Công tác huy động vốn có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của ngân hàng, đảm bảo thanh khoản, tạo lợi thế cạnh tranh cho ngân hàng về chi phí vốn, cũng như ảnh hưởng các nghiệp vụ khác. Muốn mở rộng tín dụng cần phải tăng cường huy động vốn, cơ cấu huy động vốn có quyết định đến cơ cấu tín dụng.
Trong những năm gần đây, Vietinbank Thái Bình luôn nỗ lực, áp dụng nhiều giải pháp đồng bộ để tăng cường huy động vốn - được xem là nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu:
- Mở rộng mạng lưới các phòng giao dịch và mạng lưới máy rút tiền ATM, tăng cường phát hành thẻ ATM, cung cấp các dịch vụ ngân quỹ như chi trả lương qua bao thư, tài khoản, thu, giao tiền tận nơi.
- Cải tiến chất lượng phục vụ cả trong thanh toán nội địa và quốc tế, dịch vụ teller, ngân quỹ, chuyển tiền... Cung cấp thêm các dịch vụ tiện ích cho khách hàng như truy vấn thông tin về tài khoản của khách hàng bằng điện thoại, qua mạng Internet, thanh toán qua Ipay ...
- Mở rộng nhiều hình thức huy động vốn như tiết kiệm có kỳ hạn linh hoạt, không kỳ hạn, thưởng theo kỳ hạn... Sử dụng các tài khoản đầu tư tự động đối với các doanh nghiệp, sử dụng lãi suất ưu đãi linh hoạt cho từng đối tượng...
Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn giai đoạn 2013 - 2015
2013 2014 2015 6 tháng đầu năm 2016 Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ Giá trị (tỷ đồng) Tỷ lệ
Trên địa bàn tỉnh Thái Bình có sự cạnh tranh tương đối mạnh mẽ về lãi suất với các hình thức khuyến mãi hấp dẫn của các ngân hàng, đặc biệt là nhóm 04 Ngân hàng thương mại lớn (Vietinbank, Vietcombank, BIDV, Agribank) . Do đó công tác huy động vốn càng trở nên khó khăn, cạnh tranh lãi suất giữa các NHTM rất gay gắt và biến động liên tục do các nguyên nhân sau:
- Tiền gửi thanh toán từ các tổ chức kinh tế giảm vì nguồn vốn của các công ty thường tập trung vào thời điểm cuối tháng 12 năm trước, làm số dư tiền gửi tăng lên nhưng sau đó chuyển tiền đi vào tháng 01 năm sau.
- Trong khoảng thời gian từ năm 2013 - 2015, NHNN liên tục điều chỉnh giảm trần lãi suất huy động đối với các tổ chức tín dụng, do đó các NHTM cũng phải điều chỉnh giảm lãi suất huy động tại tất cả các kỳ hạn, điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý cũng như quyền lợi của người gửi tiền, đặc biệt là bộ phận là người dân.
Xác định được những khó khăn như trên, Vietinbank Thái Bình đã thực hiện các biện pháp điều chỉnh cũng như định hướng trong công tác huy động vốn, một mặt thực hiện linh hoạt các chương trình ưu đãi nhằm thu hút lượng tiền gửi trong dân cư, mặt khác có những chính sách “lôi kéo”, tiếp thị các nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế, cơ quan, doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự tăng trưởng nguồn vốn ổn định qua các năm.
Bảng 2.2: Cơ cấu và tình hình huy động vốn giai đoạn 2013 - 2015 và 6 tháng đầu năm 2016
tượng gửi tiền 6 4.734 5.064 5.716 1.Cá nhân 6 3.53 %93 3.808 %80 4.370 %86 4.684 %82 2.Tổ chức 25 0 7 % 926 20 % 694 14 % 1.032 18 %
II. Cơ cấu nguồn theo kỳ hạn 6 3.78 4.734 5064 5.716 l.Không kỳ hạn 17 5 5 % 230 334 7% 454 8% 2.Có kỳ hạn 1 3.61 %95 4.504 %95 4.730 %93 5.262 %92 < 12 tháng 1 2.96 %82 3.511 %78 3.200 %68 3.435 %65 > 12 tháng 65 0 18 % 993 22 % 1.530 32 % 1.827 35 %
Biểu đồ 2.3: Cơ cấu nguồn vốn theo đối tượng gửi tiền
Như vậy, có thể thấy lượng tiền gửi trong dân cư luôn chiếm tỷ lệ rất cao (thấp nhất là 80% vào năm 2014 và cao nhất là 93% vào năm 2013). Đây là nguồn vốn huy động chủ yếu của các NHTM nói chung và Vietinbank Thái Bình nói riêng.
