Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một phần của tài liệu 0084 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thái bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 80)

2.5.2.1. Áp lực từ việc tăng trưởng và cạnh tranh

Trong xu thế cạnh tranh thị truờng không ngừng nghỉ, việc chỉ duy trì quy mô sẽ coi nhu đi thụt lùi với các đối thủ cạnh tranh, do đó các NHTM luôn luôn uu tiên định huớng phát triển quy mô tăng truởng của mình và Vietinbank Thái Bình không nằm ngoài xu thế đó. Hàng năm, với mục tiêu tăng truởng tín dụng từ 10 -15% , Vietinbank Thái Bình phải nỗ lực sử dụng các biện pháp để tăng truởng tín dụng. Tuy nhiên, điều này sẽ làm tăng nguy cơ rủi ro tín dụng đối với mỗi khoản vay. Việc tỷ lệ cho vay không có tài sản bảo đảm tăng hàng năm đã thể hiện điều này, bên cạnh đó việc tăng quy mô tín dụng dẫn tới việc quản lý chất luợng mỗi khoản tín dụng cũng cần nâng cao hơn trong khi hệ thống chính sách cũng nhu đội ngũ cán bộ chua theo kịp yêu cầu thực tế.

2.5.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ

- Trình độ của cán bộ: Với xu huớng phát triển tín dụng với quy mô ngày càng rộng, đa dạng các ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi cán bộ tín dụng cũng phải có sự am hiểu nhất định đối với các ngành nghề, lĩnh vực đang thực hiện cho vay đầu tu. Xuất thân chủ yếu từ các khối ngành Kinh tế nhung khi thực hiện thẩm định, kiểm tra lại liên quan rất nhiều đến các yếu tố mang tính chuyên ngành kỹ thuật nhu thẩm định công nghệ, máy móc thiết bị, xác định định mức kinh tế kỹ thuật, giá cả của dự án còn lúng túng, gặp nhiều khó khăn. Đặc biệt đối với các ngành nghề, lĩnh vực nhu dệt may, đóng tàu, nuôi trồng thủy hải sản... cán bộ cần phải có sự hiểu biết tuơng đối kỹ thì mới thực hiện thẩm định các dự án, phuơng án một cách chính xác nhất.

các dự án đóng tàu vận tải biển tại Vietinbank Thái Bình, cán bộ tín dụng chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức về ngành đóng tàu cũng như kinh doanh vận tải biển vì vậy đã dẫn đến một loạt các vấn đề tiêu cực xảy ra sau

đó như dự án không hoàn thành do thiếu vốn, sử dụng vốn sai mục đích, tàu

hoàn thành nhưng kinh doanh thua lỗ... Điều này đã dẫn tới một loạt các doanh nghiệp phá sản, không trả được vốn vay phải xử lý tài sản.

- Tư cách đạo đức của cán bộ: Vẫn tồn tại một số không nhiều các trường hợp cán bộ tín dụng cố ý thực hiện trái quy trình tín dụng, thông đồng với khách hàng để nhằm rút nguồn vốn vay của ngân hàng. Việc thực hiện có thể thông qua bằng cách cố ý đánh giá cao giá trị tài sản bảo đảm nhằm tăng hạn mức cho vay đối với khách hàng, tìm các kẽ hở của quy định nhằm giải ngân vốn vay sai mục đích cho khách hàng.

2.5.2.3. Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro còn lạc hậu

Trong những năm trước đây, hệ thống Ngân hàng Công thương Việt Nam nói chung và Vietinbank Thái Bình nói riêng chưa quan tâm nhiều đến việc xây dựng hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro, các thông tin tín dụng chủ yếu được khai thác từ CIC và Internet.

Đối với các khách hàng vay vốn, việc phân tích rủi ro tín dụng chủ yếu dựa vào báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp. Tuy nhiên, khách hàng lại thường xuyên cung cấp báo cáo tài chính chậm hơn so vơi quy định và việc cung cấp báo cáo tài chính thực tế đã đi sau việc hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. Mặt khác, theo quy định thì báo cáo tài chính của khách hàng phải được kiểm toán bởi bên thứ ba có đủ chức năng thẩm quyền, tuy nhiên hầu hết các khách hàng đều không đáp ứng tiêu chí này , cá biệt có một số khách hàng còn tiến hành việc chỉnh sửa số liệu trong báo cáo tài chính không đúng với thực tế kinh doanh của Công ty cũng như báo cáo tài

hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính không đúng với thực tế hoạt động của khách hàng.

