa là chính, đảm bảo an toàn trong các nghiệp vụ hàng ngày, đến nay hoạt động kinh doanh của Vietinbank Thái Bình vẫn đuợc an toàn và tiếp tục phát triển. Chất luợng tín dụng đuợc nâng cao và đã đuợc NHCTVN đánh giá là một trong những Chi nhánh có chất luợng tín dụng tốt trong những năm gần đây. Có đuợc kết quả nhu vậy là do Vietinbank Thái Bình đã có mô hình quản trị hiệu quả và ngày đuợc hoàn thiện, thể hiện qua các mặt sau:
- Ban điều hành đuợc phân cấp từng mảng nghiệp vụ, mỗi mảng nghiệp vụ có một Phó giám đốc phụ trách để đảm bảo thông tin chỉ đạo và phản hồi
những thiếu sót không đáng có; Phân công trách nhiệm cụ thể từng lãnh đạo đối với từng ngành nghề, từng lĩnh vực cho vay phù hợp với năng lực từng người để từ đó có thể phát huy hết hiệu quả trong công tác tiếp thị tín dụng cũng như trong quyết định cho vay.
- Vietinbank Thái Bình đã đưa ra những hình phạt cụ thể đối với mỗi cán bộ cho từng những sai phạm do chính cán bộ gây ra nhằm mục đích nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tổ chức kỹ luật của nhân viên đối với công việc.
- Ban điều hành luôn được báo cáo đầy đủ các thông tin phản hồi những khó khăn, vướng mắc về công tác tín dụng cũng chính vì tại Vietinbank Thái Bình đã áp dụng một hệ thống mạng thông tin do bộ phận quản lý rủi ro và bộ phận tín dụng cung cấp:
■ Thông tin họp giao ban hàng ngày, thông tin giải quyết hồ sơ vay vốn, thông tin về thực hiện các chỉ đạo của cấp trên, của NHCTVN.
■ Báo cáo tiến độ thực hiện mở rộng, nâng cao chất lượng tín dụng.
■ Thông tin trên mạng các mẫu biểu phòng ngừa rủi ro: báo cáo doanh nghiệp có hàng tồn kho, công nợ cao, hệ số tự tài trợ thấp, vốn luân chuyển âm và lộ trình khắc phục.
■ Thông tin cảnh báo thị trường, ngành nghề, thông tin về lãi suất, tỷ giá.
• Thứ ba: chất lượng đội ngũ nhân sự ngày càng cao.
Vietinbank Thái Bình đã nhận thức được yếu tố con người là động lực của sự phát triển, đầu tư vào con người có ý nghĩa sống còn đối với sự phát triển của NHCTVN trong quá trình cạnh tranh đáp ứng nhu cầu hội nhập. Trên cơ sở chiến lược kinh doanh, Vietinbank Thái Bình đã xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực phù hợp với định hướng phát triển.
- Nâng cao chất lượng tuyển dụng đầu vào:
Với mục tiêu cụ thể là cần phấn đấu từ nay đến 2020, Vietinbank giảm từ 10-15% lao động kém chất lượng, tăng tỷ lệ lao động có trình độ đại học
và trên đại học. Trong công tác tuyển dụng, Vietinbank Thái Bình chú trọng nguồn tuyển dụng có chất luợng nhu sinh viên tốt nghiệp từ các trường đại học uy tín trong nước, ở nước ngoài, quan tâm đến lao động có kiến thức kinh tế thị trường, kinh tế tài chính ngân hàng, pháp luật, ngoại ngữ và khả năng tin học tốt, lao động có trình độ cao.
Vietinbank Thái Bình có qui chế tuyển dụng rõ ràng và coi trọng phương pháp tuyển dụng cạnh tranh trên thị trường, qui chế tuyển dụng minh bạch, nhu cầu tuyển dụng được đăng trên các báo và tạp chí phổ biến, trên cơ sở đó loại bỏ tình trạng tuyển các trường hợp do quan hệ thân quen, chất lượng thấp vào làm việc.
Vietinbank Thái Bình đưa ra tiêu chuẩn chọn cán bộ tín dụng: cán bộ tín dụng phải có trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, trình độ quản lý và kỹ năng cá nhân, phải có kiến thức sâu rộng về kinh tế, luật pháp và các chính sách liên quan đến quyền sở hữu tài sản, đăng ký giao dịch đảm bảo, phát mại tài sản, có trình độ đại học, trên đại học, tiếng Anh trình độ C trở lên, trình độ tin học B.
- Bồi dưỡng, đào tạo chuyên sâu dài hạn và khuyến khích tự đào tạo:
Khi được tuyển dụng, cán bộ tín dụng được đào tạo tại Vietinbank Thái Bình phù hợp với lĩnh vực chuyên môn trước khi bắt đầu giao việc chính thức. Trong quá trình công tác, cán bộ được tổ chức tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên đề về quản trị rủi ro, phân tích tài chính doanh nghiệp và thẩm