Về cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn, với việc lãi suất tiền gửi được duy trì tương đối ổn định ở kỳ hạn dưới 12 tháng nên tỷ lệ các khoản tiền gửi thuộc kỳ hạn dưới 12 tháng được duy trì tương đối ổn định qua các năm. Tỷ lệ các khoản tiền gửi kỳ hạn trên 12 tháng có xu hướng gia tăng qua từng năm, điều này sẽ góp phần giúp Vietinbank Thái Bình chủ động trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đồng thời cũng đòi hỏi phải sử dụng linh hoạt nguồn vốn để tránh việc ứ đọng vốn gây lãnh phí và làm giảm lợi nhuận.
Năm dụng (tỷ đồng)Tong dư nợ tín trưởngTăng Tong tàisản (tỷ đồng) Tỷ lệ dư nợ/tổng tài sản (%) 2013 2.933 4 4.06 72% 2014 3.505 % 120 6 5.05 69% 2015 3.867 % 110 8 5.31 73% 6 tháng đầu năm 2016 4.23 6 110 % 5.95 0 71 % Biểu đồ 2.4: Cơ cấu nguồn vốn theo kỳ hạn
(Đơn vị: Tỷ đồng)
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013,2014,2015 và 6 tháng đầu năm 2016 của Vietinbank Thái Bình)
2.2.2. Hoạt động tín dụng
Hoạt động cho vay là hoạt động chủ yếu và là lĩnh vực tạo ra nhiều lợi nhuận nhất nhung cũng là lĩnh vực xảy ra rủi ro cao nhất trong hoạt động ngân hàng. Hoạt động kinh doanh của Vietinbank Thái Bình không nằm ngoài quy luật đó, nhiệm vụ kinh doanh của chi nhánh là làm sao có thể đáp ứng đủ nhu cầu vốn cho sự phát triển kinh tế một cách hiệu quả và mang lại lợi nhuận, nhung đồng thời phải có biện pháp hạn chế tối đa rủi ro xảy ra. Để đánh giá cụ thể về sự chuyển biến trong hoạt động tín dụng, chúng ta có thể xem xét thông qua một vài số liệu minh họa ở bảng sau:
8 3
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013,2014,2015 và 6 tháng đầu năm 2016 của Vietinbank Thái Bình)
Biểu đồ 2.5: Tăng trưởng dư nợ và tổng tài sản
(Đơn vị: Tỷ đồng)
—♦—Dư nợ
M Tổng tài sản
Trong giai đoạn năm 2013 - 2015 và 6 tháng 2016, tốc độ tăng trưởng dư nợ của Vietinbank Thái Bình đều ở ngưỡng từ 10% đến 20%, điều này phù hợp với định hướng phát triển của NHNN và hệ thống NHCT. Song song với việc tăng trưởng dư nợ thì tổng tài sản cũng tăng qua các năm và đảm bảo tỷ lệ dư nợ trên tổng tài sản luôn đạt ở mức khoảng 70%. Đây là tỷ lệ an toàn cho các TCTD nhằm đảm bảo quản trị rủi ro và an toàn thanh khoản ở mức tốt nhất.
2.2.3. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh
Dư nợ 2.93 3 3.50 5 3.86 6 4.23 5 - Ngắn hạn 1.91 0 2.37 8 2.75 6 3.11 1 - Trung dài hạn 1.02 3 1.12 7 1.11 0 1.12 4
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013,2014,2015 và 6 tháng đầu năm 2016 của Vietinbank Thái Bình)
Giai đoạn năm 2013 và năm 2014 là giai đoạn Vietinbank Thái Bình đạt kết quả cao về lợi nhuận. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là trong thời gian này, Vietinbank đã xử lý thành công một loạt các khoản nợ đã được trích lập dự phòng rủi ro từ các năm trước, điều này đã mang lại khoản lợi nhuận tăng thêm đáng kể ngoài hoạt động kinh doanh. Theo báo cáo thường niên năm 2013 và 2014, nguồn thu từ việc xử lý các khoản nợ ngoại bảng lần lượt là 97 tỷ đồng và 53 tỷ đồng. Năm 2015, mặc dù chịu nhiều sức ép từ sự cạnh tranh của các NHTM khác trên địa bàn và không có sự tăng nguồn thu từ các khoản khác nhưng lợi nhuận của Vietinbank Thái Bình vẫn đạt ở mức tương đối cao, đứng thứ 2 trong số các NHTM trên địa bàn Thái Bình.