Ngoài ra, hệ thống tổng hợp theo dõi thông tin khách hàng cũng như thông tin về ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh của khách hàng tuy đã được triển khai nhưng hoạt động chưa hiệu qua do lượng thông tin còn sơ sài và chưa cập nhật kịp thời với diễn biến tình hình kinh tế thị trường luôn có sự thay đổi liên tục. Việc không nắm bắt được kịp thời xu hướng phát triển của ngành nghề kinh tế cũng như tình hình thực tế thị trường đã dẫn tới việc đưa ra các quyết định tín dụng không chính xác. Tại Vietinbank Thái Bình, điều này có thể thấy rõ qua 02 ngành nghề đầu tư là vận tải biển và nuôi ngao khu vực ven biển. Đối với ngành nghề nuôi ngao, thời kỳ năm 2010 - 2012 là thời kỳ thịnh vượng của nghề nuôi trồng ngao ở Thái Bình, tuy nhiên, sang năm 2013, do ảnh hưởng của thị trường mà cụ thể là việc nguồn nhập chính hàng năm là Trung Quốc không nhập ngao đã khiến ngành nuôi ngao gặp khốn đốn. Hàng loạt các Công ty, hộ kinh doanh gặp khó khăn, phần lớn bị phá sản do không tìm được đầu ra cho sản phẩm trong khi vẫn phải trả lãi và gốc cho phần vốn vay ngân hàng. Trước đó, Ngân hàng cũng đã không có những dự báo cũng như các thông tin cần thiết để “giảm nhiệt” cho việc cấp vốn vào ngành nghề này, do vậy khi thị trường xấu đi Ngân hàng phải chịu thiệt hại không nhỏ trong phần vốn vay đối với các Khách hàng không trả được nợ vay.

2.5.2.4. Chính sách và định hướng tín dụng

Trong giai đoạn hiện nay, chính sách tín dụng càng đặc biệt quan trọng bởi các ngân hàng phải thích ứng với sự thay đổi về môi trường pháp lý, môi trường kinh doanh đầy mới mẻ, đối mặt với nhiều thách thức, thậm chí có những rủi ro trước nay chưa hề lường. Trong một số thời điểm, Vietinbank Thái Bình chưa có được những định hướng phát triển cũng như chính sách áp

dụng cụ thể đối với việc tăng trưởng tín dụng đi đôi với an toàn và hiệu quả. Bài học đối với ngành vận tải biển và nuôi trông thủy sản ở ven biển chính là hệ quả tất yếu cho việc xác định chính sách và định hướng phát triển tín dụng. Do chưa xác định được rõ ràng định hướng phát triển nên việc phát triển tín dụng mang nhiều yếu tố tự phát, không rõ ràng, đầu tư dàn trải vào nhiều ngành nghề khác nhau, tập trung dư nợ tín dụng vào số ít các doanh nghiệp lớn.

2.5.2.5. Định giá tài sản bảo đảm

Việc định giá tài sản trong thời gian vừa qua chủ yếu dựa vào hồ sơ giấy tờ hoặc dự toán đối với các dự án mà chưa xem trọng yếu tố thanh khoản trong trường hợp phải xử lý tài sản. Vì vậy, một số trường hợp xảy ra rủi ro tín dụng, khách hàng không trả được nợ vay nên phải xử lý tài sản, đến thời điểm đó việc xử lý gặp nhiều khó khăn do tính chất đặc thù của tài sản là máy móc thiết bị, tài sản là bất động sản khó phát mãi theo giá trị định giá do tại thời điểm định giá đã định giá quá cao hoặc do thị trường bất động sản tại thời điểm phát mãi đang trong tình trạng “ đóng băng”, tài sản phát mãi đang trong quá trình xây dựng dở dang... Như vậy, việc nhận nhiều tài sản thế chấp nhưng không chú ý đến yếu tố thanh khoản của tài sản sẽ dẫn đến việc không xử lý được tài sản khi phát mãi hoặc giá trị thu về khi tài sản được xử lý không đủ để trả toàn bộ khoản vay của khách hàng.

2.5.2.6. Kiểm soát sau vay

Hiện nay, việc đánh giá kiểm soát chất lượng tín dụng tại Vietinbank Thái Bình mới đang thực hiện tương đối tốt ở khâu đánh giá Khách hàng trước khi cấp tín dụng. Trên lý thuyết, đây là một trong những khâu quan trọng nhất để đánh giá việc hiệu quả sử dụng vốn cũng như mục đích sử dụng vốn của khách hàng. Tuy nhiên, thực tế tại Vietinbank Thái Bình đã thực hiện chưa tốt, đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra các rủi ro tín dụng cũng như các tồn tại trong công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietinbank

Thái Bình.

Một phần của tài liệu 0084 giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại NHTM CP công thương việt nam chi nhánh thái bình luận văn thạc sỹ kinh tế (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(117 trang)
w