2.3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH THÁI BÌNH
2.3.1. Thực trạng hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình
2.3.1.1. Cơ cấu dư nợ theo thời gian vay
Trong giai đoạn 2013 - 2015, Vietinbank Thái Bình định hướng phát triển tín dụng là tập trung khai thác khách hàng mới, tăng trưởng tín dụng ngắn hạn, duy trì các khoản vay dài hạn. Kết quả hoạt động tín dụng trong giai đoạn này đã phản ánh đúng định hướng tín dụng của Ban Lãnh đạo Vietinbank Thái Bình đã đề ra ban đầu.
Bảng 2.5: Cơ cấu dư nợ theo thời gian vay
3 5 6 - VNĐ 2.14 0 2.60 6 2.94 5 3.251 - Ngoại tệ quy đổi VNĐ 793 89 9 921 984
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013,2014,2015 và 6 tháng đầu năm 2016 của Vietinbank Thái Bình)
Từ năm 2013 đến thời điểm 30/6/2015, dư nợ của các khoản vay trung dài hạn gần như được duy trì ở quanh mức 1.100 tỷ đồng; trong khi đó dư nợ của các khoản vay ngắn hạn luôn tăng qua các năm, từ 2.933 tỷ đồng vào năm 2013 đã tăng lên 4.235 tỷ đồng vào thời điểm 30/6/2016. Quá trình thay đổi và tăng trưởng của các khoản vay ngắn hạn và trung dài hạn được thể hiện rõ hơn ở biều đồ dưới đây:
Biểu đồ 2.6: Cơ cấu dư nợ theo thời gian vay
2.3.1.2. Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền
Là 1 trong những hệ thống NHTM lớn nhất của Việt Nam, hệ thống NHCT nói chung và Vietinbank Thái Bình nói riêng luôn tìm cách nâng cao và đa dạng các dịch vụ nhằm phục vụ tối đa nhu cầu của khách hàng, trong đó có việc định hướng phát triển tín dụng đối với các khoản vay ngoại tệ đối với các khách hàng có nguồn thu ngoại tệ từ xuất khẩu và/hoặc có nhu cầu vay ngoại tê.
Bảng 2.6: Cơ cấu dư nợ cho vay theo loại tiền
4 % 6 3 % 2014 1.16 5 3β %^ 1.04 7 30% 1.29 3 37 % 3.505 2015 1.17 5 30 % 1.28 8 33% 1.40 3 36 % 3.866 6 tháng đầu năm 2016 1.16 5 28 % 1.62 0 38% 1.45 0 34 % 4.235
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2013,2014,2015 và 6 tháng đầu năm 2016 của Vietinbank Thái Bình)
Ngoài việc tập trung tăng trưởng dư nợ đối với các khoản vay VNĐ thì Vietinbank Thái Bình cũng chú ý đến việc tăng trưởng các khoản vay ngoại tệ. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng sẵn có đối với các hoạt động kinh tế ở Thái Bình là tỉnh có ngành dệt may xuất khẩu tương đối phát triển. Trong thời gian tới, Vietinbank Thái Bình có định hướng tập trung hơn nữa vào lĩnh vực này nhằm tăng dư nợ của các khoản vay ngoại tệ để thu hút nhiều hơn nguồn ngoại tệ do các doanh nghiệp xuất khẩu mang lại.
2.3.1.3. Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Bảng 2.7: Cơ cấu dư nợ cho vay theo thành phần kinh tế
Thời gian trước đây, hệ thống NHCT chủ yếu phục vụ khách hàng là doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có vốn góp nhà nước, doanh nghiệp lớn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, chính sách của NHCT nói chung và Vietinbank Thái Bình nói riêng đã có một sự thay đổi nhằm mở rộng khai thác thị trường bán lẻ đầy tiềm năng phát triển, tăng cường mở rộng cung ứng dịch vụ, tín dụng cho khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng cá nhân. Trên cơ sở bám sát chủ trương định hướng lại chính sách tín dụng của NHCT theo hướng tập trung mở rộng đầu tư cho khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước
ngoài, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, giảm dần tỷ trọng đầu tư cho các doanh nghiệp nhà nước, cùng với tình hình thực tế tại địa bàn và tại chi nhánh; Vietinbank Thái Bình đã chủ trương dịch chuyển đầu tư sang nhóm các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các khu công nghiệp, khu chế xuất, các doanh nghiệp tại các làng nghề..., hạn chế cho vay các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả
Tại Vietinbank Thái Bình, việc mở rộng cung ứng dịch vụ, tín dụng cho đối tượng khách hàng thể nhân và khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ đã có những chuyển biến rõ rệt, tỷ lệ dư nợ theo các đối tượng khách hàng này đã tăng
lên rõ rệt. . Điều này có thể thấy qua bảng số liệu trên, từ năm 2013 đến thời điểm 30/6/2016, dư nợ cho vay đối với khách hàng DNNVV tăng đáng kể từ 1.286 tỷ lên 1.620 tỷ, chiếm 38% tổng dư nợ tín dụng tại thời điểm 30/6/2016. Bên cạnh đó là cũng sự gia tăng lớn của khối KHCN và doanh nghiệp siêu vi mô, tại thời điểm 30/6/2016 dư nợ đạt 1.451 tỷ đồng chiếm 34% tổng dư nợ.
Biểu đồ 2.7: Sự biến động trong cơ cấu dư nợ vay theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Tỷ đồng
Nhìn biểu đồ 2.7 ta có thể thấy rõ hơn định hướng phát triển tín dụng của Vietinbank Thái Bình trong những năm qua. Cùng với sự gia tăng của tổng dư nợ tín dụng thì dư nợ đối với khối KHDN NVVvà KHCN - KH khác cũng có sự biến động lớn, và khối KHDN lớn không có sự biến động đáng kể từ năm 2014 đến thời điểm tháng 6/2016.
Nhìn chung, cơ cấu cho vay hiện nay tuy đã có sự chuyển biến tích cực và phù hợp với định hướng phát triển tín dụng của Vietinbank Thái Bình, tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số điểm chưa hợp lý. Dư nợ của khối KHDN lớn tại thời điểm tháng 6/2016 đạt 1.165 tỷ đồng, chiếm 28% tổng dư nợ tập trung chủ yếu vào mốt số khách hàng. Điều này tiềm ẩn rủi ro tín dụng khá lớn đối với Vietinbank Thái Bình trong trường hợp các khách hàng này xảy ra rủi ro tín dụng thì sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động chung của ngân hàng. Vì vậy trong thời gian tới ngoài việc tăng trưởng dư nợ tín dụng chung của Chi nhánh thì Vietinbank Thái Bình cần có định hướng phát triển tín dụng theo hướng tập trung vào phát triển tín dụng khối KHDN NVV và KHCN nhằm san sẻ rủi ro tín dụng và ổn định chất lượng tín dụng.
2.3.2. Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phầnCông thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình Công thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình
2.3.2.1. Thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Thái Bình
• Thứ nhất, chú trọng xây dựng chính sách tín dụng an toàn và hiệu quả: Chính sách tín dụng là một hệ thống các biện pháp liên quan đến việc khuyếch trương hoặc hạnchế tín dụng để đạt mục tiêu đã được hoạch định và hạn chế rủi ro, bảo đảm an toàn trong hoạt động kinh doanh tín dụng. Chính vì vậy, trong hoạt động kinh doanh tín dụng, Vietinbank Thái Bình đã xây dựng mục tiêu của chính sách tín dụng là lợi nhuận, an toàn và lành mạnh.
năng động, chú trọng tìm kiếm đầu ra và áp dụng mức lãi suất cạnh tranh ngang bằng với các NHTM khác. Bên cạnh đó, Vietinbank Thái Bình cũng chú trọng thu hút khách hàng, mở rộng quan hệ tín dụng, tiếp thị và tuyên truyền quảng cáo.
Sự an toàn: Mục tiêu an toàn và lợi nhuận là hai mục tiêu mâu thuẫn
nhau trong chính sách tín dụng. Nếu một chính sách tín dụng có lợi nhuận cao thuờng kéo theo sự an toàn thấp và nguợc lại. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh tín dụng, Vietinbank Thái Bình đã xây dựng chính sách tín dụng khá bài bản:
Chính sách tín dụng qui định về qui mô và giới hạn tín dụng, tỷ trọng tín dụng trong tổng tài sản có; Qui định các loại hình tín dụng, đa dạng hóa lĩnh vực tài trợ để có thể nắm bắt đuợc nhịp đập của nền kinh tế, phân tán rủi ro, song Vietinbank Thái Bình cũng chọn các ngành có thế mạnh để làm mũi nhọn tài trợ cho mình cho mình, tránh sự cạnh tranh gây gắt với các ngân hàng khác.
Chính sách tín dụng qui định rõ ràng trách nhiệm giữa các khâu thẩm định, cho vay và theo dõi nợ vay; Qui định về việc xử lý nợ trong các truờng